[DOWNLOAD] 9 Mẫu KPI cho mọi phòng ban doanh nghiệp mới nhất
Các lưu ý khi sử dụng mẫu KPI cho các bộ phận
KPI là chỉ số dùng để đo lường, đánh giá hiệu quả của mỗi nhân viên và toàn doanh nghiệp. Các tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ số hiệu suất công việc KPI ở nhiều cấp độ khác nhau để vừa làm mục tiêu, vừa làm thước đo tiến độ và kết quả công việc của từng người. Vì vậy, các chuyên gia kinh doanh và CEO cần xác định và xây dựng hệ thống KPI một cách chính xác, phù hợp và hiệu quả với công ty.
Hãy cùng CoffeeHR tham khảo 9 mẫu KPI cho các phòng ban trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Các lưu ý khi sử dụng mẫu KPI cho các bộ phận
KPI là 1 công cụ được ban quản lý và lãnh đạo xây dựng nhằm đánh giá hiệu quả công việc của cấp dưới. Khi thiết lập File KPI cho những vị trí, phòng ban, bộ phận trong đơn vị cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
- Không nên lạm dụng KPI quá mức, mà chỉ nên xây dựng mẫu KPI giúp nhân viên nắm được trọng tâm công việc. Từ đấy nhân viên sẽ tập trung sức lực, thời gian để đem lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
- Điều hành cần mang chiến lược cụ thể lúc xây dựng KPI, điều này sẽ giúp định hướng chỉ tiêu cho nhân viên và tổ chức được đồng nhất.
- Công ty đặt ra chỉ số KPI đều có thể quy ra đơn vị tính. Từ đó nhà điều hành mới có thể đánh giá nhân viên công bằng, chính xác và tiện lợi theo dõi hiệu quả công việc của họ hơn.
- KPI phải được thường xuyên coi xét và thay đổi phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp và thực tế năng lực nhân viên.
>>> Tìm hiểu thêm: KPI là gì? Tìm hiểu chi tiết về chỉ số KPI
Mẫu KPI dành cho cấp Quản lý và Bộ phận nhân viên
Tiêu chí xây dựng chỉ số hiệu suất KPI cá nhân sẽ có sự khác biệt theo từng vị trí của cá nhân trong tổ chức (cấp quản lý, hay chỉ là nhân viên thông thường). Cụ thể:
KPI cho cấp quản lý thường từ 10-15 KPIs được phân chia từ KPI chiến lược của doanh nghiệp đưa xuống. Từ đây, những mẫu KPI này có thể được chia xuống cho các nhân viên cấp dưới.
KPI bộ phận nhân viên thường sẽ ít hơn KPI dành cho cấp Quản lý, và thường nghiêng về KPI chuyên môn.
Tải ngay:
Mẫu KPI cấp Quản lý và Bộ phận nhân viên
>>> Tham khảo thêm: [Đánh giá] Top 10 phần mềm quản lý KPI hiệu quả nhất năm 2022
Mẫu KPI cho phòng Kinh doanh
Trong mỗi doanh nghiệp, bộ phận kinh doanh được coi là bộ phận thực chiến của công ty.
Họ là những người cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng và mang lại đơn hàng, doanh số cho doanh nghiệp; đồng thời, họ cần cung cấp các thông tin giúp doanh nghiệp đưa ra được quyết định đúng đắn trong việc vận hành và phát triển kinh doanh.
Một bảng KPI mơ hồ, không được xác định rõ ràng, thiếu khoa học sẽ làm công việc cá nhân, đội nhóm bị đứt gãy, trì hoãn. Thậm chí, nhân viên sẽ rơi vào tình trạng chán nản, giảm tinh thần làm việc, còn doanh nghiệp có xu hướng suy giảm nguồn lực nhân sự nếu như sự phân bổ khối lượng công việc và lợi ích không thỏa đáng.
