Đại hội Kiến trúc sư Thế giới (UIA) lần thứ 27 – Hiến chương RIO De Janeiro: Tất cả thế giới. Chỉ một thế giới – Tạp chí Kiến Trúc
Đại hội Kiến trúc sư Thế giới lần thứ 27 – UIA2021RIO quy tụ các kiến trúc sư, nhà quy hoạch đô thị, nhà thiết kế cảnh quan, nhà nghiên cứu, sinh viên, hiệp hội kiến trúc và đô thị, các tổ chức xã hội, nhà tư tưởng, nhà hoạch định của thành phố và người dân để thảo luận về tương lai của thành phố và thành phố của tương lai. Bằng cách này, tất cả chúng ta cùng nhau đưa ra các đề xuất chung để xây dựng một thế giới công bằng hơn, hỗ trợ nhau hơn, hào phóng, mạnh mẽ hơn với nhiều đô thị chào đón hơn.
Đại hội diễn ra từ ngày 18 – 22/7/2021 vừa qua tại Rio de Janeiro theo hình thức trực tuyến. Tại phiên họp, KTS. José-Luis Cortès (Mexico) đã được bầu làm Chủ tịch của UIA nhiệm kỳ 2021-2023 và Copenhagen được UNESCO và UIA vinh danh Thủ đô Kiến trúc thế giới 2023.
Vào thời điểm mà môi trường sống bị suy thoái và tài nguyên bị lãng phí đang gây nguy hại cho Nhân loại, đại dịch COVID 19 làm dấy lên các mối đe dọa vật chất đối với sự tồn tại của chúng ta. Đại dịch làm nổi bật mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các chính trị gia, các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường là những yếu tố cơ bản để cấu thành các đô thị và vùng lãnh thổ cũng như nhu cầu cấp thiết trong việc đưa ra các chính sách công toàn diện. Từ những khía cạnh đó sẽ làm nổi bật lên Đô thị 21, nhận thức được những thách thức về khí hậu, về nhu cầu chất lượng không gian, sức khỏe cộng đồng, nơi ở tốt cho tất cả mọi người và giảm bất bình đẳng.
Nhưng trái lại
Đại dịch COVID-19 cũng đã phơi bày những điểm yếu của hàng nghìn đô thị trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước nghèo và đang phát triển.
- Quyền bá chủ đang trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản tài chính đã làm xói mòn nền tảng của phúc lợi xã hội, như chính sách công ở vô số quốc gia, tính chất độc đoán và chiếm hữu của nó đã lấn át các hình thái tổ chức trong xã hội, đặc biệt là các đô thị.
- Quan hệ lao động và điều kiện sống đã bị phá hoại bằng việc đưa ra những công cụ khoa học và công nghệ có ý nghĩa đối với lợi ích của các tập đoàn theo đuổi doanh thu cao hơn, góp phần giảm việc làm, xóa bỏ nghề.
- Các tập đoàn công nghiệp và tài chính lớn đã trở thành bá chủ trong nền kinh tế toàn cầu phát triển, phục vụ bộ máy Nhà nước vì lợi ích của giới kinh tế – xã hội thượng lưu, góp phần xây dựng các đô thị xa cách và biệt lập.
- Mô hình đô thị hóa mở rộng được ghi nhận ở một số thành phố trên thế giới dẫn đến hậu quả xã hội và sự bất bình đẳng về không gian thường được thể hiện thông qua việc lạm dụng bất hợp pháp và chiếm hữu tỷ lệ sử dụng đất ở nông thôn, giếng nước và các khu vực bảo vệ môi trường của đô thị.
- Ở quy mô toàn cầu, giai đoạn tồi tệ nhất của quá trình này là tính dễ bị tổn thương do hàng triệu người trên khắp thế giới đang sống trong những ngôi nhà tồi tàn ở những khu vực thiếu thốn cơ sở hạ tầng, và không có sự hiện diện của Nhà nước.
- Hàng triệu người tị nạn tham gia cư trú trong các khu định cư đô thị không chính thức ở các thành phố – thường trong điều kiện thiếu nhân đạo.
