Đái tháo đường (DM) – Rối loạn nội tiết và chuyển hóa – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia
Mục tiêu của điều trị bệnh tiểu đường là kiểm soát tình trạng tăng đường huyết để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng đồng thời giảm thiểu các đợt hạ đường huyết. Kiểm soát đái tháo đường có thể theo dõi bởi định lượng nồng độ trong máu của:
-
Glucose
-
HbA1C
-
Fructosamine
Mục tiêu cho kiểm soát đường huyết là
-
Glucose máu trước ăn từ 80 đến 130 mg/dL (4,4 và 7,2 mmol/L)
-
Đỉnh glucose máu sau ăn(1 -2 giờ sau bắt đầu bữa ăn) 180 mg/dL (10 mmol/L)
-
Với theo dõi đường huyết liên tục (CGM), thời gian 14 ngày trong khoảng (TIR) > 70% (khoảng đường huyết mục tiêu 70 đến 180 mg/mL [3,9 đến 9,9 mmol/L])
-
HbA1C < 7%
Nồng độ glucose thường được xác định bằng cách theo dõi tại nhà Thiết lập và quẩn thể đặc biệt Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều… đọc thêm đối với lượng glucose trong máu mao mạch (ví dụ, từ que ngón tay) hoặc theo dõi glucose liên tục, cũng như duy trì mức HbA1C < 7%. Mức HbA1C được theo dõi 3 tháng một lần hoặc đối với những bệnh nhân được kiểm soát tốt liên tục, 6 tháng một lần.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường sử dụng theo dõi glucose liên tục, mục tiêu điều trị chuẩn hóa cho nhiều bệnh nhân là TIR 14 ngày > 70%. Điều này được định nghĩa là đo đường huyết trên CGM trong phạm vi đường huyết mục tiêu (70 đến 180 mg/mL [3,9 đến 9,9 mmol/L]) > 70% thời gian trong 14 ngày. TIR 14 ngày > 70% có liên quan đến giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường và có tương quan nghịch với mức HbA1C. Các mục tiêu CGM nên được cá nhân hóa tùy thuộc vào tuổi, bệnh đi kèm và nguy cơ hạ đường huyết. Để giảm nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng, thời gian dưới ngưỡng (< 70 mg/dL) nên < 4% và thời gian < 54 mg/L phải < 1% (1, 2 Tài liệu tham khảo về giám sát Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều… đọc thêm ).
Những mục tiêu này có thể được điều chỉnh cho những bệnh nhân không kiểm soát được lượng đường nghiêm ngặt, chẳng hạn như
-
Bệnh nhân cao tuổi dễ mắc bệnh
-
Bệnh nhân có tuổi thọ ngắn
-
Bệnh nhân bị hạ đường huyết Hạ đường huyết Hạ đường huyết hoặc mức đường huyết thấp có thể dẫn đến kích thích hệ thần kinh giao cảm và rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương. Ở những bệnh nhân tiểu đường dùng insulin hoặc điều trị… đọc thêm lặp đi lặp lại, đặc biệt là những người không xuất hiện các triệu chứng hạ đường huyết (không nhận biết được hạ đường huyết)
-
Những bệnh nhân không thể cho biết liệu có các triệu chứng hạ đường huyết hay không (ví dụ: trẻ nhỏ, bệnh nhân sa sút trí tuệ)
Các chuyên gia có thể khuyến nghị mục tiêu chặt HbA1C (< 6,5%) trong bệnh nhân được chọn lọc nếu những mục tiêu đạt được mà không có hạ đường huyết. Các ứng cử viên tiềm năng để kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn bao gồm
-
Bệnh nhân không được điều trị bằng thuốc gây hạ đường huyết
-
Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh đái tháo đường ngắn hơn (< 10 năm)
-
Bệnh nhân có tuổi thọ cao
-
Bệnh nhân không có bệnh tim mạch
Tự theo dõi glucose máu với máy đo đường huyết (sử dụng máu đầu ngón tay và que thử) hoặc máy theo dõi glucose liên tục (CGM) là quan trong nhất. Cả hai phương thức theo dõi này giúp bệnh nhân điều chỉnh khẩu phần ăn và insulin định lượng và giúp bác sĩ khuyến nghị điều chỉnh thời gian và liều lượng thuốc (3 Tài liệu tham khảo về giám sát Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều… đọc thêm ).
