Đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ
TÓM TẮT NỘI DUNG CUỐN SÁCH
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VÙNG NAM BỘ
TÁC GIẢ: NGUYỄN NGỌC THANH (Chủ biên)
1. Thông tin khái quát về cuốn sách:
Đây là công trình của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh cùng các cộng sự gồm Trương Văn Cường, Nguyễn Thẩm Thu Hà, Hồ Sỹ Lập, Sa Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Tám, Lê Thị Thỏa, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Đức Tùng.
Tác phẩm đãđược phát hành rộng rãi trên toàn quốc, do NXB Khoa học xã hội xuất bản.
Tác phẩm nằm trong bộ sách gồm 7 tập – Đặc trưng văn hóa vùng Việt Nam. Đây là tập 7 – Đặc trưng văn hóa vùng Nam Bộ.
Vùng đất Nam Bộ được biết đến là vùng đất của sự bình dị, của những con người chân chất, nhiệt tình. Nơi đây còn có những nét đặc trưng văn hóa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Cuốn sách là kết quả của các chuyến điều tra điền dã dân tộc học kết hợp với nguồn tài liệu thống kê ở Trung ương và các địa phương, bên cạnh đó nhóm tác giả có sử dụng nguồn tư liệu đã công bố trên các sách báo, tạp chí và Internet. Tuy chưa đầy đủ, nhưng qua các trang viết của cuốn sách hy vọng phần nào cung cấp cho bạn đọc những nét đặc trưng nhất của văn hóa vùng Nam Bộ.
Sách gồm 4 chương , nội dung dày gần 300 trang.
– Chương 1: Đất và Người
– Chương 2: Di tích và Danh thắng
– Chương 3: Văn hóa ẩm thực, trang phục, nhà ở, nghề thủ công
– Chương 4: Phong tục, tập quán, lễ hội, nghệ thuật dân gian
2. Nội dung cốt lõi của cuốn sách:
Các tiếp cận của cuốn sách được triển khai theo logic 4 chương
Chương 1: Đất và Người
Trong chương này, tác giả chia ra làm 2 phần
Với Đất, tác giả đã nêu ra những nét khái quát về điều kiện tự nhiên của vùng đất Nam Bộ bao gồm
– Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý,phạm vi lãnh thổ
+ Địa hình
+ Khí hậu
+ Thủy văn
+ Động thực vật
– Nam Bộ là vùng đất rộng lớn, nằm ở phía Nam của Tổ quốc, nơi ghi dấu những bước chân cuối cùng của người Việt ( Kinh ) trong hành trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Trong hệ thống phân loại 8 vùng địa lý – kinh tế, Nam Bộ gồm 2 bộ phận hợp thành là: Đông Nam Bộ và Đồng Bằng sông Cửu Long
– Về Người: tác giả giới thiệu về: dân số, thành phần tộc người và sự phân bố dân cư ở Nam Bộ – một vùng đa dân tộc, nơi định cư và sinh sống của những tộc người có lịch sử văn hóa khác biệt, đến từ khắp mọi miền trong cả nước
Chương 2: Di tích và Danh thắng
Văn hóa của vùng NamBộ được thể hiện một cách sinh động cả trên phương diện vật thể và phi vật thể.
Tác phẩm đã giới thiệu:
– 10 Di tích tiêu biểu:
+ Địa điểm chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
+ Các di tích liên quan đến khởi nghĩa Trương Định
+ Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu
+ Bến nhà Rồng
+ Nhà tù Côn Đảo
+ Căn cứ Trung ương miền Nam
+ Di tích Đồng Khởi Bến Tre
+ Địa đạo Củ Chi
+ Dinh Độc Lập
+ Khu di tích nhà mộ Ba Chúc
– 6 Di tích tôn giáo tín ngưỡng:
+ Chùa Tây An ở Núi Sam
+ Chùa Dơi
+ Chùa Vĩnh Tràng
+ Miếu Thiên Hậu
+ Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn
+ Tòa Thánh Tây Ninh
– Di chỉ khảo cổ học:
+ Các di tích thuộc Văn hóa khảo cổ Đồng Nai
+ Các di tích thuộc Văn hóa khảo cổ Óc Eo
– 9 Danh thắng:
+ Núi Sập
+ Núi Đá Dựng
+ Vườn chim Vàm Hồ
+ Quần thể danh thắng Hòn Chông
+ Núi Bà Rá – hồ Thác Mơ
+ Vườn quốc gia Tràm Chim
+ Đảo ngọc Phú Quốc
+ Vườn quốc gia U Minh Thượng
+ Chợ nổi Cái Răng
Chương 3: Văn hóa ấm thực, trang phục, nhà ở, nghề thủ công
Với các điểm xuyết các món ăn, trang phục, nhà ở, nghề thủ công tiêu biểu. Chương này đã mang đến cho người đọc màu sắc vô cùng thú vị của văn hóa vùng NamBộ. Khiến bất kỳ ai đều muốn được đến để chiêm ngưỡng về nhà ở, về trang phục , đến để nếm các thức ăn đặc sắc, và để tận mắt chứng kiến người dân bản xứ làm nghề thủ công
