Đánh giá LG G8 ThinQ: Camera ấn tượng
Đây là chiếc điện thoại LG G8 ThinQ mới. Nhìn từ bên ngoài, nó không khác những chiếc điện thoại có mặt trên thị trường hiện nay nhiều. Nó cũng có khung kim loại với mặt kính cũng màn hình kéo dài từ mép này sang mép kia. Mặc dù vậy, bên trong của chiếc máy chứa đựng một vài thứ tưởng như chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Nó cho phép bạn giải phóng Jedi bên trong bằng các điều khiển cử chỉ Air Motion, trong khi Hand ID, đúng như tên gọi, cho phép G8 nhận diện chủ nhân bằng cách quét lòng bàn tay.
Okay, tôi biết rằng những thứ này nghe có vẻ chỉ là cách làm loá mắt người nghe, nhưng LG G8 không chỉ có thế. Máy sở hữu chip Snapdragon 855 mạnh nhất hiện nay có trên một chiếc điện thoại Android. Nó cũng có camera kép và dung lượng pin lớn, lớn nhất từ trước đến giờ trong các mẫu smartphone LG. Có giá bán 600 USD (sau khi đã giảm giá), LG G8 được xem là một món hời. Để tìm hiểu kỹ hơn về chiếc máy này, chúng tôi đã dành ra một tuần để trải nghiệm máy một cách toàn diện nhất.
Trong hộp gồm có:
-
Điện thoại LG G8 ThinQ
-
Vải lau sợi nhỏ
-
Cục sạc
-
Cáp USB-C
-
Que chọc SIM
-
Hướng dẫn nhanh và thông tin bảo hành
Mục lục bài viết
Thiết kế
Như tôi đã đề cập trước đó, nếu nhìn sơ qua LG G8 không có gì quá đặc biệt. Không thể phủ nhận màu đỏ bóng khá bắt mắt, nhưng nhìn chung, nó sở hữu thiết kế tương tự như các mẫu smartphone năm ngoái. Flagship mới này của LG cũng có màu đen hoặc xám truyền thống.
Dù vẫn khá trơn giống như những smartphone làm bằng kính và kim loại, các cạnh bên dày và phẳng giúp cho việc cầm nắm rất thoải mái và dễ dàng.
Một điều khá đặc biệt, LG G8 là một trong số ít máy có cụm camera sau phẳng. Một mặt, nhìn nó trông đẹp và gọn gàng hơn, mặt khác, toàn bộ bề mặt sau sẽ tiếp xúc với tất cả những bề mặt nào mà bạn đặt điện thoại lên. Có vẻ đó cũng chính là lý do tại sao có một vết xước nhỏ gần camera trên chiếc máy tôi đang dùng, mặc dù mặt sau của nó được bảo vệ bởi Gorilla Glass 5 mới nhất.
LG đã giới thiệu nút Google Assistant trên G7 và nó cũng xuất hiện trên G8. Nút này nằm bên cạnh trái với cách thức hoạt động tương tự với người tiền nhiệm: nhấn một lần Trợ lý sẽ xuất hiện; nhấn và giữ cho phép bạn tương tác với AI của Google ở chế độ “Walkie Talkie”. Nút này có thể bị vô hiệu hóa hoàn toàn hoặc một phần nhưng không thể được sử dụng cho các thao tác khác, chẳng hạn như mở một ứng dụng được xác định trước. Vẫn có khả năng bạn vô tình nhấn phải, nhưng theo những gì chúng tôi trải nghiệm, việc này rất hiếm khi xảy ra.
Mặt trước
LG G8 ThinQ
SAMSUNG GALAXY S10
APPLE iPHONE XS
ONEPLUS 6T
Kích thước
5.98 x 2.83 x 0.33 inches
151.9 x 71.8 x 8.4 mm
5.9 x 2.77 x 0.31 inches
149.9 x 70.4 x 7.8 mm
5.65 x 2.79 x 0.3 inches
143.6 x 70.9 x 7.7 mm
6.2 x 2.94 x 0.32 inches
157.5 x 74.8 x 8.2 mm
Khối lượng
5.89 oz (167 g)
5.54 oz (157 g)
6.24 oz (177 g)
6.53 oz (185 g)
Cũng như G7, G8 cũng có khả năng chống nước tiêu chuẩn IP68. Chúng tôi cũng đã xác nhận khả năng sống sót của máy sau khi rơi từ cạnh giường xuống sàn gỗ cứng. Và hơn nữa, nó vẫn còn giữ jack cắm tai nghe – một tính năng mà rất nhiều người vẫn cần.
Mở khoá vân tay, mở khoá khuôn mặt và Hand ID
Đúng vậy, có ba phương pháp mở khóa LG G8 khác nhau bằng sinh trắc học. Mặt lưng của nó gồm máy quét vân tay cổ điển, nhanh, đáng tin cậy và quen thuộc. Ngoài ra còn có Mở khóa bằng khuôn mặt, sử dụng mô-đun Time of Flight Z Camera của LG G8 ở mặt trước. Tóm lại, khuôn mặt của bạn được quét bằng công nghệ 3D, nên bạn không thể qua mặt bằng hình ảnh hay video. Và Hand ID sử dụng một loạt các cảm biến để nhận diện bằng cách quét các tĩnh mạch trong lòng bàn tay của bạn.
Mở khoá bằng khuôn mặt của G8 hoạt động tốt. Mặc dù bạn vẫn có thể sử dụng đồng thời cả ba cách, tôi chỉ sử dụng nhận diện khuôn mặt trong hai ngày. Xác suất thất bại rất thấp – chủ yếu là những lúc tôi không nhìn thẳng vào màn hình. Nó cũng hoạt động tốt trong điều kiện nắng gắt hoặc thiếu sáng. Tôi đã không cạo râu trong một tuần, nhưng điều này cũng không ảnh hưởng gì đến khả năng nhận diện của máy. Nếu bạn đeo kính, chúng tôi khuyên bạn nên vào phần Settings -> Improve Face Unlock để được quét mặt khi có và không đeo kính. Mặc dù vậy, nếu bạn bạn choàng khăn quàng cổ, máy có thể không nhận diện được. Việc tương tự cũng xảy ra khi đeo kính râm. Tôi đã thử với 6 cặp kính râm khác nhau, kết quả là bốn thất bại và hai lần vật lộn. Mặc dù vậy, phần “Improve Face Unlock” có thể cải thiện điều này.
LG G8 cũng hỗ trợ Raise to Wake. Thỉnh thoảng nó không hoạt động, nhưng nhìn chung, nó vẫn rất đáng tin cậy. Máy cũng có chế độ vuốt để kích hoạt mở khoá khuôn mặt. Nếu muốn mở khoá màn hình ngay lập tức, tôi sẽ sử dụng máy quét vân tay, còn nếu muốn xem phần thông báo trước, tôi sẽ sử dụng mở khoá khuôn mặt.
Và cuối cùng, Hand ID, thứ cho phép bạn mở khoá ngay cả khi bạn không chạm vào máy, như đặt trên bàn chẳng hạn. Điều tốt là, phương thức này có tính bảo mật rất cao. Mặc dù vậy, nó không thật sự mang tính thực tiễn. Bạn sẽ thất bại nếu để bàn tay quá gần/xa màn hình (6 inch là khoảng cách lý tưởng nhất), hoặc cảm biến Z của camera không nhận diện được. Tôi đã thử khi tay còn ướt và nó hoàn toàn không hoạt động.
Hiển thị
LG G8 đi kèm với màn hình OLED 6,1 inch được bảo vệ bởi Gorilla Glass 5. Độ phân giải gốc của nó là 1440 x 3120 pixel, nhưng nó được đặt mặc định ở mức 1080p, có lẽ là để cải thiện hiệu suất và thời lượng pin, và nó trông hoàn toàn ổn.
Màu sắc hiển thị mặc định của máy là tone lạnh, nhưng nếu bạn vào Display Settings, bạn sẽ nhìn thấy lựa chọn True View và điều chỉnh theo ý thích. Lựa chọn này điều chỉnh cân bằng trắng để phù hợp với ánh sáng xung quanh.
Và như bạn cũng đã thấy, máy có thiết kế cụm notch, và rất may là, nó không cản trở bất kỳ nội dung nào, trừ các video hiển thị toàn màn hình. Bạn hoàn toàn có thể ẩn cụm notch nếu muốn bằng cách thiết lập thêm viền đen ở viền trên của máy.
Màn hình và chất lượng hiển thị
Đánh giá màn hình
ĐỘ SÁNG TỐI ĐA
(càng cao càng tốt)
ĐỘ SÁNG TỐI THIỂU (nit)
(càng thấp càng tốt)
ĐỘ TƯƠNG PHẢN
(càng cao càng tốt)
NHIỆT ĐỘ MÀU
(Kelvin)
GAMMA
DELTA E RGBCMY
(càng thấp càng tốt)
DELTA E GRAYSCALE
(càng thấp càng tốt)
LG G8 ThinQ
561
(Xuất sắc)
0
Không đo được
(Xuất sắc)
7234
(Tốt)
2.27
5.83
(Trung bình)
5.37
(Trung bình)
Samsung Galaxy S10
674
(Xuất sắc)
1
(Xuất sắc)
Không đo được
(Xuất sắc)
6706
(Xuất sắc)
2.01
3.03
(Tốt)
5.97
(Trung bình)
Apple iPhone XS
664
(Xuất sắc)
2
(Xuất sắc)
Không đo được
(Xuất sắc)
6644
(Xuất sắc)
2.2
0.91
(Xuất sắc)
2.1
(Tốt)
OnePlus 6T
437
(Tốt)
1
(Xuất sắc)
Không đo được
(Xuất sắc)
6838
(Xuất sắc)
2.3
1.56
(Xuất sắc)
5.13
(Trung bình)
Đồ thị màu
Gam màu
Biểu đồ gam màu CIE 1931 xy đại diện cho tập hợp (khu vực) màu sắc mà màn hình có thể tái tạo, với không gian màu sRGB (hình tam giác được tô sáng) làm tham chiếu. Biểu đồ cũng cung cấp hình ảnh trực quan về độ chính xác màu của màn hình. Các hình vuông nhỏ trên các ranh giới của tam giác là các điểm tham chiếu cho các màu khác nhau, trong khi các chấm nhỏ là các phép đo thực tế. Lý tưởng nhất, mỗi dấu chấm nên được đặt trên đỉnh của hình vuông tương ứng. Các giá trị ‘x: CIE31’ và ‘y: CIE31’ trong bảng bên dưới biểu đồ cho biết vị trí của mỗi phép đo trên biểu đồ. ‘Y’ hiển thị độ chói (tính bằng nits) của từng màu được đo, trong khi ‘Target Y’ là mức độ chói mong muốn cho màu đó. Cuối cùng, ‘ΔE 2000’ ‘là giá trị Delta E của màu đo được. Giá trị Delta E dưới 2 là lý tưởng.
Các phép đo này được thực hiện bằng phần mềm hiệu chuẩn Calman của SpectraCal.
Độ hiển thị chính xác của màu
Biểu đồ độ chính xác của màu thể hiện mức độ gần màu của màn hình với các giá trị tham chiếu. Dòng đầu tiên là các màu được đo (thực tế), trong khi dòng thứ hai là các màu tham chiếu (chuẩn). Màu sắc thực tế càng gần với mục tiêu thì càng tốt.
Các phép đo này được thực hiện bằng phần mềm hiệu chuẩn Calman của SpectraCal.
Độ hiển thị chính xác của grayscale
Độ hiển thị chính xác của grayscale cho biết cân bằng trắng của màn hình (cân bằng giữa đỏ, lục và lam) qua các mức độ khác nhau của màu xám (từ tối đến sáng). Màu sắc thực tế càng gần với màu mục tiêu thì càng tốt.
Các phép đo này được thực hiện bằng phần mềm hiệu chuẩn Calman của SpectraCal.
Trong khi LG G7 có màn hình “SuperBright” có khả năng đạt độ sáng 1000 nits, G8 chỉ đạt 561 nits trong thử nghiệm của chúng tôi. Rất may, chúng tôi chưa bao giờ có bất kỳ vấn đề nào khi ở ngoài trời, ngay cả trong một ngày nắng trong công viên. Tuy nhiên, nói về độ sáng, tôi phải chỉ ra rằng khi chỉnh độ sáng thành Tự động, bạn không thể tinh chỉnh nó theo ý thích của mình. Thanh trượt độ sáng chỉ bị vô hiệu hóa trừ khi bạn bỏ chọn chuyển đổi “Tự động”. Tôi thấy điều này hơi khó chịu vì tôi thích tăng độ sáng một chút khi xem video.
Phần mềm và giao diện
LG G8 ThinQ đi kèm với Android 9 Pie – phiên bản Android mới nhất hiện nay. Thật không may, nhiều tính năng có trong Pie, bao gồm cả Digital Wellbeing, đã không được triển khai trong phần mềm tùy chỉnh của LG. Tính năng chính của Android 9 duy nhất tôi tìm thấy là điều hướng dựa trên cử chỉ của Google và được mặc định tắt. Tôi đã cho nó một cơ hội nhưng nhanh chóng phát hiện ra rằng đó không phải là điều hướng cử chỉ tốt nhất trên Android. Bạn sẽ không có thêm không gian màn hình và thao tác cũng không nhanh hơn các nút truyền thống.
Không những vậy, giao diện tuỳ chỉnh của LG cũng thiếu Dark Mode – một chế độ ngày càng phổ biến hiện nay. Ngoài ra còn một vài thứ khác, hơi phiền phức như ảnh động màn hình khoá dài và khó chịu (rất may là, bạn có thể thay đổi hoặc loại bỏ nó).
Điều hướng cử chỉ Air Motion
Air Motion là một tính năng độc đáo của LG G8 cho phép bạn thực hiện một số hành động nhất định mà không cần chạm vào điện thoại. Các lệnh được đưa ra bằng cử chỉ tay thông qua Camera Z. Bạn có thể đặt phím tắt cho hai ứng dụng, điều khiển âm lượng âm thanh hoặc phát / tạm dừng phương tiện trong các ứng dụng như Spotify, Netflix, YouTube hoặc kho nhạc trong máy, chụp ảnh màn hình và tắt báo thức, nhận / từ chối cuộc gọi.
Thật không may, các lệnh của Air Motion khá rườm rà, và điều này biến trải nghiệm của bạn thành bài tập thử thách sự kiên nhẫn. Đầu tiên, bạn đặt lòng bàn tay và giữ một vài giây tại cụm notch của máy. Sau khi điện thoại phát ra tín hiệu đã nhận diện, bạn thu tay lại và tiếp tục làm động tác vuốt. Một cửa sổ bật lên, và bạn sẽ lựa chọn vuốt sang phải hoặc trái tuỳ mục đích. Cửa sổ này sẽ hiển thị các phím tắt ứng dụng nếu bạn ở trên màn hình chính hoặc điều khiển phương tiện nếu bạn đang ở trong ứng dụng nhạc/video. Chụm các ngón tay của bạn lại với nhau. Giữ tay bạn ở giữa trong một vài phút nút điều khiển âm lượng ảo sẽ xuất hiện. Điều khiển bằng cách “xoay” sang trái hoặc phải, và đây có lẽ là phần thú vị nhất trong toàn bộ tương tác.
Tính năng Air Motion hầu như là không cần thiết vào thời điểm này. Bạn có thể chỉ cần vẫy tay để khởi động một ứng dụng, nhưng sau đó, bạn vẫn phải chạm vào màn hình. Có lẽ những cử chỉ này sẽ hữu ích trong một vài tình huống rất cụ thể vào một ngày nào đó, nhưng hiện tại, chúng đơn giản là không thực tế và mất quá nhiều thời gian để hiểu rõ.
Bộ xử lý và bộ nhớ
Được cung cấp bởi Snapdragon 855, LG G8 là một trong những điện thoại Android nhanh nhất hiện nay và kết quả điểm chuẩn hiệu suất cũng phản ánh điều đó (tất cả được thực hiện ở độ phân giải màn hình mặc định 1080p). Như mong đợi, các tựa game nặng chạy mà không có vấn đề gì. Lần duy nhất mà tôi nhận thấy có chút trục trặc là khi bắt đầu trò chơi PUBG ở chế độ đồ họa cao.
Tuy nhiên, giao diện người dùng đôi lúc bị giật lag. 6GB RAM chắc chắn là đủ cho hầu hết nhu cầu của người dùng, nhưng khi khởi chạy ứng dụng hoặc mở lại các ứng dụng trong danh sách chờ, tôi nhận thấy sự chậm trễ thường xuyên hơn so với những máy khác tôi đã từng dùng qua. Tối hôm qua, camera mất khoảng 4 giây để mở. Nhìn chung, LG G8 đủ nhanh, nhưng nó không được mượt mà như những smartphone khác như Google Pixel 3 hay OnePlus 6T.
AnTuTu (càng cao càng tốt)
AnTuTu là một ứng dụng điểm chuẩn di động toàn diện, đa lớp, đánh giá các khía cạnh khác nhau của thiết bị, bao gồm CPU, GPU, RAM, I / O và hiệu suất UX. Điểm cao hơn có nghĩa là một tổng thể thiết bị nhanh hơn.
JetStream (càng cao càng tốt)
GFXBend Car Chase on – screen (càng cao càng tốt)
GFXBend Car Manhattan 3.1 on – screen (càng cao càng tốt)
Nếu thành phần T-Rex HD của GFXBench là cần thiết, thì thử nghiệm Manhattan là vô cùng phù hợp. Đây là một thử nghiệm tập trung vào GPU mô phỏng môi trường chơi game cực kỳ với GPU được đẩy lên mức tối đa. Kết quả đạt được được đo bằng khung hình mỗi giây, với nhiều khung hình sẽ tốt hơn.
Geekbench 4 single – core (càng cao càng tốt)
Geekbench 4 multi- core (càng cao càng tốt)
Hiện tại, LG G8 chỉ có phiên bản 128GB bộ nhớ trong. Bạn có thể trang bị thêm thẻ MicroSD (nếu muốn), nhưng dung lượng có sẵn cũng đã đủ với đa số nhu cầu của người dùng. Chỉ khi bạn quay rất nhiều video 4K, bạn mới có khả năng sử dụng hết dung lượng có sẵn.
Camera
Phiên bản LG G8 ra mắt tại Mỹ có camera sau kép. Một là máy ảnh 12MP thông thường với khẩu độ F1.5 cố định và OIS, trong khi camera phụ là máy ảnh 16MP với ống kính góc siêu rộng. Đây là thiết lập tương tự LG G7. Ở một số nơi trên thế giới, bao gồm Hàn Quốc, G8 sẽ có camera thứ ba với ống kính tele 2x.
Khi ra mắt ứng dụng camera, chúng tôi được cung cấp một bộ tính năng quen thuộc, giống với trong các điện thoại cao cấp trước đây của LG, như Chế độ chân dung và điều khiển camera thủ công đầy đủ cho ảnh và video. AI CAM, lần đầu tiên nhìn thấy trên LG G7, cũng có mặt. Chạm giữ khung ngắm sẽ kích hoạt tìm kiếm trực quan Google Lens. Điểm mới là Chế độ Studio chuyên dụng, nhắc nhở chúng ta về các hiệu ứng Ánh sáng Chân dung của Apple. Máy cũng có Chế độ ban đêm để chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu.
Ứng dụng camera có chút chậm chạp: có thể mất đến vài phút để khởi động hoặc chuyển từ chế độ này sang chế độ khác. Điều này không hẳn là tệ, nhưng dù sao chúng ta cũng đã quen với việc chuyển đổi khá nhanh ở các máy khác. Bạn có thể phóng to hoặc thu nhỏ bằng cách sử dụng nút âm lượng, nghe có vẻ khá hấp dẫn, nhưng sự thật là bạn rất dễ vô tình phóng to/thu nhỏ thay vì thật sự chụp ảnh.
Chất lượng ảnh chụp
Tin tốt là, chất lượng ảnh của LG G8 khá tốt. Tôi đã trải nghiệm chất lượng camera trong lúc đi dã ngoại, và kết quả thu được rất khả quan. Không có chế độ AI hoặc bộ tăng cường hình ảnh nào được kích hoạt trừ khi bạn kích hoạt chúng theo cách thủ công, vì vậy hình ảnh vẫn giữ được vẻ tự nhiên với màu sắc chân thực nhất. Các chi tiết vẫn được giữ lại. Trong các điều kiện ánh sáng yếu, các chi tiết bị mờ hơn.
Camera góc rộng của LG G8 rất lý tưởng để chụp phong cảnh hoành tráng hoặc khi chụp ở những điểm hẹp và tôi đã sử dụng nó rộng rãi trong kỳ nghỉ của mình. Đó là một tài sản quý giá mang đến cho bạn một viễn cảnh hoàn toàn khác để thử nghiệm và vui chơi. Nó có nhược điểm của nó, tuy nhiên. Một là ống kính giới thiệu một chút biến dạng trong ảnh, đặc biệt là xung quanh các cạnh. Nó cũng ít nhạy cảm hơn với ánh sáng, do đó, ảnh chụp trong môi trường tối có thể mờ hơn so với ảnh ngoài cam chính. Và vì không có lấy nét tự động, ống kính góc rộng không phù hợp để chụp cận cảnh. Ánh sáng rực mà bạn có thể nhận thấy trong ảnh góc rộng của chúng tôi không phải là điển hình. Chúng được gây ra bởi ống kính máy ảnh của chúng tôi có một vết xước nhỏ trên nó, không phải do lỗi máy ảnh.