- Các thành phố và lãnh thổ đã trở nên mất cân bằng, đến mức sự sống còn của con người bị đe dọa bởi sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên quan trọng, thiếu nước uống, các tác động xấu của biến đổi khí hậu, sự suy thoái của các hệ sinh thái và các vấn đề sức khỏe cộng đồng.
- Kéo dài tuổi thọ và giảm tỷ lệ sinh, thay đổi phương thức sản xuất và tiêu dùng, thay đổi trong quan hệ lao động và các điều kiện hài hòa đòi hỏi tái hiện tầm quan trọng của không gian nhà ở và thành phố, cũng như mối quan hệ giữa kiến trúc và các khía cạnh sức khỏe cộng đồng cốt lõi.
- Phân biệt chủng tộc, kỳ thị người đồng tính, bài ngoại và quan điểm lệch lạc không tương thích với việc giảm bất bình đẳng và việc xây dựng các thành phố công bằng và lành mạnh.
- Sự cạn kiệt của tư duy phản biện, ít thảo luận chính trị và thiếu niềm tin vào kiến thức khoa học dẫn đến việc thao túng dư luận và làm biến dạng các quy trình dân chủ, với sự trỗi dậy của các chế độ chuyên quyền.
- Giáo dục là nền tảng để đào tạo các KTS hành nghề, những người sẽ tạo ra các Đô thị của Tương lai.
- Thông qua quá trình đào tạo nhân văn, các kiến trúc sư và các nhà quy hoạch đô thị có một cam kết với cộng đồng, tôn trọng dân chủ và các quyền của công dân
UIA, được thành lập sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, khi cần có những nỗ lực chung để xây dựng lại các thành phố đổ nát, thúc giục lòng khoan dung theo đuổi một mục đích chung vượt lên trên ranh giới quốc gia, sự tiến bộ của con người thông qua kiến thức, đánh giá cao và tôn trọng nghệ thuật và khoa học cũng như sự phát triển và sử dụng công nghệ thích hợp phù hợp với nhu cầu con người.
Mục lục bài viết
Đại hội kiến trúc sư thế giới lần thứ 27 – UIA2021RIO,
Dựa trên các hướng dẫn của Liên hợp quốc, UN-Habitat và UNESCO, được thể hiện trong Chương trình Nghị sự 2030 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững và Chương trình Đô thị Mới, Đại hội đã đưa ra ĐỀ XUẤT CHO ĐÔ THỊ 21, được hệ thống hóa thành bốn nội dung thảo luận để định hướng các chủ đề thảo luận của Đại hội:
1. Đa dạng và hỗn hợp
Được hiểu là đầu tàu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị, các đô thị nên chào đón tất cả các công dân. Trong bối cảnh này, khả năng tiếp cận phổ biến đối với các dịch vụ tiện ích công cộng là một điều kiện.
1.1 Phải thừa nhận rằng đô thị có nhiều yếu tố phụ thuộc, nó năng động và dễ tiếp thu các yếu tố cấu thành đa dạng của đời sống trong xã hội. Không thể có sự phát triển nếu không có các thành phố thích ứng với nhu cầu đương đại.
