Đại học Kinh tế TP.HCM: Điểm chuẩn đánh giá năng lực nhiều ngành trên 900
Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh Trường đại học Kinh tế TP.HCM trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2022 do báo Tuổi Trẻ tổ chức – Ảnh: TRẦN HUỲNH
Sáng nay 11-7, hội đồng tuyển sinh Trường đại học Kinh tế TP.HCM cho biết đã có gần 80.000 nguyện vọng đăng ký vào 4 phương thức xét tuyển riêng của trường trong mùa tuyển sinh năm nay, gồm: (1) Xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình trung học phổ thông nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế; (2) Xét tuyển học sinh giỏi; (3) Xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn; (4) Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực.
Điểm chuẩn trúng tuyển
Đào tạo tại TP.HCM (Mã trường: KSA)
* Chương trình chuẩn, chương trình chất lượng cao
Theo PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo – trưởng phòng đào tạo nhà trường, trong cùng một phương thức, điểm trúng tuyển của từng ngành bằng nhau giữa các nguyện vọng.
Trường hợp thí sinh trúng tuyển một ngành ở nhiều phương thức, trường xác định một phương thức trúng tuyển duy nhất theo thứ tự ưu tiên sau:
+ 1: Phương thức xét tuyển thẳng.
+ 2: Phương thức THPT nước ngoài.
+ 3: Phương thức học sinh giỏi.
+ 4: Phương thức tổ hợp môn.
+ 5: Phương thức đánh giá năng lực.
“Thí sinh được trường thông báo trúng tuyển phải thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo. Thí sinh phải đặt ưu tiên nguyện vọng cao nhất (nguyện vọng 1) là ngành trúng tuyển vào Trường đại học Kinh tế TP.HCM (KSA hoặc KSV) để được công nhận trúng tuyển chính thức”, ông Bảo lưu ý.
* Phương thức xét tuyển đối với thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế tra cứu tại đây.
* Phương thức học sinh giỏi, phương thức tổ hợp môn, phương thức đánh giá năng lực:
+ Chương trình chuẩn, chương trình chất lượng cao đào tạo tại TP.HCM (mã trường KSA) tra cứu tại đây.
+ Chương trình cử nhân tài năng (mã trường KSA) tra cứu tại đây.
+ Chương trình chuẩn đào tạo tại Phân hiệu Vĩnh Long (mã trường KSV) tra cứu tại đây.
Theo kết quả xét tuyển, đáng chú ý, dù là chương trình đào tạo mới lần đầu tuyển sinh nhưng chương trình truyền thông số và thiết kế đa phương tiện có điểm chuẩn rất cao (70 – 71 điểm).
Để có được mức điểm xét tuyển này, các thí sinh phải có thành quả học tập rất tốt và nhiều phẩm chất vượt trội như điểm trung bình năm học phải từ 9.0 trở lên và đồng thời đáp ứng các tiêu chí: là học sinh trường THPT chuyên/năng khiếu, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS) từ 6.0, đoạt giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố.
Hoặc nếu trúng tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực thì các thí sinh phải đạt số điểm từ 900 – 950 điểm.
Bên cạnh đó, 100% sinh viên trúng tuyển vào chương trình cử nhân tài năng của Viện Đào tạo quốc tế ISB đều có chứng chỉ IELTS trên 6.0 và phần lớn là trên 6.5.
Ngoài ra, có nhiều học sinh quốc tế đã đăng ký xét tuyển bằng phương thức xét tuyển dành cho học sinh đã tốt nghiệp các chương trình THPT nước ngoài. Các thí sinh trúng tuyển ở phương thức này đều có học lực vượt trội, đã tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có các chứng chỉ quốc tế uy tín:
Bằng tú tài quốc tế IB (International Baccalaureate), chứng chỉ A-Level của Trung tâm khảo thí ĐH Cambridge, Vương quốc Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK), chứng chỉ SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) hoặc chứng chỉ tiếng Anh IELTS với số điểm rất cao.
Tuyển sinh 2022: Điểm chuẩn đại học sẽ ra sao?