Đánh giá LG G8 ThinQ: Camera siêu rộng siêu ấn tượng, thiết kế hoàn hảo
Được LG tích hợp công nghệ Hand ID và Air Motion hoàn toàn mới, LG G8 ThinQ mang kỳ vọng chiếm được vị thế trong phân khúc flagship.
Với mức giá hợp lý, nhiều công nghệ mới và tham vọng cạnh tranh với bộ ba Samsung Galaxy S10, ThinQ được trông chờ sẽ làm khuấy động thị trường các dòng smartphone flagship năm nay. Hãy cùng chúng tôi đi sâu hơn phân tích đánh giá flagship G8 ThinQ mới nhất của LG nào!
Trong hộp:
- LG G8 ThinQ
- Bộ sạc nhanh Quick Charge 3.0 16W
- Cáp sạc chuyển đổi USB Type-A sang Type-C
Thiết kế và lắp ráp
G8 ThinQ không thay đổi nhiều so với ThinQ 2017: khung nhôm viền quanh bao gọn lấy hai mặt kính ở cả trước và sau kết hợp với màn hình 6,1 inch nhỏ gọn đem lại cảm giác chắc chắn.
Viền bezel mặt trước không cải thiện nhiều, kích thước còn lớn. Cụm camera selfie và loa thoại ở giữa hai tai thỏ có thêm sự xuất hiện của công nghệ cảm biến 3D ToF.
LG quyết định giữ lớp phủ Gorilla Glass 5 (GG5) ở mặt trước và GG6 ở mặt sau. Thành ra nếu bạn hay làm rơi điện thoại thì hãy bổ sung cho LG G8 ThinQ một số bảo vệ đi!
Phiên bản ThinQ lần này có chống bụi, nước theo chuẩn quân đội và chuẩn IP68. Chúng tôi đã thử nghiệm thả rơi chiếc G8 này 26 lần từ độ cao 1,2 m. Và nó vẫn hoạt động bình thường!
LG G8 ThinQ có hai phiên bản màu Carmine Red (Đỏ Yên Chi) và Moroccan Blue (Xanh Moroccan), hai màu gradient hào nhoáng nhưng vẫn thanh lịch.
Module camera của G8 nằm ngang, thẳng hàng với bảng điều khiển, không lồi ra, chỉ hơi lõm xung quanh đèn flash LED, khác so với G7. Lý do là bởi vì kích thước của G8 khá dày (8,4mm) cho phép G8 đặt được camera như vậy, cũng như có thể chứa được pin dung lượng lớn.
Cảm biến vân tay được đặt ở vị trí thuận tiện, nhạy bén, độ chính xác cao.
Vị trí nút giống hệt G7: một nút nguồn bên phải, các nút âm lượng ở bên trái cùng với nút Google Assistant – thuận tiện. Phía trên là microphone khử tiếng ồn, ở dưới là micro chính, jack 3,5mm, cổng USB Type-C và loa. Khay SIM/ thẻ nhớ microSD nằm ở bên phải.
Không có nhiều để phàn nàn về thiết kế trừ việc độ dày 8,4mm hơi dày so với xu hướng thiết kế thiên hướng mỏng hết nấc như hiện nay. Hay là viền benzel hay khoảng cách tai thỏ hơi rộng, nhìn chung thì đó chưa phải điểm trừ lớn trong thiết kế.
Màn hình
Màn hình OLED QHD+ sáng, hơi cong, sử dụng được chức năng luôn hiển thị. Độ phân giải chuẩn 2K hỗ trợ xem phim HDR. Đồng thời hỗ trợ chế độ màu True View điều chỉnh nhiệt độ màu màn hình phù hợp môi trường xung quanh. Độ sáng màn hình tối đa đạt 391 nit.
Giao diện người dùng và hiệu năng
G8 ThinQ sử dụng hệ điều hành (HĐH) Android 9.0 Pie kết hợp với giao diện riêng của LG.
Về phần cứng, G8 được trang bị chipset Snapdragon 855 mạnh nhất của Qualcomm, RAM 6GB, dung lượng bộ nhớ 128GB, có thể mở rộng bằng thẻ microSD hứa hẹn đem lại hiệu quả và hiệu suất tối ưu. Dưới đây là điểm số benchmark chấm trên Geekbench
GeekBench 4.1 (đa nhân)
GeekBench 4.1 (đơn nhân)
Có thể thấy LG G8 ThinQ có điểm số khá cao khi chạy đa nhân, xếp thứ 3 chỉ sau iPhone XR của Apple và Xiaomi Mi 9. Hiệu năng giảm rõ rệt khi chạy đơn nhân. Có lẽ LG nên tìm cách cải thiện sự không đồng bộ này.
Bạn có thể tham khảo thêm ở điểm benchmark chấm trên Antutu.
AnTuTu 7
Hiệu năng của G8 đủ mạnh để có thể xử lý bất cứ tác vụ nặng nào (chơi game). Có một chút không đồng bộ ở phần hiệu năng đa nhân và đơn nhân nhưng không ảnh hưởng nhiều.
Camera
Thiết kế
LG tiếp tục truyền thống camera góc siêu rộng. Ngoài camera chính 12MP khẩu độ f/1.5 và OIS, G8 còn có cho mình camera góc siêu rộng 16MP khẩu f/1.9, không có chống rung và lấy nét tự động (vốn không cần thiết với camera góc rộng).
Cũng có khả năng G8 sẽ được trang bị thêm tele camera 12MP tiêu cự 52mm, khẩu độ f/2.4 OIS, PDAF và zoom quang 2x nếu tín hiệu phản hồi thị trường khả quan.
Camera selfie phía trước có độ phân giải 8MP khẩu độ f/1.7 – cải tiến rất nhiều so với f/1.9 của phiên bản năm ngoái. Ngoài ra nó còn được tích hợp cảm biến 3D ToF hỗ trợ mở khóa khuôn mặt và cải thiện hình chụp chân dung.
Chất lượng ảnh
So với LG G7 ThinQ hay thậm chí là V40 ThinQ, chất lượng tổng thể của camera G8 đã được cải thiện đáng kể. Chụp với ánh sáng ban ngày đem lại hình ảnh giàu chi tiết, khả năng tái tạo màu sắc tuyệt vời và khi bật HDR, màu sắc trở nên nổi bật với sự cân bằng tông màu hoàn hảo.
Tuy nhiên, ảnh có độ tương phản cao, kèm theo đó là bị mất chi tiết khi chụp ở môi trường thiếu sáng do xu hướng giữ lại các điểm nổi bật.
Chụp ban ngày
Khi bật AI, độ tương phản còn cao hơn nữa, tạo nhiều noise và hạt, gây ra hiện tượng làm nét quá mức. Bạn không nên sử dụng nó khi chụp ban ngày.
Về camera góc rộng, màu sắc và hình ảnh nhìn chung được xử lý tốt, dải màu động hoạt động tốt khi không bật HDR. So với các lens góc rộng trên các dòng smartphone khác, lens của LG G8 có màu sắc đẹp, chi tiết đầy đủ và độ méo ảnh (distortion) hầu như không có. Có thể nói LG đầu tư khá nhiều vào ống kính góc rộng này.
Camera siêu rộng chụp ban ngày
Chụp thiếu sáng
Khả năng chụp đêm của LG G8 ThinQ tốt với dải màu động xuất sắc, nhiều chi tiết và màu sắc tươi tắn. Bạn nên lưu ý HDR sẽ tự bật vào khi chụp đêm nếu bạn đặt nó ở chế độ Auto.
Hình chụp đêm
Với ảnh chụp đêm, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng AI để lấy được nhiều chi tiết ảm hơn nhưng đổi lại độ nhiễu và hạt của ảnh sẽ còn nhiều hơn nữa.
Chế độ Night View cũng không khá hơn AI là mấy. Nó giảm bớt độ nhiễu nhưng đồng thời cũng giảm luôn màu sắc của ảnh. Bạn vẫn nên sử dụng AI để chụp đêm hơn.
Chế độ Super Bright Camera (Máy ảnh siêu sáng) của G7 bị loại bỏ trên G8.
Camera góc rộng chụp ban đêm chế độ Auto
Mặt khác, camera góc siêu rộng của G8 thì lại luôn cố gắng lấy được nhiều chi tiết nhất có thể mặc kệ độ hạt nhưng nhìn chung chất lượng ảnh của nó vẫn giữ ở mức tốt ở cả môi trường thiếu sáng.
Camera góc rộng chụp ban đêm chế độ AI
Chụp chân dung
Tùy vào điều kiện ánh sáng, đôi khi chủ thể sẽ bị thiếu sáng nhưng màu da vẫn trông tự nhiên, đủ chi tiết và tách biệt với môi trường. Ngoài ra còn có một thanh trượt ở chế độ Portrait cho phép bạn chỉnh độ mờ để làm hiệu ứng bokeh trông tự nhiên hơn.
Selfie
LG đã cải thiện camera selfie của G8 khá nhiều: khẩu độ f/1.7 lớn hơn cho phép thu nhiều ánh sáng hơn, autofocus không trượt phát nào. Độ sắc nét được tăng nhân tạo, ảnh selfie được chỉnh sửa màu da và cấu trúc khuôn mặt tự động. Độ nhiễu và hạt khá nhiều giống như camera sau.
Camera 3D ToF (hay là camera Z như LG tự gọi) cho phép xử lý hiệu ứng bokeh tuyệt hảo ở chế độ Selfie Portrait. G8 có khả năng tách nền background và hiệu ứng xóa phông thuộc hàng tốt nhất nhờ vào bản đồ độ sâu khung hình tiên tiến.
Loa
LG sử dụng công nghệ Loa Crystal Sound OLED kết hợp hiệu ứng Boombox để tạo âm thanh.
Loa được đặt bên dưới, tận dụng không gian bên trong điện thoại để làm vỏ loa, tạo ra âm thanh to, đầy đủ. Mặt sau rung lên theo tiếng nhạc nhưng bù lại mặt trước chỉ có âm treble.
Khi bật tính năng DTS:X 3D Surround, chất lượng âm được cải thiện đáng kể, âm thanh sống động, chi tiết hơn.
Loa OLED Crystal Sound cho phép bạn nghe rõ cuộc đàm thoại ngay cả trong môi trường tiếng ồn lớn. Âm thanh của loa G8 khá lớn, như bạn có thể thấy thông số ở hình dưới:
Chất lượng âm thanh
G8 có đầu ra âm thanh chính xác ấn tượng, điểm số hoàn hảo:
Âm lượng không ấn tượng. Tuy thế, tùy chọn QuadDAC có thể mang lại một chút sức mạnh, cải thiện chất lượng âm nổi stereo cho tai nghe.
Thời lượng pin
Dung lượng pin đạt 3,500 mAh, nhiều hơn so với 3000 mAh của G7 ThinQ. Dưới đây là thông số sử dụng pin ở các tác vụ.
Sạc nhanh cũng không quá ấn tượng, chỉ sạc được 42% trong 30 phút. Kết quả không thay đổi khi bật tính năng “Tối ưu hóa sạc”.
Khóa và bảo mật
G8 ThinQ có tới 3 tùy chọn mở khóa sinh trắc học, bao gồm: đầu đọc vân tay, Face Unlock và Hand ID (nhận diện tĩnh mạch trong lòng bàn tay) hoàn toàn mới.
Hand ID cũng có nguyên lý hoạt động tương tự với Face Unlock: camera 3D ToF phân tích mô hình bàn tay bạn và thậm chí quét cả hệ thống mạch máu dưới da và những đường vân độc nhất của bàn tay bạn. LG nói rằng nó an toàn hơn cả nhận dạng vân tay.
Vậy nhưng trải nghiệm của Hand ID lại không tuyệt như nó được quảng cáo. Thứ nhất, nó phức tạp, tốn nhiều thời gian để mở được bằng lòng bàn tay bạn. Thứ hai, nó chưa có tính ứng dụng thực tiễn cao, bạn mở khóa bằng vân tay hay bằng khuôn mặt thì vẫn tiện hơn nhiều. Nhìn chung Hand ID cần cải thiện nhiều nếu LG thực sự muốn biến nó thành một trào lưu trong thiết kế của smartphone.
Nhắc đến công nghệ mới, công nghệ cử chỉ Air Motion cũng chẳng khác Hand ID là bao. Nhờ vào camera 3D phía trước, công nghệ này cho phép bạn điều khiển một số chức năng bằng lòng bàn tay mà không cần chạm vào điện thoại. Bạn có thể phát, tạm dừng, bỏ qua hoặc tăng âm lượng trong một số ứng dụng đa phương tiện, như là YouTube. Cử chỉ tăng âm lượng giống như vặn volume.
Và nếu ngón tay của bạn bị bẩn hoặc bạn đang đeo găng tay, bạn thậm chí có thể trả lời và kết thúc các cuộc gọi bằng cử chỉ, tương tự với bộ hẹn giờ và báo thức. Mặc dù nó Air Motion hoạt động trơn tru nhưng vẫn như Hand ID, bạn không có quá nhiều lý do để sử dụng nó, thành ra nó đơn giản chỉ là một tính năng dùng để quảng cáo là chính.
Ưu điểm
- Thiết kế tuyệt vời, vật liệu cao cấp, màu sắc sang trọng
- Trải nghiệm tổng thể của camera tốt ngay cả trong điều kiện thiếu sáng
- Lens siêu rộng siêu ấn tượng, tốt nhất thị trường
- Loa OLED Crystal Sound dùng để nghe gọi tốt
Nhược điểm
- Notch lớn, không thẩm mỹ
- Phiên bản 3 camera sau không được bán ở Việt Nam
- Hand ID và Air Motion chỉ để quảng cáo, không thực tiễn
- Nhiễu và hạt chưa được xử lý tốt khi chụp hình