1.2 Không có một hình thái đô thị duy nhất, cũng như không có một nền văn hóa duy nhất. Cần thiết phải công nhận các hình thức sản xuất đa dạng của các đô thị, bao gồm các khu ổ chuột ở đô thị và các khu vực xa xôi nghèo đói, thực hiện chương trình phù hợp để các khu vực này được đáp ứng các nhu cầu về cơ sở hạ tầng và dịch vụ tiện ích công cộng;
1.3 Khu vực trung tâm của các đô thị đại diện cho quyền công dân về lãnh thổ, lịch sử và di sản văn hóa của xã hội, một biểu tượng của không gian dân chủ và nơi biểu đạt của sự đa dạng. Các khu vực trung tâm thành phố phải được chăm sóc thường xuyên và nâng cao giá trị để ngăn chặn sự suy kiệt về tính biểu tượng, kinh tế, chính trị và xã hội;
1.4 Các chính sách phát triển đô thị bền vững và lâu dài phải có thể tiếp cận được để đáp ứng các đặc điểm cụ thể của con người, mâu thuẫn, lợi ích và nhu cầu, các vấn đề liên quan đến tuổi tác và chủng tộc, cũng như các khía cạnh xã hội và môi trường, văn hóa, giới tính, sự thoải mái, hạnh phúc và làm việc trong quá trình tạo ra nơi cư trú của con người với quy mô đa dạng;
1.5 Có một nhu cầu cấp thiết để tìm ra những ngôi nhà theo ý tưởng, thực hiện quy hoạch đô thị và kiến trúc, bao gồm các hành động và quy trình đáp ứng nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương hơn, giải quyết hài hòa các vấn đề liên quan đến thu nhập, giới tính, tình dục, chủng tộc, truyền thống văn hóa và người nhập cư;
1.6 Các quyết định về quy hoạch kiến trúc và đô thị phải tính đến các chiến lược giải quyết bất bình đẳng, giảm nghèo và tăng cường quản lý dân chủ của lãnh thổ, các quá trình tham gia cấp cơ sở và các hành động mở rộng tính liên ngành và tính liên khu vực, tạo tiếng nói cho sự đa dạng của thực tiễn và đa dạng xã hội, dân tộc và giới tính;
1.7 Đấu thầu các công trình công cộng thông qua các thiết kế dự án hoàn chỉnh là yếu tố chính để tạo ra các cơ sở hạ tầng và xây dựng chất lượng cũng như quyền tận hưởng các không gian đô thị.
2. Sự yếu kém và bất bình đẳng
Trụ cột của một đô thị đương đại phải là việc xây dựng một không gian đô thị tập thể được hoạch định và quản lý như một chức năng của Nhà nước, thông qua dân chủ và bao trùm các chính sách công, tập trung vào chống bất bình đẳng xã hội cũng như không gian.
2.1 Khủng hoảng môi trường và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tác động đến các vùng lãnh thổ và dân số một cách bất bình đẳng, theo đó các hành động lập kế hoạch phải chỉ định mức độ ưu tiên cao cho những vùng lãnh thổ dễ bị tổn thương hơn, củng cố nền kinh tế địa phương, suy tính và nâng cao khả năng phán đoán;
2.2 Cần thúc đẩy việc triển khai các công trình công cộng hài hòa, dân chủ, đảm bảo quyền tiếp cận đô thị đối với toàn xã hội, nâng cao giá trị của kho tàng lịch sử và văn hóa, thừa nhận những nét đặc trưng đã có từ trước và bảo vệ môi trường cho tương lai của các thế hệ;
2.3 Nhà ở thích hợp, lành mạnh cho tất cả mọi người tại các địa điểm hợp lý, giá thành phù hợp với khả năng của những gia đình cần nhất là vấn đề công bằng xã hội và sức khỏe cộng đồng;
2.4 Tiếp cận phổ cập các dịch vụ công – cơ sở hạ tầng, vệ sinh, giao thông, an toàn và an ninh – là điều kiện thiết yếu để giảm thiểu những yếu kém và bất bình đẳng trong xã hội,để thúc đẩy các thành phố lành mạnh và bền vững;
2.5 Chuyên môn kỹ thuật của kiến trúc sư phải chia sẻ và chuyển đổi với tư tưởng sáng suốt của các nhà phát triển trong vùng lãnh thổ, có tính đến các chiến lược giảm nghèo và bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe, tôn trọng quyền công dân và tăng cường dân chủ, chia sẻ và quản lý có sự tham gia;
2.6 Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về nhà ở xã hội phải được coi là một dịch vụ công vĩnh viễn và có sẵn cho tất cả xã hội, nhấn mạnh các khả năng của sự khớp nối và các hành động tích hợp giải quyết nhiều khía cạnh khác nhau của thực tiễn;
2.7 Ở cấp độ toàn cầu, ngân sách công phải thể hiện cam kết cấp vốn cho các chính sách công tập trung vào giảm yếu kém, bất bình đẳng và chống đói nghèo. Ưu tiên cao cho quan hệ đối tác giữa kiến trúc sư và các tổ chức địa phương, được hỗ trợ bởi nguồn vốn công.
