Đánh giá Galaxy S10 Lite sau 1 năm ra mắt: Không mua bây giờ đừng tiếc

Đã hơn 1 năm kể từ thời điểm Samsung Galaxy S10 Lite được ra mắt chính thức tại thị trường Việt Nam liệu trong thời điểm hiện tại chúng ta có nên sở hữu một chiếc smartphone với con chip Snapdragon 855, pin 4.500 mAh cùng hệ thống 3 camera hay không? Mời các bạn cùng xem bài đánh giá chi tiết bên dưới để tìm hiểu rõ hơn nhé.

Hiện bài viết vẫn đang được cập nhật và mình sẽ có bài đầy đủ vào ngày 11/5 sắp tới, các bạn nhớ đón chờ nha!

Xem thêm:

Hiệu năng của Snapdragon 855 trên Galaxy S10 Lite có còn mạnh hay không?

Trước khi đi vào phần đánh giá hiệu năng, chúng ta cùng điểm nhanh qua thông số cấu hình của Samsung Galaxy S10 Lite, cụ thể như sau:

  • CPU: Snapdragon 855 (xây dựng dựa trên tiến trình 7 nm và bao gồm 8 nhân).
  • GPU: Adreno 640.
  • RAM: Có hai tùy chọn là 6 GB hoặc 8 GB (phiên bản mình đang trải nghiệm là 8 GB).
  • Bộ nhớ trong: 128 GB hoặc 512 GB (phiên bản mình đang trải nghiệm là 128 GB).
  • Hệ điều hành: One UI 3.1 mới nhất (dựa trên Android 11).

Liệu con chip Snapdragon 855 gần 3 năm tuổi có mang lại hiệu năng mạnh mẽ cho Galaxy S10 Lite?

Liệu con chip Snapdragon 855 gần 3 năm tuổi có mang lại hiệu năng mạnh mẽ cho Galaxy S10 Lite?

Như các bạn có thể thấy, Galaxy S10 Lite được trang bị con chip Snapdragon 855 đã ra mắt vào cuối năm 2018. Vậy liệu con chip gần 3 năm tuổi này có còn đủ sức để chiến được game hay không? Trước đó vào đầu tháng 3/2021 thì Galaxy S10 Lite được lên đời One UI 3.1 (Android 11) mới nhất và bản cập nhật này hứa hẹn sẽ mang đến hiệu năng mạnh mẽ hơn cho thiết bị. Liệu điều đó có đúng sự thật hay không?

Để giải đáp điều này, mình đã tiến hành trải nghiệm thử một số tựa game phổ biến hiện nay như Liên Quân Mobile, PUBG Mobile, Free Fire, Call of Duty Mobile và những dữ liệu liên quan đến từng tựa game mình sẽ để tại đây cho các bạn theo dõi nhé. À, tất nhiên là chiếc S10 Lite của mình cũng được cập nhật lên One UI 3.1 mới nhất rồi nên các bạn cứ yên tâm về kết quả nhé.

  • Liên Quân Mobile

Trải nghiệm game Liên Quân Mobile trên S10 Lite.

Trải nghiệm game Liên Quân Mobile trên S10 Lite.

Mặc dù Snapdragon 855 trên S10 Lite đã được gần 3 năm tuổi nhưng điều đó không có nghĩa là Galaxy S10 Lite không thể chiến được Liên Quân Mobile. Ở tựa game này thì mình hoàn toàn có thể thiết lập được mức đồ họa cao nhất và tất nhiên là kích hoạt được FPS Cao nữa (vì S10 Lite có Snapdragon đầu 8xx cơ mà). Nhờ vào đó mà mọi thao tác điều khiển tướng, thực hiện chiêu thức, đánh đấm hiệu ứng các thứ đều rất mượt, tốc độ khung hình của game được duy trì ở mức 60 FPS.

Thiết lập đồ họa trong game Liên Quân Mobile mà Galaxy S10 Lite có thể chỉnh được.

Thiết lập đồ họa trong game Liên Quân Mobile mà Galaxy S10 Lite có thể chỉnh được.

  • Free Fire

Trải nghiệm game Free Fire trên Galaxy S10 Lite.

Trải nghiệm game Free Fire trên Galaxy S10 Lite.

Sang đến tựa game tiếp theo là Free Fire thì Galaxy S10 Lite vẫn duy trì được phong độ như khi chiến Liên Quân Mobile. Các cài đặt đồ họa trong Free Fire đều được mình chỉnh lên mức cao nhất và trải nghiệm game phê lắm các bạn ạ. Trong khi chơi, tốc độ khung hình luôn đạt ở mức cao là 60 FPS nên mọi thứ trong game từ việc điều khiển nhân vật nhảy dù, chạy bo, bắn súng giao tranh,… đều rất trơn tru và ổn định.

Galaxy S10 Lite của mình hoàn toàn có thể chiến Free Fire với đồ họa max setting.

Galaxy S10 Lite của mình hoàn toàn có thể chiến Free Fire với đồ họa max setting.

  • PUBG Mobile

Galaxy S10 Lite vẫn còn chiến được PUBG Mobile ngon lành cành đào nhé các bạn.

Galaxy S10 Lite vẫn còn chiến được PUBG Mobile ngon lành cành đào nhé các bạn.

Tiếp theo là PUGG Mobile, một tựa game có cùng thể loại với Free Fire nhưng có đồ họa nặng hơn nhiều. Mặc dù là thế nhưng em S10 Lite của mình vẫn chơi được ở mức đồ họa UltraHD đó nha các bạn. Tuy nhiên, để máy có thể chơi được PUBG Mobile ở 60 FPS thì mình sẽ giảm mức đồ họa xuống HDR (nói là giảm thế thôi chứ các chi tiết trong game được tái hiện xuất sắc lắm đó, các bạn cứ xem ảnh GIF ở trên là thấy).

Nhưng để chơi được PUBG Mobile ở mức 60 FPS thì mình phải giảm đồ họa xuống còn HDR (bên trái) thay vì để UltraHD (bên phải).

  • Call of Duty

Ngay cả với một tựa game nặng như Call of Duty Mobile thì S10 Lite vẫn hoàn toàn có thể chơi được một cách mượt mà.

Ngay cả với một tựa game nặng như Call of Duty Mobile thì S10 Lite vẫn hoàn toàn có thể chơi được một cách mượt mà.

Cuối cùng, ở tựa game Call of Duty Mobile thì Samsung Galaxy S10 Lite vẫn tiếp tục duy trì phong độ giống như 3 trò chơi ở trên. Tốc độ khung hình luôn nằm trong khoảng từ 58 đến 60 FPS nên mình không hề thấy hiện tượng giật lag hay tụt FPS trong quá trình mình trải nghiệm game. Chi tiết trong game cũng được S10 Lite tái tạo đỉnh lắm nha các bạn, từ khung cảnh xung quanh cho đến nhân vật đều rất rõ nét, sinh động.

Thiết lập đồ họa trong Call of Duty Mobile mà S10 Lite có thể trải nghiệm được.

Thiết lập đồ họa trong Call of Duty Mobile mà S10 Lite có thể trải nghiệm được.

Không chỉ chơi game, mình cũng đã tiến hành chấm điểm hiệu năng của Galaxy S10 Lite bằng các phần mềm benchmark quen thuộc như GeekBench 5, 3DMark và PCMark để các bạn có một cái nhìn trực quan hơn về hiệu năng của thiết bị. Kết quả mình thu được cụ thể như sau:

Điểm GeekBench 5 của S10 Lite.

Điểm GeekBench 5 của S10 Lite.

– GeekBench 5:

  • Điểm đơn nhân: 431 điểm.
  • Điểm đa nhân: 2.143 điểm.

Điểm 3DMark (bên trái) và PCMark (bên phải) của Galaxy S10 Lite.

Điểm 3DMark (bên trái) và PCMark (bên phải) của Galaxy S10 Lite.

– 3DMark:

  • Điểm đồ họa 2D (OpenGL ES 3.0): 298.666 điểm.
  • Điểm đồ họa 3D (Vulkan): 647.800 điểm.

– PCMark: 8.410 điểm.

Như các bạn có thể thấy ở trên, Snapdragon 855 trên Galaxy S10 Lite vẫn cho ra những con số rất ấn tượng. Nếu so sánh với một số đối thủ trong cùng phân khúc trên thị trường như OPPO Reno4 Pro, Galaxy A52 5G hay OPPO Reno5 Pro 5G thì điểm hiệu năng của S10 Lite vẫn nhỉnh hơn nhiều. Nhìn chung, mình cảm thấy cực kỳ hài lòng về hiệu năng của Galaxy S10 Lite ở thời điểm hiện tại, ngon từ điểm số cho đến trải nghiệm game luôn.

Viên pin 4.500 mAh của Galaxy S10 Lite liệu có quá yếu ở thời điểm hiện tại?

Câu trả lời là không hề nhé các bạn và để chứng minh cho lời mình nói thì mình đã test thử viên pin 4.500 mAh của S10 Lite bằng bài test pin (theo tiêu chuẩn của TGDĐ) đầy quen thuộc. Trong tường hợp những bạn nào không biết bài test pin này là gì thì mời các bạn xem qua điều kiện của bài test pin này (đừng bất ngờ quá nhé):

  • Trải nghiệm 4 tác vụ xoay vòng gồm: Chơi Liên Quân (Thiết lập chi tiết), xem YouTube, lướt Facebook và xài Chrome.

Thiết lập đồ họa trong game Liên Quân Mobile mà Galaxy S10 Lite có thể chỉnh được.

Thiết lập đồ họa trong game Liên Quân Mobile mà Galaxy S10 Lite có thể chỉnh được.

  • Mỗi tác vụ sử dụng 1 tiếng đồng hồ.
  • Độ sáng màn hình: 100%.
  • Cắm tai nghe có dây xuyên suốt và âm lượng 100%.
  • Bật WiFi và các thông báo từ mạng xã hội.
  • Không bật tiết kiệm pin, màn hình thích ứng, GPS và Bluetooth.
  • Chấm từ 100% đến 0%.

Mình lựa chọn Liên Quân Mobile làm tựa game để test pin Galaxy S10 Lite.

Mình lựa chọn Liên Quân Mobile làm tựa game để test pin Galaxy S10 Lite.

Kết quả mình thu được như sau:

Galaxy S10 Lite của mình trụ được 9 tiếng 14 phút sau bài test pin, một kết quả khá ấn tượng.

Galaxy S10 Lite của mình trụ được 9 tiếng 13 phút sau bài test pin, một kết quả khá ấn tượng.

Phải nói rằng mình rất ấn tượng với thời lượng sử dụng pin mà chiếc S10 Lite mang lại, cụ thể là 9 tiếng 13 phút. Điều này chứng tỏ rằng One UI 3.1 đã tối ưu năng lượng tiêu thụ của S10 Lite rất tốt, pin của máy chỉ có 4.500 mAh mà trụ được hơn 9 tiếng là hơi bị trâu bò đó nha các bạn. Chính vì thế, mình tin chiếc smartphone này vẫn có thể phục vụ chúng ta cả 1 ngày dài học tập/làm việc, thậm chí là hơn 1 ngày rưỡi (nếu không chơi game).

Thiết kế và màn hình của Galaxy S10 Lite chưa hề lỗi mốt đâu nha

Mình phải công nhận một điều rằng Galaxy S10 Lite có thiết kế tổng thể không quá nổi bật, không phá cách nhưng mức độ hoàn thiện của sản phẩm không hề kém cạnh với bất kỳ đối thủ nào trong cùng phân khúc giá. Thiết bị sử dụng chất liệu nhựa giả kính cho phần mặt lưng và phần khung của máy được làm từ kim loại rất chắn chắn, sang trọng. Cảm giác cầm nắm của Galaxy S10 Lite cực thoải mái, dễ chịu nhờ vào các cạnh viền được vát cong mềm mại.

Dù mặt lưng của S10 Lite được làm từ nhựa nhưng bù lại thì máy sở hữu khung kim loại chắc chắn.

Dù mặt lưng của S10 Lite được làm từ nhựa nhưng bù lại thì máy sở hữu khung kim loại chắc chắn.

Phần mặt lưng cũng là nơi đặt hệ thống 3 camera của Galaxy S10 Lite và cụm camera này có thiết kế giống với một số mẫu smartphone Samsung tầm trung. Cá nhân mình thấy kiểu làm camera như vậy không được đẹp cho lắm nhưng không thể chê trách được khi mẫu máy này đã ra mắt hơn 1 năm trước, gần đây thì mình đặc biệt chú ý đến Galaxy S21 Series với thiết kế camera không thể chê vào đâu được. Mình hy vọng rằng Samsung trong tương lai có thể tung ra Galaxy S21 FE hay Galaxy S21 Lite với mức giá mềm và có thiết kế tương tự như Galaxy S21 Series.

Hệ thống 3 camera sau của Galaxy S10 Lite.

Hệ thống 3 camera sau của Galaxy S10 Lite.

Màu sắc cũng là một trong những điểm nhấn của Galaxy S10 Lite và cá nhân mình thấy thích bản màu trắng ngọc trai hơn là màu xanh (mình đang cầm trên tay) hay là màu đen. Phải chi màu xanh này có thể nhạt hơn chút nữa thì tốt biết mấy.

Các tùy chọn màu sắc của S10 Lite nhưng mình chỉ ấn tượng mỗi màu trắng ngọc trai mà thôi. (Nguồn: Samsung).

Các tùy chọn màu sắc của S10 Lite nhưng mình chỉ ấn tượng mỗi màu trắng ngọc trai mà thôi. (Nguồn: Samsung).

Quay sang đến mặt trước, Galaxy S10 Lite vẫn sở hữu màn hình có thiết kế đục lỗ quen thuộc nhưng chưa bao giờ lỗi mốt. Hơn nữa, phần viền màn hình xung quanh của S10 Lite được làm khá mỏng, tạo cảm giác thiết bị có màn hình tràn viền hoàn toàn. Nhắc sơ qua về thông số, màn hình của Galaxy S10 Lite sử dụng tấm nền Super AMOLED Plus, kích thước 6.7 inch cùng độ phân giải Full HD+ (1.080 x 2.400 pixel). À, máy còn hỗ trợ cảm biến vân tay quang học với tốc độ nhận diện tương đối nhanh và nhạy.

Galaxy S10 Lite sở hữu màn hình với chất lượng hiển thị cực tốt và có cảm biến vân tay quang học (nằm dưới màn hình) khá tiện lợi.

Galaxy S10 Lite sở hữu màn hình với chất lượng hiển thị cực tốt và có cảm biến vân tay quang học (nằm dưới màn hình) khá tiện lợi.

Theo trải nghiệm của cá nhân mình, màn hình của chiếc smartphone này mang đến trải nghiệm hiển thị rất tốt, màu sắc sinh động, đặc biệt là khi mình xem video hay chơi game. Mặc dù S10 Lite không có tốc độ làm tươi cao giống như một số đối thủ trong cùng phân khúc, cũng dễ hiểu vì thời điểm S10 Lite ra mắt thì màn hình có tần số quét cao vẫn chưa phổ biến. Tuy nhiên, trải nghiệm vuốt chạm, thao tác với màn hình của thiết bị thì mình thấy vẫn rất mượt mà, ổn định và tốc độ phản hồi nhanh nữa.

Galaxy S10 Lite chụp ảnh vẫn đẹp vô đối

Mặc dù hệ thống 3 camera của Galaxy S10 Lite có hơi khiêm tốn một chút so với những mẫu smartphone có 4 – 5 camera sau. Tuy nhiên, thông số camera của thiết bị lại không hề ‘khiêm tốn’ chút nào đâu nhé, cụ thể như sau:

  • Camera chính: Độ phân giải 48 MP, khẩu độ f/2.0.
  • Camera góc siêu rộng: Độ phân giải 12 MP, khẩu độ f/2.2.
  • Camera macro: Độ phân giải 5 MP, khẩu độ f/2.4.

Samsung Galaxy S10 Lite sở hữu thông số camera tương đối ổn trong phân khúc giá.

Samsung Galaxy S10 Lite sở hữu thông số camera tương đối ổn trong phân khúc giá.

Phải nói rằng đa phần các đối thủ trong cùng phân khúc giá với Galaxy S10 Lite đều có thông số camera sau nhỉnh hơn với độ phân giải 64 MP hay thậm chí là 108 MP như chiếc Realme 8 Pro. Tuy nhiên con số không thể phản ánh đúng hoàn toàn chất lượng ảnh chụp nên mình đã tiến hành test camera của S10 Lite và sau đây là những đánh giá của mình, mời các bạn cùng xem nha.

Trong điều kiện đầy đủ sáng, camera của Galaxy S10 Lite hoàn toàn có thể cho ra những bức hình với màu sắc sinh động, độ tương phản cao và khả năng cân bằng sáng rất tốt. Mặc dù vậy thì mức độ chi tiết của các tấm hình bên dưới chỉ nằm ở mức tương đối ổn, khi mình zoom vào thì hình ảnh bị bệt và chi tiết không được giữ lại quá nhiều. Điều này cũng dễ hiểu vì camera chính của máy có độ phân giải là 48 MP.

Ảnh chụp trong điều kiện đủ sáng trên Galaxy S10 Lite.

Ảnh chụp trong điều kiện đủ sáng trên Galaxy S10 Lite.

Ảnh chụp trong điều kiện đủ sáng trên Galaxy S10 Lite.

Ảnh chụp trong điều kiện đủ sáng trên Galaxy S10 Lite.

Ngôi chùa Pháp Hoa quả thực là rất đẹp đúng không nào các bạn?

Ngôi chùa Pháp Hoa hiện lên trang nghiêm qua ống kính camera của Galaxy S10 Lite.

Cũng ở trong điều kiện này nhưng mình có thử một số tính năng khác như chụp ảnh góc rộng và chụp macro. Đầu tiên là ở chế độ chụp góc rộng, camera 12 MP của Galaxy S10 Lite đã làm tròn vai của mình khi mang đến những hình ảnh khá ấn tượng, từ chi tiết, màu sắc, độ bão hòa cho đến ánh sáng đều quá đỉnh so với mức giá của máy. Tuy nhiên, chúng ta sẽ khó tránh được hiệu ứng mắt cá (hay còn gọi là tình trạng méo ở các góc) khi chụp hình ở chế độ này nhưng mình thấy điều đó hoàn toàn ổn.

Ảnh chụp góc rộng trong điều kiện đủ sáng trên Galaxy S10 Lite.

Ảnh chụp góc rộng trong điều kiện đủ sáng trên Galaxy S10 Lite.

Ảnh chụp góc rộng trên Galaxy S10 Lite sẽ bị méo ở các góc.

Ảnh chụp góc rộng trên Galaxy S10 Lite sẽ bị méo ở các góc.

Ở chế độ chụp macro, mình nhận thấy camera macro 5 MP của máy lấy nét có vẻ chậm và không được nhanh như khi mình chụp ở chế độ tự động (mình đưa camera lại gần chủ thể là máy tự động nhận diện chụp macro). Ngoài ra, màu sắc và chi tiết của bức hình khi chụp macro lại kém hơn so với chế độ chụp tự động, ảnh còn xuất hiện tình trạng nhiễu hạt khá nặng (các bạn có thể xem hình bên dưới). Mình khuyên các bạn nếu có muốn chụp ảnh macro thì nên chụp ở chế độ tự động và đưa máy lại gần vật thể để có được kết quả tốt nhất.

Ảnh chụp ở chế độ macro (bên trái) so với ảnh chụp macro ở chế độ tự động (bên phải)trên Galaxy S10 Lite.

Chúng ta cùng chuyển sang một điều kiện chụp hình thử thách hơn một chút, đó là chụp ảnh trong điều kiện ngược sáng. Nhìn ở những bức hình bên dưới, chúng ta có thể thấy được rằng Galaxy S10 Lite vẫn giữ được mức độ chi tiết tốt cùng màu sắc ảnh rất hài hòa. Mặc dù nắng có chiếu trực tiếp vào camera của S10 Lite nhưng thiết bị vẫn có khả năng cân bằng lại nguồn sáng để tránh tình trạng cháy sáng xuất hiện.

Một buổi chiều với hoàng hôn thật đẹp dưới ống kính của Galaxy S10 Lite.

Một buổi chiều với hoàng hôn thật đẹp dưới ống kính của Galaxy S10 Lite.

Thậm chí các vùng tối trong bức hình như bóng cây hay bóng của các phương tiện di chuyển trên đường đều được camera của Galaxy S10 Lite tái tạo rất chân thực, không bị quá đen. Nhìn chung thì mình hoàn toàn hài lòng về khả năng chụp ảnh ngược sáng của Galaxy S10 Lite.

