Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Phương diện

Ngôn Ngữ Nói

Ngôn Ngữ Viết

Tình huống giao tiếp.

– Tiếp xúc trực tiếp

– Nhân vật giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc, có sự đổi vai.

– Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ

– Người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích

– Không tiếp xúc trực tiếp

– Nhân vật giao tiếp trong phạm vi rộng lớn, thời gian lâu dài, không đổi vai

– Người giao tiếp phải biết các ký hiệu chữ viết, qui tắc chính tả, qui cách tổ chức VB.- Có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ

Phương tiện ngôn ngữ

– Âm thanh

– Chữ viết

Phương tiện hỗ trợ

– Ngữ điệu

– Nét mặt, ánh mắt

– Cử chỉ, điệu bộ

– Dấu câu

– Hình ảnh minh họa

– Sơ đồ, bảng biểu

Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ

– Từ ngữ:

+ Khẩu ngữ, từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ

+ Trợ từ, thán từ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen.

– Câu: Kết cấu linh hoạt (câu tỉnh lược, câu có yếu tố dư thừa…)

– Văn bản: không chặt chẽ, mạch lạc.

– Từ ngữ:

+ Được chọn lọc, gọt giũa

+ Sử dụng từ ngữ phổ thông.

– Câu: Câu chặt chẽ, mạch lạc: câu dài nhiều thành phần.

– Văn bản: có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao.