Đặc trưng văn hóa của Hàn Quốc – Việt Rainbow Edu
Như chúng ta đã biết, Hàn Quốc ở thời điểm hiện tại đang là một trong bốn con rồng nhỏ của châu Á, một đất nước rất hiện đại và là nền kinh tế phát triển mạnh, nhưng là một đất nước mang đậm bản sắc truyền thống nên người dân Hàn Quốc vẫn giữ gìn khá nguyên vẹn và bền chặt những thói quen, quan điểm, tư tưởng, hay phong tục, tập quán của dân tộc mình. Để biết cách ứng xử, khi đến du lịch Hàn Quốc không gặp phải rắc rối với họ, du khách nên tìm hiểu trước qua bài viết này.
1. Hanbook – Quốc phục mang đậm nét văn hóa dân tộc Hàn Quốc
Nếu như Nhật Bản có Kimono, Trung Quốc có sườn xám, Việt Nam có áo dài thì Hàn Quốc cũng tự hào với Quốc phục độc đáo của mình: Hanbook. Trải qua thời gian dài lâu, biểu tượng đáng kiêu hãnh của nền văn hóa Hàn Quốc vẫn là tà áo Hanbook truyền thống với nhiều sự cách tân độc đáo cả về màu sắc, chất liệu vải cũng như kiểu dáng phù hợp từng mùa và từng đối tượng người mặc.
Dù xã hội Hàn Quốc đã phát triển nổi bật, tuy nhiên giá trị nhữngđặc trưng cơ bản của nền văn hóa truyền thống Hàn Quốc vẫn được lưu giữ không hề bị mai một. Điều nay thể hiện rõ rệt ở tầm quan trọng của bộ Quốc phục Hanbook trong cuộc sống của người dân. Trong những dịp lễ tết hay các ngày lễ kỷ niệm, phụ nữ Hàn Quốc đều xúng xính trong những bộ Hanbook rực rỡ và cầu kì nhằm tạo cho mình vẻ ngoài lịch thiệp, sang trọng.
2. Văn hóa chào hỏi
Thái độ và cử chỉ khi chào hỏi rất được người Hàn Quốc chú trọng, nụ cười và động tác gập lưng không thể thiếu trong văn hóa chào hỏi ở Hàn Quốc. Do quá trình phát triển của xã hội hiện đại cùng sự thâm nhập của văn hóa phương Tây mà ngày nay người Hàn Quốc đã thay động tác gập lưng bằng cái cúi đầu nhẹ.
Tuy nhiên, ở những trường hợp đặc biệt trang trọng hoặc thể hiện sự kính trọng với người cao tuổi, người có chức vụ cao trong xã hội thì động tác gập lưng vẫn đặc biệt được coi trọng. Người Hàn Quốc đánh giá rất cao sự nỗ lực của người nước ngoài khi cố gắng bày tỏ lời chào bằng chính ngôn ngữ Hàn Quốc: “an-nhon-ha-sae-yo” (xin chào).
Khi gặp người Hàn Quốc bạn nên cúi đầu chào và không gọi tên của người khác khi họ chưa cho phép hoặc đề nghị với bạn về điều đó. Người Hàn hay sử dụng danh thiếp đặc biệt là những người làm kinh doanh, nếu họ đưa cho bạn danh thiếp và không được nhận lại danh thiếp từ bạn thì họ nghĩ rằng bạn không muốn làm quen với họ. Bạn hãy luôn cố gắng giữ thái độ vui vẻ, khiêm tốn và tôn trọng người khác điều này sẽ để lại ấn tượng tốt với đối phương. Nụ cười và thái độ lịch sự, thân thiện trong văn hóa chào hỏi không chỉ thể hiện sự tôn trọng, tình đoàn kết cộng đồng mà còn góp phần xây dựng hình ảnh một đất nước Hàn Quốc: hiện đại, văn minh và chuyên nghiệp.
3. Văn hóa giao tiếp ứng xử
Trong những buổi họp nhóm và những bữa tiệc, bạn không nên tự giới thiệu mình trước mọi người, tốt nhất bạn nên có một người bạn đi cùng để giới thiệu bạn với những người khác. Khi ngồi ở những chỗ đông người, đàn ông nên chú ý đặt mũi giầy của mình chúc xuống và không nên vắt hai chân lên nhau trước mặt người khác. Khi gặp người lớn tuổi, bạn nên dành ra vài phút để thăm hỏi họ. Tốt nhất bạn nên ca ngợi về sức khỏe của họ.
Người Hàn Quốc nói chuyện với giọng nói khá nhỏ nhẹ và giữ im lặng một vài lần trong khi nói chuyện; đồng thời họ luôn đánh giá cao những người có thái độ khiêm tốn. Vì coi trọng thể diện nên người Hàn Quốc thường không trả lời trực tiếp, việc họ gật đầu hay nói “vâng” trong giao tiếp không có nghĩa là họ đồng ý. Trong khi giao tiếp nên chú ý không đụng chạm vào người khác trừ khi bắt tay. Người Hàn Quốc quan niệm rằng chân là bộ phận không sạch sẽ vì thế hãy chú ý đừng đụng chạm chân vào người đối diện.
4. Đặc trưng về ẩm thực Hàn Quốc – Nét đẹp văn hóa lôi cuốn và hấp dẫn
Đất nước Hàn Quốc xinh đẹp còn được biết đến với tên gọi gắn liền với một món ăn truyền thống nổi tiếng: Kim chi. Điểm đặc trưng của nền văn hóa Hàn Quốc về ẩm thực chính là những món ăn đều ít nhiều dính dáng đến “ớt”. Người Hàn Quốc đặc biệt ưa chuộng các món ăn cay, có lẽ là một đất nước có khí hậu ôn đới nên việc ăn cay sẽ giúp cơ thể giữ ấm tốt hơn, bởi vậy mà trất nhiều các món ăn làm nên “thương hiệu” Hàn Quốc đều ít nhiều đều nhuốm màu đỏ rực rỡ và hương vị cay nồng ấm áp.
5. Văn hóa tặng quà
Tại Hàn Quốc thì việc tặng quà là để thể hiện sự thân hữu và nó luôn luôn được đáp lại, tuy nhiên bạn hãy chú ý một số điều sau:
– Đối với người Hàn thì số 7 là số may mắn, nên gói quà bằng giấy màu đỏ và vàng, đảm bảo là quà tặng được gói cẩn thận, nên rao và nhận quà bằng cả 2 tay để thể hiên sự tôn trọng.
– Không được tặng quà có bội số của 4 (ở Hàn Quốc thì số 4 được cho là không may mắn), không nên gói quà bằng giấy màu xanh lá cây, trắng hoặc đen, không nên mở quà trước mặt người tặng
6. Về phong tục của người Hàn Quốc
Phong tục lối sống của người Hàn Quốc chịu sự ảnh hưởng của đạo Khổng, tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn đè nặng, người con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình. Người hàn sống rất lạc quan, khác với những bộ phim bi lụy của hàn, bạn sẽ tìm thấy những tính cách rất thú vị và ngộ nghĩnh của người Hàn. Đó là tính cách sống hưởng thụ, xã hội hàn bây giờ hiện đại và đời sống thoải mái hơn xưa rất nhiều, dân hàn sống phóng khoáng, ăn mặc trang điểm xinh đẹp.
Nghi lễ trong một đám cưới truyền thống ở Hàn Quốc: Khi kết hôn họ cũng đeo nhẫn ở ngón áp út, tay trái cho nam tay phải cho nữ. Khi tự xưng mình, họ dùng những thể thuộc cấp thấp, tỏ ý rất nhún nhường. Còn dùng rất nhiều từ kính cho người đối diện.
Phong tục hàng năm
Người Hàn Quốc vẫn tính thời gian theo lịch âm, khác với suy nghĩ của nhiều người, lịch âm luôn được điều chỉnh sao cho tương thích với lịch dương bằng phương pháp thêm ngày hay thêm cả một tháng vào một năm âm lịch hai lần trong năm năm.
Phong tục dòng họ
Theo truyền thống và phong tục của người Hàn Quốc thì các thành viên trong họ tộc có mối quan hệ rất gắn bó với nhau. Họ luôn lấy gia đình làm trung tâm, gia đình đa thế hệ ở Hàn Quốc là nơi đầu tiên mà người ta hướng về khi họ gặp khó khăn. Trong hệ thống gia tộc thì lòng tôn kính tổ tiên là rất quan trọng.
Những lễ nghi tưởng nhớ đặc biệt dành cho tổ tiên được tiến hành ngay tại nhà trong khoảng từ 1 đến 2 giờ sáng vào ngày giỗ của họ. Từ thế hệ thứ 5 trở đi, những lễ nghi như thế này được tổ chức một lần trong một năm vào ngày lễ Chusok. Vào những ngày này, con cháu đến bên mộ tổ để cúng bái.
Người Hàn Quốc rất tôn trọng lịch sử gia đình. Nếu một trong số họ thuộc về thế hệ trước, sự tôn trọng cần phải được thể hiện qua cách dùng những từ ngữ xưng hô trang trọng cũng như một số cách dùng từ nhất định ngụ ý rằng hai người này có cùng gốc gác họ hàng.
Qua đây các bạn đã nắm được thông tin cơ bản về văn hóa Hàn Quốc. Hãy trang bị cho mình những hành trang thật đầy đủ để tự mình khám phá đất nước và con người khi đến Du học tại nơi đây nhé. Viet Rainbow Edu luôn sẵn sàng làm cầu nối cho tất cả các bạn với đất nước Hàn Quốc xinh đẹp này!