* Ẩm thực đặc sắc:
– Chuột đồng xào sả ớt
– Cháo cá lóc rau đắng
– Cá lóc hấp bầu
– Bún mắm Đồng Tháp
– Bánh canh Tràng Bàng
– Bánh pía Sóc Trăng
– Lẩu mắm Cần Thơ
– Bò nướng ngói Mỹ Xuyên
– Nước mắm Phú Quốc
– Bánh phồng tôm Sa Giang
* Trang phục tiêu biểu:
– Trang phục truyền thống của người Hoa ở Nam Bộ
– Trang phục truyền thống của người Khơ – me
– Trang phục của người Việt (Kinh)
– Trang phục của người Chăm ở Nam Bộ
* Nhà ở:
– Nhà nổi trên sông nước
– Nhà sàn cất dọc theo kênh rạch
– Nhà truyền thống của người Khơ me
* Nghề thủ công:
– Nghề làm bột gạo ở Sa Đéc
– Nghề làm nem ở Lai Vung (Đồng Tháp)
– Nghề đóng ghe xuồng Ngã Bảy, Phụng Hiệp (Hậu Giang)
– Nghề làm bánh tráng ở Thuận Hưng
– Nghề nắn nồi ở Hòn Đất (Kiên Giang)
– Nghề gốm Cổ Chiên (Vĩnh Long)
Chương 4: Phong tục, tập quán, lễ hội, nghệ thuật dân gian
Các tác giả đã chia chương 4 làm 3 phần , để người đọc có thông tin về những phong tục tập quán, lễ hội tiêu biểu và nghệ thuật dân gian độc đáo của mảnh đất này
* Phong tục tập quán:
– Tục thờ Thông Thiên
– Nghi lễ tang ma của người Chăm Bàlamôn
– Tập quán cưới xin cảu người Khơ me
– Nghi lễ liên quan đến sinh đẻ của người Hoa
– Tín ngưỡng thờ Quan Công vùng Nam Bộ
* Lễ hội:
– Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ
– Lễ hội Gò Tháp
– Lễ hội Lăng Ông Thượng
– Lễ hội Nghinh Ông
– Lễ hội Chol Chnam Thmay
* Nghệ thuật dân gian:
– Nghệ thuật Dù kê của người Khơ me
– Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ
– Nghệ thuật múa lân sư rồng của người Hoa
Thông qua nhận diện, thì người đọc có thể có ý thức gìn giữ hơn bản sắc VH dân tộc độc đáo của người dân vùng NamBộ
3 Những quan điểm có ý nghĩa, những nội dung có thể vận dụng giảng dạy:
Nam bộ vẫn thường được gọi là vùng đất mới về tuổi đời lịch sử và bề dày văn hóa so với các vùng, miền khác trong cả nước, nhưng nơi đây vẫn thực sự là vùng đất còn tiềm ẩn nhiều vốn di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử nói riêng mang những giá trị văn hóa đặc sắc và có ý nghĩa đặc biệt đối với du lịch.Văn hóa Việt Nam có những nét mang tính đặc trưng phổ biến của VH nói chung và có những đặc trưng riêng biệt, đặc thù . Trong đó, quá trình hình thành và phát triển hàng nghìn năm lịch sử đã tạo cho dải đất Nam Bộ những sắc thái riêng so với các vùng lãnh thổ khác của đất nước.
Với những đặc điểm trên,Nam Bộ được xác định là một tiểu vùng văn hóa riêng, cùng với tiểu vùng văn hóa khác mang lại cho văn hóa Việt Nam những mảng màu mới độc đáo, thú vị và vô cùng hấp dẫn. Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày nay, nền văn hóa NamBộ cần phải nâng cao năng lực nội sinh bằng cách loại bỏ, thay thế hoặc chuyển đổi những đặc trưngkhông còn phù hợp, song sóng với phát huy những yếu tố phù hợpvới xu thế phát triển. Văn hóa Nam Bộ phải mở cửa, cộng sinh, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các nền VH khác; hình thành nên những đặc trưng VH mới đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng và đất nước.
Khi học môn Văn hóa và phát triển, học viên đọc cuốn sách này sẽ có thể nhận thấy bản sắc của một tiểu vùng văn hóa, tìm thấy đặc trưng riêng co của Nam Bộ . Từ đó, đưa VH Nam Bộ hòa nhập với dòng chảy văn hóa VN, phát triển theo xu hướng tiến bộ của VH thế giới song không làm mất đi bản sắc.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cán bộ, giảng viên hoạt động trong ngành văn hóa và những ai quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực này. Đặc biệt hy vọng cuốn sách sẽ được dùng làm tài liệu giảng dạy, học tập , tham khảo cho khoa Văn hóa phát triển – hệ cao cấp lý luận chính trị và các đơn vị giảng dạy có liên quan.
Nguồn: Trung tâm Thông tin khoa học