>>> Tìm hiểu thêm:
- Cách lập KPI chuẩn cho doanh nghiệp
- OKR và KPI là gì? Sự khác biệt giữa hai chỉ tiêu đo lường
Do đó, KPI của phòng Kinh doanh cần được xác định đầu tiên trong tất cả các chỉ tiêu hiệu suất tại các phòng ban của một doanh nghiệp, tổ chức trước khi bắt đầu một chiến lược sản phẩm mới, giới thiệu sản phẩm, chiến lược mở rộng thị trường, chăm sóc khách hàng,…
Tùy thuộc vào từng ngành nghề, mục tiêu và tầm nhìn mà doanh nghiệp xây dựng KPI cho phòng kinh doanh để thúc đẩy lợi nhuận cho doanh nghiệp và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Sau đây là các mẫu KPI cơ bản thường được áp dụng cho phòng kinh doanh:
- Mức tăng trưởng doanh thu hàng tháng
- Lượng email, cuộc gọi của từng nhân viên bán hàng
- Cơ hội bán hàng được tạo ra
- Phần trăm chuyển đổi khách hàng tiềm năng
- Doanh thu theo từng phương thức liên hệ
- Thời gian chuyển đổi trung bình
- Giá trị vòng đời khách hàng
- Chỉ số MRR mới và mở rộng
- Giá trị của toàn bộ phễu bán hàng
- Doanh số mục tiêu và từng khu vực
- Giá trị trung bình của đơn hàng
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân
- Tỷ lệ giữ chân khách hàng và mất khách hàng
- Hiệu suất sản phẩm và của đại diện bán hàng
- …
Tải ngay:
Mẫu KPI cho phòng kinh doanh
Mẫu KPI cho bộ phận Marketing
Marketing là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp nào. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cho doanh nghiệp giữ vững thương hiệu trên thị trường.
KPI cho marketing thường sử dụng để đo lường về tiến độ làm việc của bộ phận Marketing so với kế hoạch, mục tiêu đã đề ra. Điều này giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược chi tiêu ngân sách tối ưu hơn. Do đó, việc xác định một bộ KPI hữu ích là rất cần thiết để bộ phận Marketing trong doanh nghiệp được phát triển mạnh mẽ.
Dưới đây là những KPI trong phòng Marketing cần quan tâm:
- Ngân sách quảng cáo
- Chi phí cho một khách hàng tiềm năng
- Tỷ lệ khách tương tác qua các bài quảng cáo
- Tỷ lệ chuyển đổi khách truy cập
- Tỷ lệ lưu lượng truy cập trang web và khách hàng tiềm năng
- Số lượng người theo dõi trên các trang mạng xã hội
- Tỉ lệ nhận biết thương hiệu của khách hàng trên các kênh truyền thông đại chúng
- …
Tải ngay:
Mẫu KPI phòng Marketing
KPI cho Sale
Trong doanh nghiệp, đội ngũ Sale là những người làm việc trực tiếp với khách hàng mỗi ngày mang lại doanh số cho doanh nghiệp và đưa thương hiệu của doanh nghiệp trực tiếp đến với khách hàng. Bộ phận Sale thường làm việc bên ngoài, do đó việc quản lý, kiểm soát kết quả công việc là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp.
KPI chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp khắc phục tình trạng đó. Một bộ KPI khoa học chính là động lực giúp đội kinh doanh của doanh nghiệp có nhiệt tình hơn trong công việc. Để từ đó lên kế hoạch và triển khai thực hiện công việc theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Đồng thời, một bộ KPI đánh giá bộ phận Sale giúp doanh nghiệp theo dõi doanh số trong kỳ, tỷ lệ thu hút khách hàng, chuyển đổi khách hàng tiềm năng, giá trị hợp đồng,…của từng cá nhân, đội nhóm, điểm bán, chi nhánh…trong doanh nghiệp.
Những nội dung thường có trong biểu mẫu KPI cho bộ phận Sale:
- Doanh thu mục tiêu
- Tăng trưởng doanh thu hàng tháng
- Tỷ suất lợi nhuận trung bình
- Số lượng hàng bán
- Cơ hội bán hàng
- Tỷ lệ huỷ đơn hàng
- Tổng doanh thu bán hàng
- Giá trị đơn hàng
- Số đơn thành công/Số khách hàng tiềm năng
- Chỉ số tiếp cận khách hàng
- Chỉ số hài lòng của khách hàng
- Mục tiêu trong tương lai
- …
Tải ngay:
Mẫu KPI cho Sales
KPI bộ phận SEO
Thông thường SEO là một đường đua đòi hỏi thời gian lâu dài và khối lượng công việc cực kì lớn. Việc lập KPI cho bộ phận SEO để theo dõi hiệu suất của các hoạt động tiếp thị trực tuyến giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Chỉ số KPI SEO tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp được xuyên suốt các giai đoạn chiến dịch, thu hút nhiều lượng truy cập tự nhiên và tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Do đó, các công ty sử dụng SEO như một công cụ đắc lực để thu hút nhiều lượng truy cập tự nhiên hơn qua đó tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng.
