DỰ KIẾN LỊCH THI ĐẤU SEA GAMES 32

Dự kiến lịch thi đấu SEA Games 32  - Ảnh 1.

SEA Games 32 với khẩu hiệu “Thể thao – Sống trong hòa bình” sẽ diễn ra ở Thủ đô Phnom Penh cùng 4 địa phương khác là Siêm Riệp, Sihanoukville, Kep và Kempot. 

Dự kiến lịch thi đấu SEA Games 32: Bóng đá mở màn Đại hội

Theo lịch thi đấu dự kiến của Ban tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á thì môn khởi tranh đầu tiên của SEA Games 32 là môn Bóng đá (sẽ diễn ra vào ngày 29/4/2023).

Tiếp sau đó là các môn; thuyền buồm (sailing), khúc côn cầu trong nhà (hockey) sẽ bắt đầu từ ngày 1/5/2023.

Ngày khai mạc của Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games 32) là ngày 5/5/2023 và bế mạc là ngày 17/5/2023.

Khác với lịch thi đấu của SEA Games 31 tại Việt Nam, chương trình thi đấu của SEA Games 32 không có môn nào kết thúc trước khi Lễ khai mạc được diễn ra.

Môn có số ngày thi đấu ít nhất là bóng rổ 3×3 (2 ngày; diễn ra ngày 6 và 7/5). Tiếp sau môn này, môn karate và môn jujitsu chỉ thi đấu trong 3 ngày.

Trong khi đó, môn điền kinh được quan tâm nhất sẽ diễn ra từ ngày 8 tới 13/5 nhưng phải tới ngày 16/5, các nội dung đi bộ và marathon mới thi đấu để khép lại môn đấu. Còn môn Bơi sẽ thi đấu từ ngày 6 tới 11/5.

Trước khi Lễ khai mạc của SEA Games 32 diễn ra, có 10 môn, phân môn đã thi đấu sớm.

Ngày cuối tranh tài của SEA Games 32 là ngày 16/2 sẽ có nhiều nội dung của 22 môn thể thao.

Một sự thú vị là các trận chung kết bóng đá nam và bóng đá nữ sẽ diễn ra vào ngày 14-2 chứ không phải vào ngày cuối của SEA Games 32.

Ngày khai mạc và bế mạc SEA Games 32 không có bất cứ nội dung nào được tổ chức.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là lịch sơ bộ của Ban Tổ chức SEA Games 32 bởi lịch cụ thể và chi tiết các nội dung mới được quyết định chính thức sau Hội nghị Trưởng đoàn lần thứ 2 của SEA Games 32 vào tháng 3/2023.

Ở Hội nghị trưởng đoàn lần thứ 2 này, các quốc gia tham dự cũng đăng kí danh sách chính thức dự SEA Games 32 và số nội dung chính thức mình sẽ góp mặt trong 36 môn, phân môn của kỳ Đại hội trên.

SEA Games 32: Đoàn Việt Nam tranh tài 30 môn với 444 nội dung thi đấu 

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Trần Đức phấn cho biết: Tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games 32), dự kiến Campuchia sẽ tổ chức 36 môn thể thao với 583 nội dung thi đấu. 

Tuy nhiên, con số này có thể được điều chỉnh lần nữa sau khi Hội nghị trưởng đoàn lần thứ 2 diễn ra vào tháng 3 tới. 

Dựa vào điều kiện thực tế về cơ sở vật chất và lực lượng vận động viên hiện có, đoàn Thể thao Việt Nam dự kiến tham gia tranh tài ở 30 môn thể thao (gồm 444 nội dung thi đấu) và mục tiêu phấn đấu lọt vào top 3 tại Đại hội.

Để hoàn thành mục tiêu này, ngay từ đầu năm các đội tuyển đã tập trung tập luyện nghiêm túc phân bổ đều ở 4 trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia. 

Có một số đội tuyển đã đi tập huấn nước ngoài để nâng cao, hoàn thiện trình độ chuyên môn.

Cùng với đó, quá trình tập luyện của vận động viên sẽ được chuẩn bị kỹ càng, xuyên suốt từ nay cho tới ASIAD 19 diễn ra vào tháng 10 tại Hàng Châu, Trung Quốc, hướng tới nhiệm vụ “kép” trong năm 2023.

Khó khăn của hầu hết các bộ môn thi đấu SEA Games 32 chính là việc ban tổ chức nước chủ nhà đã điều chỉnh, cắt giảm khá nhiều nội dung thế mạnh của Thể thao Việt Nam như: Wushu, Bắn súng, Aerobic, Thể dục dụng cụ…

Điều này, chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới thành tích chung của đoàn Thể thao Việt Nam khi phấn đấu nằm trong Top đầu Huy chương tại SEA Games 32.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Đặng Hà Việt: Đây là kỳ SEA Games mà thể thao Việt Nam gặp khá nhiều áp lực, nhất là khi quỹ thời gian từ nay cho đến ngày khai mạc Đại hội không còn nhiều.

Ông Đặng Hà Việt cũng cho biết, Tổng cục Thể dục Thể thao đã ưu tiên, xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn cho các đội tuyển chuẩn bị cho SEA Games 32 và đã tính toán, xác định điểm rơi phong độ của các vận động viên vào đúng thời điểm diễn ra các Đại hội.

Do điều kiện thi đấu ở các địa điểm (5 địa điểm) cách khá xa nhau, có những nơi phải di chuyển bằng máy bay, do đó các thành viên đoàn Thể thao Việt Nam cũng như đội ngũ bác sĩ, phụ trách quản lý các hoạt động của đoàn rất có thể sẽ tăng hơn so với các kỳ Đại hội trước.

Hạn chế tối đa việc vận động viên vi phạm quy định về sử dụng Doping

Bên cạnh đó, rút kinh nghiệm từ SEA Games 31, ở kỳ SEA Games 32 lần này công tác Doping được lãnh đạo Bộ và ngành thể dục thể thao đặc biệt quan tâm và đưa ra nhiều yêu cầu quản lý sát sao vận động viên.

Thông tin về về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Phú, Giám đốc Trung tâm Doping – Y học Thể thao -VADA cho biết: Trung tâm sẽ cử các cán bộ đồng hành cùng các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia để tuyên truyền, kiểm soát trong việc triển khai nhiệm vụ liên quan tới Doping tới từng vận động viên.

Qua đó, hạn chế tới mức tối đa việc vận động viên Việt Nam vi phạm tới các việc sử dụng các chất Doping nằm trong danh mục cấm.

Nhận định đây là một kỳ Đại hội khá khó khăn với Thể thao Việt Nam trong việc bảo vệ vị trí dẫn đầu bảng vàng thành tích SEA Games, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương yêu cầu các bộ môn nghiên cứu, tổng hợp số liệu, thông tin để có dự báo chính xác, sát thực về khả năng đoạt huy chương, thành tích của các vận động viên cũng như lường trước được những khó khăn, những tình huống bất ngờ khi tham gia thi đấu trên nước bạn.

Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương cho rằng, quỹ thời gian từ nay đến khi Đại hội diễn ra không còn nhiều, chính vì vậy ngành thể dục thể thao cần đẩy nhanh tiến độ triển khai mọi công tác chuẩn bị từ công tác văn bản, hoàn thiện các kế hoạch tập luyện, tập huấn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các vận động viên trong tập luyện.

Thứ trưởng cũng yêu cầu phải đáp ứng các nhu cầu về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, chăm sóc hồi phục và tạo không khí tập luyện tích cực, phấn khởi cho các vận động viên…