Đánh giá POCO M3: Liệu giá rẻ có đi cùng với chất lượng?

Với mức giá chỉ từ 3.5 triệu đồng, POCO M3 được trang bị cấu hình khá nổi bật với bộ xử lý Snapdragon 662, hệ thống 3 camera sau độ phân giải lên tới 48MP và đặc biệt là viên pin dung lượng 6,000 mAh.

Bên cạnh những thông số vô cùng hấp dẫn trên thì Xiaomi POCO M3 còn được trang bị công nghệ sạc nhanh công suất 18W, 4GB RAM và 64GB hoặc 128GB bộ nhớ trong. Liệu rằng với những thông số ấn tượng như vậy có giúp sản phẩm trở thành một chiếc flagship trong phân khúc giá rẻ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

POCO M3

Đánh giá POCO M3: Thiết kế và màn hình

Đầu tiên nói về thiết kế, ngoại hình của POCO M3 thực sự rất “đáng tiền” với chất lượng build tuyệt vời. Sản phẩm đủ bắt mắt, đủ nổi bật và khác biệt so với những sản phẩm trong cùng phân khúc. 

Mặc dù mặt lưng của máy vẫn được làm bằng nhựa nhưng nhờ được thiết kế họa tiết vân sần giống như da nên cho cảm giác nhìn vào không hề rẻ tiền một chút nào. Chính lớp vỏ này cũng đã mang đến sự khác biệt cho sản phẩm khi so với những sản phẩm phổ thông khác vốn thường sở hữu thiết kế khá nhàm chán.

Nổi bật ở phần mặt lưng còn có cụm camera khá lớn. POCO rất tinh tế khi đặt cụm camera ở một phía còn phía ngược lại là logo POCO M3 tạo nên sự cân bằng – đối xứng cho sản phẩm. 

Ở phía trước là màn hình LCD độ phân giải Full HD+, kích thước 6.53 inch với một “giọt nước” nhỏ chứa camera. Khả năng tái tạo màu sắc của POCO M3 khá tốt, độ sắc nét vừa đủ cho mọi trải nghiệm cơ bản của người dùng. Nhìn chung đối với một sản phẩm có mức giá dưới $200 thì không thể đòi hỏi nhiều hơn.

Đánh giá hiệu năng POCO M3

Với mức giá chỉ từ $150, POCO M3 được trang bị bộ xử lý Snapdragon 662, đây là một bộ xử lý có thể nói là khá nổi bật trong tầm giá. Dù không quá mạnh mẽ nhưng đủ cung cấp trải nghiệm hoàn chỉnh và mượt mà, chơi được hầu hết mọi tựa game với thiết lập trung bình trở lên. Snapdragon 662 là một chipset được nâng cấp từ Snapdragon 660 và đã được tối ưu hóa để có hiệu suất camera tốt hơn.

Theo kết quả benchmark trên Geekbench 5 và Antutu, hiệu năng CPU của POCO M3 gần như ngang ngửa với một số model chạy snapdragon 665. Vì vậy, ít nhất chúng ta có thể nói rằng khả năng tối ưu hóa phần mềm của chipset này là khá tốt.

Khi chơi PUBG, trò chơi không cho phép người chơi bật đồ họa HD trở lên – nó chỉ có thể chạy ở tùy chọn Tốc độ khung hình trung bình dưới đồ họa cân bằng. Tuy nhiên trải nghiệm với tựa game này vẫn rất mượt mà nhờ tốc độ khung hình có thể duy trì tốt ở mức 50 – 60 khung hình/giây.

Đánh giá POCO M3: Camera

Thay vì trang bị thêm một ống kính góc rộng thì POCO M3 lại tập trung vào camera chính với độ phân giải 48MP. Đối với những mẫu điện thoại giá rẻ như thế này, đây là điều đáng hoan nghênh, bởi camera siêu rộng trên các sản phẩm như vậy thường cho chất lượng khá kém.

Bên cạnh camera chính là camera macro và một cảm biến dùng để đo độ sâu trường ảnh giúp chụp ảnh chân dung tốt hơn.

Trong số ba camera này, camera chính là thứ gây cho chúng ta sự ngạc nhiên lớn nhất. Từ hình ảnh được chụp từ camera chính, chúng ta có thể thấy rằng trong điều kiện ánh sáng tốt, hình ảnh cho màu sắc khá với dải động tốt. Và nhờ độ phân giải 48MP, camera chính có thể chụp ảnh độ phân giải cao với nhiều chi tiết.

Nhưng do không có chống rung OIS nên người dùng phải cẩn thận cầm máy thật chắc khi chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng. Một vấn đề khác là đôi khi thuật toán phơi sáng quá mạnh trong một số cảnh phức tạp, có thể dẫn đến mất chi tiết ở các vùng sáng mạnh.

Chế độ chụp ban đêm của POCO M3 cũng cho chất lượng khá tốt. Nhưng với những cảnh rất tối, những nhược điểm của cảm biến này đã bộc lộ. Ví dụ: để cung cấp nhiều chi tiết hơn trong điều kiện cực tối, độ phơi sáng quá mạnh khiến toàn bộ hình ảnh trở nên noise hơn nhiều.

Đối với ống kính macro và ống kính chân dung, hiệu suất không ấn tượng bằng camera chính, mặc dù chúng đã làm cho việc chụp macro và chân dung dễ dàng hơn nhiều. Ở chế độ chân dung, điện thoại cho phép người dùng chỉnh sửa ảnh gốc với tiêu điểm và khẩu độ được chọn lại. Tuy nhiên việc xóa phông vẫn để lại khá nhiều lỗi ở phần viền chủ thể. 

Còn camera macro cho chất lượng hình ảnh khá thấp, độ chi tiết không cao.

Thời lượng pin

Được trang bị dung lượng pin lên đến 6000 mAh, POCO M3 tỏ ra vượt trội so với các sản phẩm cùng phân khúc. Qua các bài kiểm tra thực tế, trong một giờ chơi PUBG, POCO M3 tiêu thụ 14% năng lượng. 12% sau một giờ sử dụng camera; 6% sau một giờ sử dụng mạng xã hội và giảm thêm 6% pin sau một giờ phát video. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể chơi game liên tục 6 – 7 giờ, lướt Facebook hay “cày phim” 15 giờ liên tục mà không cần đến bộ sạc.

POCO M3 được trang bị sạc nhanh 18W, cần hơn 2 giờ để sạc đầy dung lượng pin 6000 mAh. Ở thời điểm hiện tại, 18W là công suất không quá lớn, hơn 2 giờ để sạc đầy pin cũng không còn coi là sạc nhanh, nhưng cần phải nhắc lại sản phẩm có giá chỉ từ $150.

Tạm kết

Nhìn chung, POCO M3 thực sự là một sản phẩm đáng chú ý trong phân khúc giá nhờ sở hữu thời lượng pin cực dài, thiết kế nổi bật. Hiệu suất và các yếu tố khác chưa thực sự ấn tượng, song vẫn đủ tốt và mang lại trải nghiệm đầy đủ cho người dùng.

Chi tiết giá POCO M3