Camera góc rộng của LG G8 rất lý tưởng để chụp ảnh phong cảnh và những nơi hẹp, chính vì vậy, tôi đã sử dụng chế độ này rất nhiều trong kỳ nghỉ của mình. Mặc dù vậy, nó vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm. Một là, có một chút biến dạng trong ảnh, nhất là ở xung quanh các cạnh. Hai là, vì ít nhạy cảm với ánh sáng nên ảnh chụp trong môi trường tối sẽ mờ hơn khi dùng camera chính. Ba là, vì không có lấy nét tự động, ống kính góc rộng không phù hợp để chụp cận cảnh. Ánh sáng rực rỡ mà bạn nhìn thấy trong ảnh góc rộng của chúng tôi không phải là điển hình. Chúng được gây ra bởi ống kính máy ảnh có một vết xước nhỏ.
Ảnh thường và AI – LG G8 ThinQ
Chụp ảnh thông thường (càng thấp càng tốt):
Thời gian cần thiết để khởi động ứng dụng máy ảnh, lấy nét, chụp ảnh và lưu.
Chụp ảnh HDR (càng thấp càng tốt)
Thời gian cần thiết để khởi động ứng dụng máy ảnh, lấy nét, chụp ảnh và lưu với chế độ HDR.
Giống như hầu hết các điện thoại khác hiện nay, LG G8 cung cấp Chế độ chân dung nếu bạn muốn chụp hình xoá phông. Các cạnh xung quanh đối tượng của bạn được xác định rõ, mặc dù phần mềm có thể vật lộn một chút với các sợi tóc và mức độ mờ có thể được điều chỉnh sau khi chụp ảnh. Ngoài ra, bạn cũng có Chế độ Studio, hoạt động rất giống với hiệu ứng Ánh sáng Studio của Apple. Bạn có thể mô phỏng giao diện của đèn studio trên khuôn mặt của đối tượng, thêm các điểm sáng hoặc bóng để làm nổi bật các đặc điểm nhất định.
Chế độ ban đêm được tích hợp nhằm cải thiện chất lượng ảnh trong điều kiện thiếu sáng. Về lý thuyết, thuật toán hoạt động bằng cách chụp nhiều ảnh liên tiếp và xếp chúng lại với nhau để có hình ảnh sắc nét, rõ ràng hơn. Chụp và xử lý ảnh sẽ mất vài giây và bạn cần phải giữ máy ảnh lâu hơn một chút so với bình thường. Trong thực tế, tôi không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào về chất lượng giữa các bức ảnh được chụp trong Auto và những bức ảnh được chụp với Chế độ ban đêm. Có một thanh trượt độ sáng trong khi sử dụng chế độ, nhưng hiệu quả của nó đối với phơi sáng chỉ ở mức tối thiểu.
Selfie
LG G8 có camera trước 8 MP với khả năng lấy nét tự động. Selfie trông đẹp khi chụp vào ban ngày, nhưng chi tiết bắt đầu bị ảnh hưởng khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, giống như các mẫu điện thoại khác. Chất lượng hình ảnh nhìn chung tương đương với Galaxy S10.
Nhờ có Camera Z, G8 cũng có khả năng áp dụng chế độ Chân dung và Studio cho ảnh selfie. Hiệu ứng studio Spotlight dường như đặc biệt hữu ích vì nó có thể làm sáng khuôn mặt bạn từ một góc độ nhất định trong trường hợp ánh sáng xung quanh không tối ưu.
Video
Video 4K ở tốc độ 60 khung hình/giây – chất lượng tối đa được cho phép bởi các camera chính và góc rộng của G8. Tuy nhiên, tôi sẽ khuyên bạn nên sử dụng 4K ở tốc độ 30 khung hình/giây. Thứ nhất, hình ảnh ổn định nhất ở mức chất lượng này. Thứ hai, chỉ ở 4K30, bạn mới có thể chuyển đổi giữa máy ảnh chính và góc rộng khi chụp. 4K60 không cho phép bạn chuyển đổi giữa các camera.
Chất lượng âm thanh khá tốt. Dường như một bộ lọc tiếng ồn tự động kích hoạt. Mặc dù nó hạn chế tiếng ồn, nhưng nó làm cho giọng nói có vẻ hơi chói.
Loa và chất lượng âm thanh
Nếu bạn nhìn kỹ hơn vào cụm notch của LG G8, bạn sẽ nhận thấy nó không có tai nghe. Đó là bởi vì màn hình hoạt động như một loa và rung để tạo âm thanh. Chất lượng âm thanh trong các cuộc gọi thực sự tốt, với giọng nói phát ra to và rõ.
Cũng giống như G7, G8 có loa Boombox, có nghĩa là toàn bộ volume bên trong của nó hoạt động như một buồng cộng hưởng để tăng cường đầu ra của loa đặt phía dưới. Không những vậy, nếu điện thoại được đặt trên một bề mặt phẳng, âm thanh sẽ càng được khuếch đại hơn. Mặc dù to, âm thanh thu được không quá rõ ràng. Bên cạnh G8, Galaxy S10 cho âm thanh rõ ràng và cân bằng hơn.
Thời lượng pin và chế độ sạc
LG G8, theo tiêu chuẩn pin của chúng tôi, sở hữu số điểm đáng nể 7 giờ 30 phút. Tuy không phải là thiết bị vượt trội nhất, nó cũng có thể sử dụng được một vài ngày trước khi phải sạc lại nếu bạn sử dụng vừa phải. Theo kinh nghiệm của tôi, nó có thể sử dụng trung bình được một ngày rưỡi khi bật Spotify cả ngày, chơi game nhẹ trong giờ nghỉ trưa 30 phút và xem YouTube vào buổi tối. Vô hiệu hóa tính năng Always On Display sẽ kéo dài hơn nữa thời gian sử dụng. Nói chung, thời lượng pin với G8 rất ổn định và không có gì phải lo lắng trừ khi bạn dành cả ngày dán mắt vào điện thoại.
Thời lượng pin (càng cao càng tốt)
Chúng tôi đo thời lượng pin bằng cách chạy một tập lệnh web tùy chỉnh được thiết kế để tái tạo mức tiêu thụ năng lượng của việc sử dụng thực tế điển hình. Tất cả các thiết bị trải qua thử nghiệm đều có màn hình được đặt ở độ sáng 200 nit.
Thời gian sạc (càng thấp càng tốt)
LG G8 có hỗ trợ sạc không dây. Nếu bạn sạc bằng bộ sạc có trong hộp, thời gian sạc sẽ là 1h40’. Không quá ấn tượng, nhưng cũng không quá tệ.
Kết luận
Với mức giá bán lẻ đề xuất là $850, thật khó để có thể khuyên bạn nên mua LG G8, vì mức giá này tương đương với Galaxy S10 và flagship của Samsung vượt trội hơn về nhiều mặt: nó có bộ camera linh hoạt hơn, chạy một phần mềm tùy chỉnh tốt hơn và loa âm thanh rõ hơn.
Tuy nhiên, với mức giá hơn $600 một chút như hiện nay, bạn có thể cân nhắc sở hữu vì chiếc điện thoại có màn hình đẹp, chip Snapdragon 855 nhanh và cụm camera sắc nét. Chúng tôi cũng cảm thấy rất hài lòng khi LG G8 vẫn còn giữ quét vân tay sau máy kết hợp với nhận diện khuôn mặt. Phương thức nhận diện lòng bàn tay có thể hữu hiệu trong tương lai, nhưng hiện tại nó chưa đủ tốt để có thể thay thế các giải pháp sẵn có.
Điều tôi cảm thấy khó hiểu là LG đã chọn khởi chạy G8 bằng Hand ID và Air Motion trong khi chúng vẫn còn trên bảng vẽ. Cả hai tính năng này đều làm chưa tới và phần lớn là không cần thiết, chưa kể rằng việc có những mánh lới quảng cáo như vậy có thể gây tác động ngược với người mua tiềm năng.
Tóm lại, LG G8 là một chiếc điện thoại Android với mức giá hợp lý dù vẫn còn một chút nhược điểm.
Ưu điểm
-
Có camera góc rộng
-
Dung lượng lên đến 128GB
-
Mở khóa bằng khuôn mặt hoạt động tốt
-
Một trong những điện thoại có chip nhanh nhất trong điện thoại Android
Nhược điểm
-
ID tay và điều khiển cử chỉ rất phức tạp và thiếu thực tế
-
Giao diện người dùng thiếu tối ưu thị giác và thỉnh thoảng lag
-
Thiết kế thiếu tính độc đáo