Dưới đây là các yếu tố quan trọng trong biểu mẫu KPI SEO:
- Tỷ lệ ghé thăm/thoát trang
- Tỷ lệ truy cập tự nhiên
- Tỷ lê thời gian giữ được chân khách hàng tại trang
- Xếp hạng từ khóa
- Tổng số lần hiển thị và số lượt xem của khách
- Liên kết, backlink
- Lượng khách truy cập mới
- …
Tải ngay
Mẫu KPI phòng SEO
Mẫu KPI cho phòng Nhân sự
Nhân sự là bộ phận quản lý về con người và các yếu tố liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Họ thường đảm nhiệm các công việc như đào tạo, tuyển dụng,.. Vì thế, tùy vào từng chức năng và vai trò của bộ phận nhân sự mà doanh nghiệp sẽ đưa ra các chỉ số KPI khác nhau.
Các yếu tố không thể thiếu trong bảng KPI của phòng nhân sự:
- Tổng chi phí chăm sóc sức khỏe
- Bảo hiểm lao động
- Thời gian làm việc của nhân viên
- Số lượng vị trí tuyển dụng
- Chi phí Nhân sự
- Ngân sách Nhân sự
- Tỷ lệ vắng mặt
- Truyền thông nội bộ
- Quản lý tài sản
- …
Tải ngay:
Mẫu KPI phòng nhân sự
KPI phòng Tài chính – Kinh doanh
Đây là bộ phận trực tiếp kiểm soát, theo dõi vấn đề tài chính của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng KPI cho phòng tài chính giúp nhà quản lý có thể phát hiện các vấn đề trong ngắn hạn và các xu hướng trong dài hạn. Từ đó, có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để giúp doanh nghiệp hoạt động liên tục, không bị gián đoạn, đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ.
Bảng đánh giá KPI mẫu phòng tài chính bao gồm các nội dung sau:
- Giá trị hiện tại dòng
- Giá trị tương lai
- Doanh thu
- Lợi nhuận gộp
- Lợi nhuận thuần
- EBIT
- Số lượng nhân sự
- Vốn lưu động
- Vốn cố định
- Chi phí phát sinh trong kỳ
- …
Tải ngay
Mẫu đánh giá KPI phòng tài chính – kinh doanh
Mẫu đánh giá KPI trong quản lý dự án
Quản lý dự án là nhiệm vụ quan trọng của cấp quản lý, nhằm mục đích đảm bảo được tiến độ dự án, kiểm soát ngân sách không vượt quá dự kiến,… Để làm được điều này, các nhà quản lý cần lập kế hoạch KPI thật khoa học, giúp tăng năng suất làm việc của nhân viên, đảm bảo chất lượng nghiệm thu sản phẩm dự án.
KPI quản lý dự án bao gồm các yếu tố sau:
- Xác định yêu cầu
- Phân tích tính khả thi
- Nghiên cứu thị trường
- Quản lý nguồn vốn
- Hoàn thiện các thông số kỹ thuật
- Triển khai các kênh thương mại
- Hợp đồng
- Khai trương
- Hàng hóa, sản phẩm
- Thiết kế
- Sản phẩm dự án
- …
KPI cho các Doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ
Chỉ số hiệu suất KPI được coi là bộ công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp bán lẻ đánh giá hoạt động kinh doanh, từ đó hoạch định các kế hoạch bán lẻ hiệu quả, thúc đẩy hoạt động buôn bán phát triển.
Bộ chỉ số KPI doanh nghiệp bán lẻ bao gồm:
- Giá trị hàng hóa
- Lợi nhuận gộp
- Tỷ lệ duy trì khách hàng
- Mạng lưới bán hàng
- Bán hàng trực tuyến
- Bán hàng ngoại tuyến
- Giá bán lẻ
- Khách đến cửa hàng
- Lưu lượng truy cập trang web
- Tỷ lệ mua khách truy cập
- …
Tải ngay File KPI mẫu cho các phòng ban
Cách thiết lập KPI
TẠM KẾT
Có thể thấy, các chỉ số hiệu suất (KPI) là những thông số rất quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý có được cái nhìn tổng quan về mức độ hoạt động của các bộ phận trong quá trình làm việc.
Trên đây là 9 mẫu KPI chuẩn nhất cho cá nhân cũng như các phòng ban trong doanh nghiệp. CoffeeHR hy vọng những thông tin trong bài viết này có thể hữu ích, giúp doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu xuất làm việc của nhân viên và các phòng ban, đưa ra những quyết định, hành động khuyến khích phù hợp cho từng đối tượng. Từ đó có thể xây dựng được những chiến lược phù hợp, đảm bảo tổ chức, giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng và đạt được các mục tiêu của họ đã đề ra.
Với CoffeeHR, chúng tôi mang đến Giải pháp Quản lý nhân sự từ xa toàn diện: Phần mềm tuyển dụng, Phần mềm quản lý chấm công, Phần mềm tính lương, Phần mềm quản lý đào tạo, Quản lý hội nhập và nghỉ việc,…
Liên hệ ngay CoffeeHR để nhận được DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự