Dân tộc Kinh là gì? Có bao nhiêu họ? Đặc điểm dân tộc Kinh?

Dân tộc Kinh là gì? Dân tộc Kinh tiếng Anh là gì? Đặc điểm kinh tế, văn hóa của người dân tộc Kinh? Các đặc điểm đặc trưng khác?

    Dân tộc Kinh là một thành phần dân tộc trong cộng đồng người Việt nam. Trong đó, các đặc điểm và đặc trưng dân tộc được thể hiện trong văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt,… Dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số ở nước ta, cũng như có đặc điểm sinh sống và phân bố dân cư đa dạng. Các nét đặc trưng của dân tộc này cũng được thể hiện phổ biến trong lối sống của người dân Việt Nam. Cùng tìm hiểu các đặc điểm về họ của người dân tộc Kinh, cũng như các đặc điểm phân biệt với các dân tộc khác ở nước ta.

    Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

    1. Dân tộc Kinh là gì?

    Tên gọi khác: Việt.

    Nhóm ngôn ngữ: Việt – Mường.

    Dân số: 82.085.826 người, chiếm 86,83% dân số toàn quốc (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019).

    Cư trú: Người Kinh cư trú khắp tỉnh, với mạng lưới phổ biến và dày đặc. Nhưng đông nhất là các vùng đồng bằng và thành thị. Thưa ở các vùng núi và vùng tập chung sinh sống của các dân tộc khác.

    Cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước. Mang đến sự phổ biến cũng như đông đảo trong thành phần và số lượng.

    Trong cuốn Họ và tên người Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.

    + Lần in thứ nhất thống kê được 769 họ, trong đó người Kinh có 164 họ.

    + Trong bản in lần thứ hai (2002), số họ của người Việt tăng lên 931 họ, trong đó có 165 họ của người Kinh.

    + Trong bản in lần thứ ba (đầu năm 2005), thống kê được 1020 họ, trong đó số họ của người Kinh là 165.

    Xem thêm: Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc?

    2. Dân tộc Kinh tiếng Anh là gì?

    Dân tộc Kinh tiếng Anh là Kinh.

    Xem thêm: Sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây?

    3.

    Đặc điểm kinh tế, văn hóa của người dân tộc Kinh:

    Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

    + Người Kinh làm ruộng nước, trong nghề trồng lúa nước. Tập chung và phát triển ở các vùng đồng bằng, sử dụng các ứng dụng khoa học, kỹ thuật hiện đại. Người Kinh có truyền thống đắp đê, đào mương.

    + Nghề làm vườn, trồng dâu nuôi tằm, nghề nuôi gia súc và gia cầm, đánh cá sông và cá biển đều phát triển. Nghề gốm có từ rất sớm.

    + Người Kinh có tập quán ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, uống nước chè, nước vối. Đây cũng là nét văn hóa đặc trưng, gắn liền với đồ ăn, thức uống được mời khi khách đến nhà.

    + Ngoài cơm tẻ, cơm nếp, còn có cháo, xôi. Gạo được biến tấu trong nhiều món ăn, trong đó cơm là thức ăn gần như xuất hiện phổ biến trong mâm cơm thường nhật. Mắm tôm, trứng vịt lộn là món ăn độc đáo của người Kinh. Mang đến các đặc trưng, món ăn tuy bình dân nhưng đặc biệt.

    Trong hoạt động công nghiệp, dịch vụ: Mang đến các sáng tạo, phát triển trên nhiều lĩnh vực. Người kinh tham gia chủ yếu vào các công việc đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật và kinh nghiệm.

    Tổ chức cộng đồng:

    Làng người Kinh thường trồng tre bao bọc xung quanh, nhiều nơi có cổng làng chắc chắn. Trong đó, mang đến nét đẹp Cây đa, giếng nước, mái đình. Mỗi làng có đình là nơi hội họp và thờ cúng chung.

    Văn hóa:

    Vốn văn học cổ của người Kinh khá lớn. Mang đến kho tàng văn thơ của các giai đoạn lịch sử và hiện đại:

    + Có văn học miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ),

    + Có văn học viết bằng chữ (những áng thơ, văn, bộ sách, bài hịch).