3. Những thay đổi và vấn đề nổi cộm
Đô thị tốt tập trung vào tình trạng con người, tôn trọng môi trường và nâng cao giá trị của các kho tàng di sản tự nhiên, lịch sử và văn hóa của nó, với nhân khẩu học có mật độ phù hợp với việc cung cấp và duy trì các dịch vụ công thiết yếu.
3.1 Đô thị đương đại phải được hiểu là một đối tác trong xu hướng toàn cầu tập trung vào khí hậu và hành tinh. Các chính sách công phải được thúc đẩy để hạn chế việc tăng tỷ lệ lấp đầy đô thị, đồng thời tăng cường khả năng phục hồi và khả năng thích ứng của môi trường xây dựng, khuyến khích sự cơ động không dự đoán, phục hồi tài nguyên nước và giảm thiểu tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, theo những cách hài hòa với các chu kỳ tự nhiên tại mỗi địa điểm.
3.2 Việc thúc đẩy “thành phố thông minh và sáng tạo” phải kết hợp các công cụ đô thị với công nghệ và khả năng tiếp cận phổ biến đối với các dịch vụ công theo những cách thức bình đẳng và bao trùm, đảo ngược sự mở rộng không có kế hoạch và suy thoái môi trường, cũng như sự bất bình đẳng về xã hội, về không gian và rủi ro;
3.3 Khoảng trống đô thị trong thành phố hợp nhất phải được lấp đầy bởi các kiến trúc đa dạng kết hợp giữa mật độ, khả năng sử dụng hỗn hợp, các dịch vụ công và không gian công cộng, vùng xanh, các công nghệ mới và sự đa dạng về xã hội, kinh tế, văn hóa;
3.4 Mật độ dày đặc các khu vực được ưu đãi với cơ sở hạ tầng nhưng không gây ảnh hưởng bất lợi đến kết cấu đô thị, là một công cụ để hòa nhập xã hội, đáp ứng nhu cầu nhà ở và mở đường cho lợi ích xã hội và đa dạng xã hội hơn, đồng thời giúp nâng cao tiềm năng của các không gian công cộng như nơi dành cho tương tác xã hội;
3.5 Kiến trúc sư, nhà quy hoạch đô thị, các tổ chức và các tác nhân xã hội có thể và phải làm việc cùng nhau theo những cách đã thống nhất với người dân địa phương, để giúp cho những ngôi nhà tồi tàn có sự an toàn hơn và điều kiện lành mạnh hơn, ngoài việc cung cấp cơ sở hạ tầng, giảm thiểu rủi ro cao cho các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng;
3.6 Công trình kiến trúc phải sử dụng được các vật liệu địa phương, tránh lãng phí tài nguyên, nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động địa phương, trí tuệ cộng đồng, phong tục và văn hóa cũng như sự đa dạng khí hậu;
3.7 Các yếu tố xã hội và môi trường quyết định đến việc xây dựng, giám sát và đánh giá các chính sách công, áp dụng liên ngành và có sự tham gia quan điểm trên diện rộng.
4. Tính nhất thời và sự lưu thông
Đô thị bền vững và toàn diện cung cấp không gian và các phương tiện lưu thông hiệu quả, chất lượng tốt để đáp ứng một cách thỏa đáng nhu cầu của con người, các nguồn vật liệu và thông tin được yêu cầu bởi thế giới đương đại.
