Đánh giá Samsung Galaxy M51: to, lâu, mượt

cover_review_m51_tinhte-4.jpg

Màn hình lớn hay tốc độ cao bao nhiêu, đẹp và rực rỡ thế nào, cấu hình cực cao ra sao hay camera cao cấp đến nhường nào thì cuối cùng, tất cả những công nghệ tiên tiến nhất trên một chiếc điện thoại thông minh 2020 đều cần phải có pin. Và kỳ thực từ khi smartphone đến với thế giới này cho tới nay, cái ít tiến hóa nhất chính là viên pin.

Nhìn chung, các nhà sản xuất hiện vẫn loanh quanh trong 2 giải pháp là sạc nhanh cho pin để ngõ hầu xóa đi được khoảng thời gian chờ đợi khi “không được xài máy”, tạo tâm lý máy nhiều pin hơn. Một giải pháp khác là đưa viên pin có dung lượng lớn hẳn vào, và Samsung đã chọn giải pháp thứ 2 đó đối với M51 bằng viên pin 7000 mAh, lớn nhất trong số các máy Galaxy M và xứng đáng là lớn nhất cả phân khúc trung cao nếu xét tới cả tỷ lệ về dung lượng pin / kích thước máy.

Galaxy M51 gây ấn tượng mạnh với đa số chúng ta với viên pin lên tới 7000mAh, lớn nhất đối với những chiếc máy Galaxy hứa hẹn thời lượng sử dụng dài khủng khiếp. Và sau gần 1 tuần sử dụng, mình nhận ra rằng viên pin to đó chỉ là một trong số những điểm thú vị và đầy tiềm năng của chiếc máy này,… khiến cho mình có suy nghĩ rằng biết đâu, đây chính là ứng cử viên sáng nhất cho chiếc máy Galaxy bán được nhiều nhất thế giới như những gì mà chiếc Galaxy A51 đã làm được hồi quý 1.Màn hình lớn hay tốc độ cao bao nhiêu, đẹp và rực rỡ thế nào, cấu hình cực cao ra sao hay camera cao cấp đến nhường nào thì cuối cùng, tất cả những công nghệ tiên tiến nhất trên một chiếc điện thoại thông minh 2020 đều cần phải có pin. Và kỳ thực từ khi smartphone đến với thế giới này cho tới nay, cái ít tiến hóa nhất chính là viên pin.Nhìn chung, các nhà sản xuất hiện vẫn loanh quanh trong 2 giải pháp là sạc nhanh cho pin để ngõ hầu xóa đi được khoảng thời gian chờ đợi khi “không được xài máy”, tạo tâm lý máy nhiều pin hơn. Một giải pháp khác là đưa viên pin có dung lượng lớn hẳn vào, và Samsung đã chọn giải pháp thứ 2 đó đối với M51 bằng viên pin 7000 mAh, lớn nhất trong số các máy Galaxy M và xứng đáng là lớn nhất cả phân khúc trung cao nếu xét tới cả tỷ lệ về dung lượng pin / kích thước máy.review_m51_tinhte-6.jpg

Pin 3 ngày

Đi thẳng vào vấn đề luôn. Điểm đầu tiên chính là những gì mà mình thấy được đối với pin của Galaxy M51. Với cường độ sử dụng có thể xếp vào loại trung bình của cá nhân mình (nghe nhận cuộc gọi tần suất trung bình, chụp ảnh, quay video nhanh vui vẻ, check mail, lướt Facebook và nhiều mạng xã hội khác cường độ cao, chat chit Telegram, trả lời tin nhắn,… và thỉnh thoảng làm ván game) thì khoảng 3 ngày là con số mà mình xài chiếc M51 mà không cần sạc.

Nhìn tổng thể thì trong 3 ngày đó, chiếc máy này sẽ trụ được đâu đó khoảng 15 tiếng on screen, một con số cực kỳ đáng giá đối với một chiếc smartphone. Trong một thử nghiệm phức tạp hơn, M51 trụ được khoảng hơn 2 giờ liên tục chơi COD Mobile và Pubg, những tựa game đòi hỏi cấu hình rất cao về phần cứng của máy.

Về phương diện sạc, thời gian sạc từ 0 > 50% rơi vào khoảng đâu đó hơn 30 phút một chút và sẽ mất tầm 110 phút để sạc đẩy cho viên pin kích thước lớn của chiếc máy này. Thử nghiệm được sạc bằng cục sạc 25W đi kèm theo hộp của máy và những con số này là không tệ cho một viên pin lên tới 7000mAh.

Hầu hết chúng ta đều sạc điện thoại sau mỗi ngày làm việc, chủ yếu là buổi tối khi đi ngủ, nên rõ ràng thời gian này là hoàn toàn hợp lý, đổi lại ưu điểm của việc tăng thời lượng pin và sử dụng các “chuẩn sạc phổ biến” thay vì phải phụ thuộc combo sạc + cáp đối với các máy sạc siêu nhanh đó chính là người dùng sẽ chủ động hơn khi sạc với đa dạng các hệ sinh thái hơn, bao gồm cả sạc dự phòng. Ah, Galaxy M51 còn có thể dùng như viên pin dự phòng để sạc lại cho các máy khác, cơ bản là một điểm hay cho anh em nào sử dụng 2 máy.

review_m51_tinhte-5.jpg

Kích thước và cân nặng quá hợp lý cho một chiếc máy có pin tận 7000mAh

Còn nhớ tại MWC 2019, mình đã từng chứng kiến nhiều hãng pin làm ra một chiếc điện thoại có dung lượng pin lên tới 10.000 hay 20.000 và đó thực sự là một viên pin dự phòng của 3-4 năm trước với kích thước khổng lồ gắn thêm một chiếc điện thoại vào. Cho tới gần đây, nhiều chiếc máy gaming cũng có thời lượng pin chạm mốc 6000 mAh nhưng kỳ thực, kích thước vẫn còn khá to và nặng. Do đó, con số 7000mAh/213 gram của Galaxy M51 gần như là tỷ lệ dung lượng pin / cân nặng tốt nhất.

Đó là một phần nào nhờ nỗ lực cắt giảm cân nặng nhiều nhất có thể khi Samsung chọn vật liệu tổng thể là glasstic, từ phần mặt lưng đến khung viền và nhiều yếu tố khác. Toàn bộ mặt lưng sáng bóng được làm rất liền lạc với phần khung viền và rõ ràng, lợi ích về cân nặng của nó cao hơn nhiều so với giải pháp bánh mì kẹp thịt nhôm kính như nhiều máy thường dùng. Mặt lưng sáng bóng cho cả 2 phiên bản màu trắng hay đen đều sẽ mang lại cảm giác long lanh nhưng mặt khác, nó sẽ dễ bám các vết vân tay nhiều hơn (máy màu trắng sẽ khó thấy hơn so với màu đen). Do đó, cần dán da hoặc đeo ốp thật mỏng sẽ là cần thiết đối với anh em dùng M51.

Một số điểm khác, chúng ta có cụm camera được đặt gần như lún xuống dưới bề mặt máy, không lồi lên và do đó, sẽ tự tin hơn khi đặt máy trên các bề mặt. Và cuối cùng, cổng 3.5mm vẫn được giữ lại trên Galaxy M51 như một điểm đáng giá khi người dùng vẫn sẽ có lựa chọn dùng với tai nghe có dây, đặc biệt là ở phân khúc tầm trung.

5220642_Samsung_Galaxy_M51_tinhte_8.jpg

Màn hình to và khả năng hiển thị của Super AMOLED Plus là không cần bàn cãi

Galaxy M51 có màn hình 6.7 inch, FullHD+ và đặc biệt là tỷ lệ 20:9. Mình luôn thích cảm giác màn hình được kéo dài ra và thon bởi rõ ràng sẽ mang lại nhiều không gian hiển thị hơn để đọc đã hơn, cảm giác lướt Facebook, đọc báo, coi truyện tranh,… trên màn hình dài luôn đã hơn so với kiểu màn hình to bè sang 2 bên. Mặt khác tỷ lệ 20:9 cũng đáp ứng tốt trải nghiệm coi Youtube hay chơi game màn hình ngang. Tất nhiên, khi sử dụng bằng 1 tay trên màn hình dài và lớn như thế này thì việc đưa ngón cái lên khu vực nửa trên của màn hình đòi hỏi nhiều công sức và thao tác hơn.

Về thiết kế màn hình, lựa chọn màn hình phẳng trên Galaxy M51 là một lựa chọn hợp lý, đặc biệt là hạn chế tối đa việc chạm nhầm vào màn hình khi dùng bằng một tay. Mặt khác, điều đó kết hợp với phần viền được giữ lại cả trên lẫn dưới sẽ góp phần tăng khả năng chịu va đập của máy khi gặp tình huống xấu.