    Nghệ thuật phát triển sớm và đạt trình độ cao về nhiều mặt: ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, múa, diễn xướng. Đặc biệt là các nét đẹp văn hóa được lưu giữ qua nhiều thời kỳ lịch sử. Hội làng hàng năm là một dịp sinh hoạt văn nghệ rôm rả, hấp dẫn nhất ở nông dân.

    Xem thêm: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam

    4. Các đặc điểm đặc trưng khác:

    4.1. Hôn nhân gia đình:

    Trong gia đình người Kinh, theo chế độ phụ hệ với người chồng (người cha) là chủ. Thể hiện các trách nhiệm trong sức mạnh và sự gánh vách gia đình. Con cái thường lấy họ theo cha và họ hàng phía cha là “họ nội”, còn đằng mẹ là “họ ngoại’. Thông thường, các gia đình mới sẽ về sinh sống ở nhà chồng.

    Con trai đầu có trách nhiệm tổ chức thờ phụng cha mẹ, ông bà đã khuất. Được xác định là con trưởng và có trách nhiệm thờ phujcng trong gia đình. Mỗi họ có nhà thờ họ, có người trưởng họ quán xuyến việc chung.

    Hôn nhân theo chế độ một vợ một chồng. Việc cưới xin phải trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi vợ và cưới vợ cho con. Mang đến giá trị linh thiêng cũng như chân trọng cuộc sống hôn nhân. Người Kinh coi trọng sự trinh tiết, đức hạnh của các cô dâu, đồng thời chú ý đến gia thế xuất thân của họ. Để kết hôn có được nền tảng gia đình, nền tảng giáo dục vững chắc.

    4.2. Nhà cửa:

    Nhà người Việt miền Bắc:

    Nhà người Việt miền Bắc có nhiều kiểu, nhiều dạng khác nhau thể hiện ở kết cấu bộ khung nhà. Chủ yếu là ở các kiểu vì kèo, ở bình đồ, (tổ hợp nhà ), ở tổ chức mặt bằng sinh hoạt,… Song kiểu nhà ba gian hai chái với vì kèo suốt – giá chiêng – sáu hàng cột là tiêu biểu hơn cả. Thường xác định với gian nhà chính, phân biệt trong mục đích sử dụng và sinh hoạt.

    Tổ hợp hai nhà: nhà chính và nhà phụ kết hợp với nhau theo hình “thước thợ”.

    Mặt bằng sinh hoạt:

    + Gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên, phản gỗ (ghế ngựa) dành cho chủ nhà và bàn ghế tiếp khách. Đề cao giá trị tâm linh cũng như nghĩ đến ôn bà tổ tiên. Bên cạnh đó là gian khách để đón tiếp mọi người đến chơi.

    + Hai gian bên của gian giữa kê giường tủ giành cho các thành viên nam trong nhà. Hai gian chái có vách (đố hoặc tường) ngăn với ba gian giữa.

    Trong các gian này dành cho sinh hoạt của các thành viên nữ, đồng thời còn là nơi để cất lương thực và các thứ lặt vặt khác. Coi trọng sự kín đáo trong nét sinh hoạt của thành viên nữ trong gia đình. Cũng như cất giữ đồ dùng, vật dụng khác.

    Đó là ngôi nhà chính, còn nhà phụ: một gian hai chái, vì kèo thường đơn giản (vì kèo cầu hoặc vì kèo – ba cột). Thực hiện các công việc nhà nông hoặc thực hiện sản xuất, chăn nuôi. Nhà này thường là nhà bếp kết hợp làm nơi để nông cụ, cối xay, cối giã, và chuồng trâu,…

    Nhà người Việt miền Trung:

    Nhà miền Trung, một kiểu nhà rất phổ biến, đó là nhà rường. Vì kèo bốn cột không có giá chiêng, đặt trên lưng trếng (xà lòng) của hai vì kèo gian giữa người ta đặt một cái giương dùng làm kho. Thực hiện việc cất giữ thóc gạo hay các tài sản quý giá. Yếu tố này chúng ta có thể thấy ở nhà một số cư dân thuộc ngôn ngữ Môn-Khơ me cực nam Trung Bộ: Mạ, Chil. Cơ ho, Xtiêng,…

    Nhà lá mái gồm hai lớp nóc: lớp trong bằng đất, lớp ngoài lợp lá, chủ yếu là để chống gió Lào. Lớp đất được dùng trong mục đích làm thành khung kiên cố. Lớp lá vừa là phần mái trên cùng, trách mưa gió.

    4.3. Trang phục:

    Có đủ các chủng loại y phục khăn áo, váy, quần, khố (trước đây), mũ nón, giày dép,… và trang sức. Thể hiện sự đa dạng cũng như nét biến tấu của các trang phục hiện đại. Có đặc trưng riêng về phong cách mỹ thuật khác với các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ và lân cận. Vừa mang đến sự mới mẻ khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

    Trang phục nam:

    Thường nhật, người Việt xưa hay mặc các trang phục nâu, hàng khuy và có hai túi dưới.

    Trong lễ, tết, hội hè:

    Nam thường mặc áo dài màu đen, hoặc loại vải the có lót trắng bên trong. Cũng có thể được coi là trang phục áo dài dành cho nam giới. Đầu đội khăn xếp, quần tọa màu trắng. Đó là loại áo dài, xẻ nách phải không trang trí hoa văn. Hàng khuy được thiết kế vát chéo về phía phải ngực. Nếu có chỉ là loại hoa văn dệt cùng màu tinh tế trên vải. Chân đi guốc mộc.

    Trang phục nữ:

    Trang phục thường nhật:

    Phụ nữ miền Bắc và bắc Trung bộ thường mặc áo cách ngắn vải nâu, phía trong mặc yếm. Có thể mặc quần hay váy tùy vùng miền cũng như thuận lợi trong sinh hoạt. Có phần dây lưng để cố định áo.

    Phụ nữ Nam Bộ thường ngày mặc áo bà ba với các kiểu cổ tròn, cổ trái tim, cổ bà lai. Phụ trang đi kèm với bộ bà ba là chiếc khăn rằn thường có ô vuông xen kẽ hai màu. Đây là loại khăn có nguồn gốc của người khơ me mà người Việt đã ảnh hưởng.

    Trang phục trong lễ, tết, hội hè:

    Trong những dịp này phụ nữ Việt thường mang áo dài. Đây là trang phục truyền thống và đặc trưng của người Việt nam. Áo dài có hai loại:

    + Loại xẻ ngực buông vạt không cài cúc bên trong thường mặc áo ‘cổ xây’ cho kín đáo;

    + Loại thứ hai là loại áo năm thân, xẻ nách phải cổ đứng. Có loại mặc theo lối vạt đè chéo lên nhau dùng dây lưng buộc ngang thân rồi buông xuống phía trước. Trong đó, loại thứ hai thường được sử dụng phổ biến hơn cả. Ngày nay áo dài vẫn được ưa chuộng cũng như được cách tân để phù hợp với nhu cầu hiện đại.

    Họ thường để tóc dài vấn khăn thành vành tròn quanh đầu. Bên ngoài trùm khăn hoặc đội nón ba tấm, nón thúng. Các thiếu nữ thường búi tóc đuôi gà. Thông thường họ đội nón hoặc sử dụng những chiếc khăn để tôn lên mái tóc dài. Mùa rét phổ biến quấn trên đầu chiếc khăn vuông màu thâm. Đồ trang sức thường mang là các loại trâm, vòng cổ, hoa tai, nhẫn, vòng tay mang phong cách từng vùng. Có thể là trang sức đeo cổ, khuyên tai hay các phụ kiện trên áo, trên đầu. Người Kinh xưa chưa có thói quen đeo nhẫn hay các phụ kiện khác nhỏ. Họ thường sử dụng vòng tay, vòng cổ để làm vật dụng trang trí.

    Phụ nữ Nam Bộ:

    Chiếc nón lá có sườn nón gồm những nan tre xếp thẳng dọc và khoảng 16 vòng nan tre xếp tròn đường kính từ nhỏ xíu trên đỉnh nón đến lớn dần theo vành nón. Có thể sử dụng lớp chụp trên để tránh mưa gió hay làm ướt nón. Ngày nay, chiếc nón lá thường được sử dụng trong lớp phụ nữ bình dân và ở vùng nông thôn. Vì chức năng của nó phần lớn che nắng cho người lao động vất vả, nên phải chắc bền và tương đối cứng cáp chớ không nhẹ nhàng, mỏng manh như nón lá bài thơ ở Huế.