Ảnh chụp ngược sáng trên Samsung Galaxy S10 Lite.

Ảnh chụp ngược sáng trên Samsung Galaxy S10 Lite.

Ở ảnh chụp trong điều kiện thiếu sáng, mình đánh giá cao khả năng cân bằng sáng của Galaxy S10 Lite nhưng hình ảnh bị nhiễu hạt nhiều và chất lượng chi tiết cũng không được tốt cho lắm. À, chiếc smartphone này cũng hỗ trợ chế độ chụp đêm (Night Mode) và mình đã có dùng thử để so sánh với chế độ chụp tự động. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai chế độ này là không quá lớn các bạn ạ.

Ảnh chụp tự động trong điều kiện thiếu sáng (bên trái) và ảnh chụp sử dụng chế độ Night Mode (bên phải) trên Galaxy S10 Lite.

Nếu bạn để ý kỹ ở cụm camera sau thì sẽ thấy được dòng chữ “Super Steady OIS” xuất hiện trên cụm camera sau của Galaxy S10 Lite. Điều này cũng đồng nghĩa rằng camera chính của thiết bị có hỗ trợ tính năng chống rung quang học OIS, hỗ trợ rất tốt cho việc quay video của người dùng. Nếu các bạn còn nhớ thì tiền thân của công nghệ Super Steady OIS chính là Super Steady đã từng xuất hiện trên dòng Galaxy S10 (ra mắt tháng 02/2019).

Galaxy S10 Lite hỗ trợ công nghệ quay video chống rung xịn sò mang tên 'Super Steady OIS'.

Galaxy S10 Lite hỗ trợ công nghệ quay video chống rung xịn sò mang tên ‘Super Steady OIS’.

Để sử dụng tính năng chống rung khi quay video thì chúng ta chỉ cần bấm vào biểu tượng bàn tay rung nằm trên thanh công cụ trong phần mềm camera. Mình có một lưu ý với các bạn, đó là nếu kích hoạt tính năng này lên thì chúng ta sẽ chỉ quay được video với độ phân giải Full HD/30 FPS mà thôi. Chính vì thế mà chúng ta nên sử dụng chế độ này trong điều kiện đầy đủ ánh sáng để có được chất lượng video tốt nhất.

Chúng ta chỉ nên dùng tính năng quay video chống rung trong điều kiện đầy đủ sáng để có được chất lượng video tốt nhất.

Chúng ta chỉ nên dùng tính năng quay video chống rung trong điều kiện đầy đủ sáng để có được chất lượng video tốt nhất.

Mình đã có trải nghiệm và so sánh giữa chế độ quay video Super Steady OIS (Full HD/30 FPS) với quay video không Super Steady OIS (Ultra HD/60 FPS). Các bạn có thể tự theo dõi ở bên dưới và đưa ra những đánh giá của riêng các bạn.

Quay video Super Steady OIS (FHD/30 FPS) trong điều kiện đủ sáng trên Galaxy S10 Lite.

Quay video UHD/60 FPS trong điều kiện đủ sáng trên Galaxy S10 Lite.

Tổng kết

Tóm lại, mình nhận thấy Samsung Galaxy S10 Lite vẫn là một chiếc smartphone vẫn còn rất ngon ở thời điểm hiện tại, đặc biệt là trong phân khúc từ 8 – 10 triệu đồng. Chắc chắn trong tương lai gần thì mình còn đánh giá một số mẫu flagship cũ của Samsung nữa nhưng là máy nào thì mình sẽ giữ bí mật.

Vậy bạn nghĩ như thế nào về Galaxy S10 Lite? Hãy để lại ý kiến của các bạn dưới phần bình luận của bài viết nhé, cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm.

Xem thêm:


Samsung Galaxy S10 Lite

Ngừng kinh doanh





130

Xem đặc điểm nổi bật

  • Chip Snapdragon 855
  • RAM: 8 GB
  • Dung lượng: 128 GB
  • Camera sau: Chính 48 MP & Phụ 12 MP, 5 MP
  • Camera trước: 32 MP
  • Pin 4500 mAh, Sạc 45 W

Xem chi tiết

Biên tập bởi Vương Gia Bảo

Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):

Anh
Chị

Bài viết liên quan