Đại dương vẫn bắt đầu từ những dòng suối
Roark mang một ý chí kiên định và một khát vọng tuổi trẻ mãnh liệt: Nghĩ và làm theo chân lý của mình. Điều đó là “một thách thức với một thứ gì đó quá lớn và quá đen tối”. Nhưng nếu mang đến tận cùng sự đau đớn này thì ta sẽ chiến thắng, “chiến thắng cho cái-đáng-phải-chiến-thắng, cho cái đã đẩy thế giới này dịch chuyển nhưng lại không bao giờ được công nhận”.
Howard Roark đã “chịu đựng đến tận cùng nỗi đau”, để rồi cuối cùng anh đã chiến thắng. Một người đã bị búa rìu dư luận lên án vì những kiểu kiến trúc “khác người”, “bỏ đi” cuối cùng đã đứng trên giàn giáo chỉ huy một công trình kiến trúc vĩ đại nhất nước Mỹ. “Ở đó, chỉ còn đại dương, bầu trời và dáng hình của Howard Roark”.
Câu chuyện không là dòng chảy êm đềm như tên gọi, mà là một hành trình dài của tâm tưởng, của những cuộc đấu tranh giữa dòng đời khắc nghiệt để kiếm tìm và chứng minh một chân lý sống. Nhân vật chính là Howard Roark – một kiến trúc sư vào đời không có tấm bằng đại học. Anh đã bị đuổi ra khỏi trường kiến trúc chỉ vì không đồng ý thay thế chân lý bằng ý kiến của số đông người. Trong khi cuộc sống đầy rẫy những toan tính, đua chen và con người luôn phải biết cúi đầu để có thể tồn tại thì Roark lại đi ngược với dòng chảy đó. Những tòa nhà của Howard Roark xây dựng luôn khiến người ta phải tìm đến ngắm nghía, cho dù sau đó bật ra những tiếng dè bỉu, chê bai. Suy nghĩ tồn tại trong số đông người thì không thể gọi là lập dị, vì thế chẳng ai dám tách ra khỏi cái số đông ấy để đến bên cạnh Howard Roark. Người ta hả hê khi lật đổ được Roark, nhưng lại hằn học khi không thể phủ nhận rằng Roark là một thiên tài. Bao nhiêu kiểu thiết kế của Roark đều bị coi là lập dị, “không thể chấp nhận” và bị cười cợt, phê phán một cách không thương tiếc. Số đông người lại một lần nữa đánh gục tất cả những sáng tạo của Roark. Roark thất bại hoàn toàn trước những lối rẽ, trong khi người bạn cùng khóa của anh, Peter Keating, thì lại từng bước leo lên nấc thang thành công. Roark thất bại vì anh không biết mưu mô, thủ đoạn, cơ hội và xu nịnh như Keating – loại người vốn vẫn đầy rẫy trong xã hội. Roark đã đi một đường thẳng nhưng con đường ấy quá hẹp, nhiều chông gai. Có lúc anh đã phải sống trong sự nghèo túng, chờ đợi hợp đồng thiết kế nhỏ giọt vào văn phòng, anh chấp nhận cả việc trở thành một công nhân khai thác mỏ chỉ vì không muốn bất kỳ ai sai khiến và làm thiên lệch những sáng tạo của mình. Người ta không thể sống vì cái lý tưởng cao đẹp ảo vọng nào đó mà không cần đến tiền bạc. Thế nhưng với Roark thì khác. Khi con người đã sống cho lý tưởng, niềm đam mê và cái khát vọng được là mình và khẳng định mình, thì mọi đua chen, lợi lộc hay danh phận, tiền bạc cũng chỉ là vô nghĩa.Roark mang một ý chí kiên định và một khát vọng tuổi trẻ mãnh liệt: Nghĩ và làm theo chân lý của mình. Điều đó là “một thách thức với một thứ gì đó quá lớn và quá đen tối”. Nhưng nếu mang đến tận cùng sự đau đớn này thì ta sẽ chiến thắng, “chiến thắng cho cái-đáng-phải-chiến-thắng, cho cái đã đẩy thế giới này dịch chuyển nhưng lại không bao giờ được công nhận”. Howard Roark đã “chịu đựng đến tận cùng nỗi đau”, để rồi cuối cùng anh đã chiến thắng. Một người đã bị búa rìu dư luận lên án vì những kiểu kiến trúc “khác người”, “bỏ đi” cuối cùng đã đứng trên giàn giáo chỉ huy một công trình kiến trúc vĩ đại nhất nước Mỹ. “Ở đó, chỉ còn đại dương, bầu trời và dáng hình của Howard Roark”.
Cuộc sống này không có ngõ cụt, chỉ có những con đường dẫn đến thành công. Giống như mọi dòng chảy đều có mạch ngầm và đại dương vẫn phải bắt đầu từ những dòng suối. Bước vào một ngõ hẹp không có nghĩa là thất bại, mà quan trọng là ta đủ bản lĩnh để nhìn thấy những bước chân mình.