Nhiều máy đo đường huyết khác nhau được chấp nhận sử dụng. Hầu như tất cả đều cần que thử và phương tiện để chích da và lấy mẫu máu. Lựa chọn giữa các thiết bị thường dựa trên tham khảo của bệnh nhân đối với các tính năng như thời gian tới kết quả (thường là 5 đến 30 giây), kích thước của màn hình hiển thị (màn hình lớn có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân kém thị lực) và cần hiệu chuẩn (4, 5 Tài liệu tham khảo về giám sát Đái tháo đường là suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều… đọc thêm ).
Máy theo dõi glucose liên tục (CGM) sử dụng catheter dưới da có thể cung cấp kết quả thời gian thực, bao gồm báo động để cảnh báo hạ đường huyết, tăng đường huyết, hoặc thay đổi nồng độ glucose nhanh chóng. Theo dõi đường huyết liên tục được khuyến cáo để quản lý bệnh nhân được điều trị bằng insulin để đánh giá các dạng tăng đường huyết và hạ đường huyết mà không xác định được bằng theo dõi đường huyết bằng ngón tay. CGM có thể được đo đường huyết liên tục hoặc ngắt quãng (chỉ hiển thị giá trị đường huyết khi bệnh nhân sử dụng đầu đọc hoặc điện thoại thông minh).
Bệnh nhân sử dụng máy đo đường huyết dạng que hoặc CGM có thể được yêu cầu tự theo dõi từ 1 đến ≥ 5 lần mỗi ngày (phép đo đầu tiên thường là lúc đói buổi sáng). Tần suất phụ thuộc vào nồng độ đường huyết, nhu cầu và khả năng của bệnh nhân cũng như mức độ phức tạp của phác đồ điều trị. Hầu hết bệnh nhân đái tháo đường típ 1 được hưởng lợi từ kiểm tra ít nhất 4 lần/ngày. Nên tự theo dõi thường xuyên hơn khi nồng độ đường huyết dưới mức tối ưu hoặc khi có những thay đổi trong phác đồ dùng thuốc.
Hệ thống CGM có thể được tích hợp với máy bơm insulin để điều chỉnh liều insulin theo thời gian thực dựa trên nồng độ đường huyết. Các hệ thống như vậy, được gọi là hệ thống phân phối insulin tự động (AID) hoặc hệ thống vòng kín hỗn hợp, rất đắt tiền; tuy nhiên, hệ thống này được khuyến nghị cho tất cả những bệnh nhân tiêm nhiều insulin hàng ngày và đã được chứng minh là làm giảm mức HbA1C và giảm tình trạng hạ đường huyết. Các thiết bị này đang trở nên phổ biến hơn, và các phiên bản gần đây không cần phải kiểm tra đường huyết ngón tay hàng ngày để hiệu chỉnh máy theo dõi glucose. Chúng đặc biệt hữu ích ở những bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và đối với những người bị hạ đường huyết không nhận biết hoặc hạ đường huyết về đêm. Một số cảm biến theo dõi đường huyết liên tục mới hơn có thể được sử dụng trong tối đa 2 tuần trước khi chúng cần được thay thế. Các học viên có thể xem lại các dữ liệu được ghi lại để xác định xem bệnh nhân có đang bị tăng hoặc hạ đường huyết không được phát hiện.
Nồng độ HbA1C phản ánh mức độ kiểm soát glucose trong 3 tháng trước và đánh giá kiểm soát giữa các lần khám của bác sĩ. HbA1C nên được đánh giá hàng quí với bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và ít nhất 2 lần mỗi năm ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 khi glucose máu ổn định và thường xuyên hơn khi kiểm soát không ổn định. Bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà có sẵn, nhưng không thường xuyên được sử dụng.
Fructosamine, chủ yếu là albumin glycosyl hóa nhưng cũng bao gồm các protein glycosyl hóa khác, phản ánh sự kiểm soát glucose trong 1 đến 2 tuần trước đó. Theo dõi Fructosamine có thể sủ dụng trong thời gian điều trị đái tháo đường tích cực và cho bệnh nhân có thay đổi Hb hoặc số lượng hồng cầu cao (gây kết quả HbA1C sai), nhưng chủ yếu để sử đụng trong nghiên cứu.
Glucose trong nước tiểu giám sát là không chính xác để được khuyến cáo. Tự đo ceton nước tiểu được khuyến cáo cho bệnh nhân đái tháo đường típ 1 nếu họ có triệu chứng, dấu hiệu, hoặc khởi phát toan ceton, như: buồn nôn, nôn ói, đau bụng, sốt, triệu chứng giống cúm và cảm lạnh, hoặc tăng đường huyết không ổn định (> 250 đến 300 mg/dL [13,9 đến 16,7 mmol/L]) khi tự theo dõi đường huyết.