4.1 Lưu thông đô thị phải được giải quyết phù hợp với các yêu cầu hiện đại, trong điều kiện tài nguyên môi trường và đáp ứng nhu cầu của người dân khi đi làm hàng ngày;
4.2 Sự đa dạng của các phương thức giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng và các phương tiện giao thông linh hoạt – vận hành, đạp xe và những phương tiện khác – là điều kiện để thúc đẩy tính cơ động của đô thị, nhằm theo đuổi công bằng xã hội và thúc đẩy các thành phố lành mạnh, bền vững;
4.3 Sự dịch chuyển, quy hoạch sử dụng đất và sử dụng đất là những công cụ phải được tích hợp để củng cố sự phân bổ đồng đều các lợi ích của đô thị hóa, cũng như để kiểm soát mở rộng đô thị;
4.4 Người đi bộ là nhân vật chính của thành phố. Các khu vực lưu thông phải được thiết kế như không gian cho các hoạt động hàng ngày của người đi bộ, có tính đến những người bị giảm khả năng di chuyển, độ tuổi khác nhau và các tầng lớp xã hội;
4.5 Các khu vực chuyển tiếp phải được quy hoạch và thiết kế tích hợp với cảnh quan văn hóa, mở rộng khả năng tiếp cận thành phố và các cơ sở tiện ích mà không chỉ định mức độ ưu tiên cao đến các giải pháp tuyệt đối;
4.6 Không gian công cộng là địa điểm của những cuộc gặp gỡ và thực thi quyền công dân. Thiết kế đô thị không chỉ để xây dựng không gian công cộng, mà còn tạo ra các giải pháp dân chủ và hòa nhập;
4.7 Quy hoạch kiến trúc và đô thị là những công cụ để đón đầu và đối phó với hiện tượng di cư đương thời, đóng góp vào xã hội, kinh tế và sự hòa nhập văn hóa của các nhóm dân di cư và tị nạn.
Kiến trúc và quy hoạch đô thị có những vai trò quan trọng trong việc liên tục xây dựng các thành phố công bằng và bình đẳng hơn. Thiết kế là công cụ thiết yếu để góp phần vào quy hoạch thỏa đáng các đô thị, hiện thực hóa các ý tưởng, thúc đẩy thảo luận và đảm bảo tính khả thi của những sự biến đổi.
Tất cả các thế giới. Chỉ một thế giới.
Kiến trúc & Đô thị 21.
Cho một thế giới tốt hơn!
Hiến chương RIO De Janeiro – Đại hội Kiến trúc sư thế giới lần thứ 27 (UIA2021RIO)
TS. uis Cortès José-L– Tân Chủ tịch UIA (nhiệm kỳ 2021 – 2023) tốt nghiệp Học viện Công nghệ Monterrey, Mexico, lấy bằng sau đại học về Quy hoạch đô thị ở Copenhagen, Đan Mạch và tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Hoa Kỳ. Ông là Chủ tịch trước đây của Liên đoàn các trường đại học kiến trúc của Cộng hòa Mexico (FCARM) (2017-2018) và hiện là Thành viên Hội đồng UIA cho Khu vực III.
Ông dạy quy hoạch đô thị tại Đại học Autónoma Metropolitana Campus Xochimilc và tại Đại học Iberoamerica, nơi ông đứng đầu Khoa Kiến trúc và Quy hoạch Đô thị. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng ở Ấn Độ, Nhật Bản và Thụy Điển. José-Luis Cortés đã thực hiện các dự án kiến trúc và quy hoạch đô thị cho nhiều trung tâm thành phố lịch sử và là tác giả của nhiều ấn phẩm về nhà ở và quy hoạch đô thị. Ông đã nhận được danh hiệu danh dự chính thức từ chính phủ Tây Ban Nha và Nhật Bản.
TS. José-Luis Cortès nhiệt thành tin tưởng rằng UIA “có thể và nên chứng minh cho xã hội thấy rằng kiến trúc tốt có tiềm năng cải thiện chất lượng cuộc sống, và, việc thiết kế các thành phố lành mạnh, bền vững, an toàn, hòa nhập, bình đẳng, đa dạng, nhân văn và xinh đẹp sẽ mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người”.
KTS Nghiêm Hồng Hạnh dịch – từ www.uia-architectes.org
© Tạp chí Kiến trúc
Xem thêm: