Đánh giá Dell Precision 7510 – Mỏng nhẹ hơn, thời lượng pin tốt, giá hấp dẫn

Tất nhiên đây không phải là sự “xuống cấp” so với mẫu

Dell 7510_tinhte.vn 9.jpg

Điểm lưu ý với mẫu Precision 7510 Tinhte thử nghiệm là lỗi hở sáng khá nặng ở cạnh phải màn hình. Tất nhiên đây không phải là lỗi của cả dòng sản phẩm mà chỉ là vấn đề của riêng sản phẩm này.

Bàn phím và touchpad

Dell 7510_tinhte.vn 11.jpg

Thử nghiệm trong môi trường văn phòng cho thấy chất lượng hình ảnh Precision 7510 thể hiện tốt với khả năng tái tạo màu sắc gần với thực tế, hình ảnh hiển thị sắc nét, độ tương phản cao và ít bị chói sáng. Các bước chuyển màu, mức độ sáng tối cũng như sắc xám và trắng dễ phân biệt, mang lại cảm giác dễ chịu khi làm việc với tài liệu văn bản.Điểm lưu ý với mẫu Precision 7510 Tinhte thử nghiệm là lỗi hở sáng khá nặng ở cạnh phải màn hình. Tất nhiên đây không phải là lỗi của cả dòng sản phẩm mà chỉ là vấn đề của riêng sản phẩm này.

Có thể nhận thấy thiết kế bàn phím Precision 7510 mang nhiều nét tương đồng với M4800 và cả dòng laptop chuyên game Dell Alienware và ThinkPad của Lenovo. Cụ thể bàn phím vừa có nút trỏ chuột (track stick) cùng hai nút nhấn trái, phải nằm ngay dưới, mang chút phong vị “hoài cổ” kết hợp cùng nét hiện đại của touchpad cảm ứng đa điểm thông minh và bộ đọc dấu vân tay ở cạnh phải.

Bên cạnh đó, bàn phím cũng được trang bị đèn nền với hai mức độ sáng khác nhau có thể tùy chỉnh theo môi trường làm việc. Khả năng chống tràn nhờ lớp phim trong suốt bên dưới nhưng đáng tiếc không trang bị bộ bảo mật vân tay FingerPrint như một bước xác thực người dùng, ngăn chặn truy cập dữ liệu trái phép.

Dell 7510_tinhte.vn 12.jpg

Đánh giá hiệu năng

Dell 7510_tinhte.vn 15.jpg

Thử nghiệm thực tế cho thấy các phím nhấn êm, bề mặt phím cong nhẹ và độ đàn hồi tốt mang lại cảm giác phím rõ ràng, bạn dễ dàng lướt trên bàn phím khi gõ nhanh văn bản mà không sợ nhấn nhầm. Về touchpad đáp ứng tốt thao tác người dùng, kích thước lớn và cảm giác trơn mịn do độ ma sát thấp giúp trỏ chuột di chuyển chính xác. Dù vậy, hai phím trái phải chuột thiết kế rời nên không tạo được sự liền mạch trong tổng thể sản phẩm.

Thử nghiệm với cấu hình phần cứng gồm chip Core i5-6300HQ (2,3 – 3,2GHz, 8MB smart cache), đồ họa Quadro M1000M với 2GB GDDR5, 8GB RAM DDR4 bus 2.133 MHz, ổ cứng 1TB tha hồ cho bạn lưu dữ liệu, video độ nét cao trong quá trình làm việc.

Chart. 3DMark.jpg

Điểm cần lưu ý với cấu hình trên là mẫu card đồ họa tầm trung Nvidia Quadro M1000M, hỗ trợ OpenGL 4.5 và bộ thư viện đồ họa DirectX 12 có sẵn trong Windows 10. Thiết kế card dựa trên nhân đồ họa GM07 kiến trúc Maxwell với 512 trên tổng số 640 shader core được kích hoạt, chạy ở xung nhịp mặc định 993 MHz và có thể tăng tốc đạt 1.072 MHz ở chế độ Boost. Card cũng được trang bị 2GB bộ nhớ GDDR5, xung nhịp (memory clock) 1.250 MHz với độ rộng băng thông 128 bit.

Theo Nvidia cho biết Quadro M1000M được tối ưu cho một số phần mềm thiết kế CAD như AutoCad, Solidworks, MDT hoặc dựng hình số DCC (digital content creation). Vì vậy sẽ rất khập khiễng nếu dựa vào những kết quả bên dưới để kết luận hiệu năng sản phẩm mạnh hay yếu so với các laptop trang bị đồ họa rời dòng GeForce của Nvidia hoặc AMD Radeon vì đơn giản chúng không cùng hệ quy chiếu.

Chart. PCMark 8.jpg

Chẳng hạn trong công cụ benchmark PCMark 8 đánh giá hiệu năng tổng thể, cấu hình thử nghiệm đạt 3.204 điểm trong phép thử Home và 3.856 điểm trong phép thử Creative. Với 3DMark Cloud Gate, Precision 7510 đạt 26.130 điểm Graphics, 4.243 điểm Physics và hiệu năng tổng thể đạt 12.174 điểm.

So với mẫu workstation thế hệ cũ M4800 (chip Core i7-4910MQ, đồ họa Quadro K2100M) thì điểm 3DMark của Precision 7510 cao hơn khoảng 18%, trong đó điểm đồ họa hơn đến 131,3% và CPU thấp hơn 45,1%. Điều này hoàn toàn bình thường vì xét ở mức cơ bản, Dell 7510 chỉ trang bị chip Core i5-6300HQ, xung cao nhất 3,2GHz trong khi Core i7-4910MQ chạy ở 3,9GHz.

SPECviewperf 12.jpg

Với bộ công cụ SPECviewperf 12 mô phỏng khả năng dựng, hiển thị các mô hình thiết kế tương tự cách thức hoạt động của một số phần mềm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, dựng hình. Mẫu laptop Dell chỉ đạt kết quả tương đối với tốc độ xử lý khung hình mỗi giây (fps) trong các phép thử dưới mức 30 fps. Cụ thể Maya đạt 20,2 fps, Medical đạt 13,7 fps và riêng phần mềm thiết kế mô hình Catia đạt 32,5 fps.

Thời gian dùng pin

Chart. Pin.jpg

Đây cũng là kết quả cao nhất trong phép đánh giá thời lượng pin qua công cụ PCMark 8 nếu so với phiên bản cũ Precision M4800 và

Về thời gian dùng pin ghi nhận qua phép thử PCMark 8 Home, cấu hình máy chế độ High Performance và độ sáng màn hình giảm còn 40% (tương đương chế độ dùng pin), thời lượng pin của máy đạt đến 6 giờ 40 phút khi chạy các tác vụ duyệt web, nhập dữ liệu, chỉnh sửa hình ảnh, video chat và cả chơi game giải trí nhằm đưa ra kết quả gần đúng với thực tế sử dụng.Đây cũng là kết quả cao nhất trong phép đánh giá thời lượng pin qua công cụ PCMark 8 nếu so với phiên bản cũ Precision M4800 và HP ZBook Studio G3 mà Tinhte từng thử nghiệm.

Dell 7510_tinhte.vn 16.jpg

Khả năng tản nhiệt

Chart. nhiet do.jpg

Tinhte ghi nhận khả năng tản nhiệt của máy trong môi trường văn phòng, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C. Máy hoạt động êm khi chạy ứng dụng văn phòng hoặc chơi game giải trí nhẹ nhàng. Trong tác vụ xử lý đồ họa 3DMark và SPECviewperf 12, hệ thống tản nhiệt vẫn chứng tỏ hiệu quả dù khá ồn ào khi hoạt động với nhiệt độ cao nhất của bộ xử lý là 60 độ C và đồ họa Quadro M100M là 70 độ C.

Chi tiết kết quả thử nghiệm

Viewperf 12.0.jpg

Cảm ơn bạn Thương Hải, hội Workstation USA đã cho Tinhte mượn sản phẩm review.

Tất nhiên đây không phải là sự “xuống cấp” so với mẫu Precision M4800 vì với dòng sản phẩm mới, Dell cũng đưa ra nhiều tùy chọn khác nhau để người dùng lựa chọn theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính. Cụ thể nếu cần độ phân giải cao và cần thể hiện màu sắc chính xác tuyệt đối cho công việc thiết kế hay chỉnh sửa hình ảnh, bạn có thể chọn phiên bản UltraSharp với Premium Panel Guarantee đạt 72% color gamut hoặc UltraSharp PremierColor Wide đạt 100% color gamut.