Để đánh đổi lại thời lượng pin một cách tối ưu nhất, màn hình của M51 sẽ dừng lại ở tốc độ làm tươi chuẩn là 60Hz. Kỳ thực mình kỳ vọng nó sẽ là 90Hz bởi vừa đảm bảo mượt hơn so với tốc độ 60Hz, mặt khác lại cân bằng hơn trong việc thời lượng sử dụng, đặc biệt là khi mà Samsung đã có sẵn giải pháp Adaptive Refresh Rates rất hay và hiệu quả vốn đã thành công trên các máy cao cấp gần đây.

Về màu sắc, vì đây là màn hình Super AMOLED Plus của Samsung và họ đã có quá nhiều năm trong việc cân chỉnh màn hình nên chúng ta có thể yên tâm với khả năng hiển thị. Các yếu tố như màu sắc được tái tạo khá tốt, không quá rực nhưng cũng không quá buồn, tương phản, độ sâu của màu đen và cả góc nhìn đều được thể hiện tốt, đặc biệt là độ sáng rõ ràng phù hợp với việc sử dụng ngoài trời. Cho anh em nào muốn tùy chỉnh sâu hơn, chúng ta hoàn toàn có thể chỉnh tone tổng thể ngả về ấm hay lạnh tùy theo sở thích.

review_m51_tinhte-8.jpg

Camera ổn

Dưới đây là một số kết luận nhanh đối với camera của Galaxy M51, ở cả ống kính góc rộng bình thường, góc siêu rộng, camera macro và cả khả năng xóa phông nhờ camera đo chiều sâu.

  • Trong hầu hết các tình huống với ánh sáng tốt, camera chính cho hình ảnh tốt dưới góc độ chi tiết, phơi sáng và đặc biệt là khả năng HDR. Ảnh chụp của camera chính có xu hướng hơi ấm một chút, mặt khác nó thể hiện đúng gu tune hình ảnh của Samsung xưa giờ với saturation được đẩy lên, cho cảm giác nịnh mắt đặc biệt là khi xem ngay trên màn hình của M51.
  • Các chất lượng ảnh trên được chụp ở chế độ ra ảnh 16MP, qua công nghệ gộp pixel từ cảm biến 64MP. Khi chuyển sang chế độ chụp 64MP, chi tiết được cải thiện rõ hơn và đồng thời, noise cũng sẽ tăng lên do bản chất quang học và thuật toán của cách làm này.
  • Chế độ 2x thường chụp là zoom số được crop lại từ cảm biến chính.
  • Camera góc siêu rộng 12MP cho hình ảnh có tone lạnh hơn so với camera chính. Dù vậy màu sắc và những yếu tố khác, bao gồm cả HDR được thể hiện ở mức tốt, đặc biệt ở mức giá của M51.
  • Ở chế độ thiếu sáng của cả 2 camera, thuật toán khử nhiễu được áp dụng mạnh và do đó, độ sáng của các vùng trong ảnh được đẩy lên nhưng kèm theo đó, chi tiết của vật thể và bề mặt sẽ được làm soft đi để khử nhiễu.

review_m51_tinhte-3.jpg

  • Chế độ chụp macro hiệu quả ở 3-5 cm, cho hình ảnh ấn tượng nhờ vào hiệu ứng nét, độ sâu của ảnh macro, dễ mang lại những kết quả ấn tượng. Tuy nhiên giao diện chụp macro được giấu vào chung với nhiều chế độ khác nên sẽ mất vài thao tác để truy cập vào.
  • Khả năng chụp ảnh xóa phông (lấy nét động) được thể hiện tốt, khả năng nhận diện và tách chủ thể khá thông minh với tầm giá của máy. Hiệu ứng giả lập bokeh sau chủ thể được làm đẹp và tự nhiên. Tất nhiên nếu tăng độ mạnh của việc xóa phông và chủ thể lại quá nhiều chi tiết phức tạp ở viền (thí dụ như tóc mai bồng bềnh, mắt kính,…) thì có thể sẽ khó tách hơn. Cái này còn phụ thuộc vào cách lấy góc của người chụp để hạn chế tối đa, tạo hướng sáng thuận lợi nhất, đồng thời không để chủ thể quá lẫn vào background quá rối thì cũng hạn chế đi nhiều.
  • Cuối cùng là khả năng quay video 30 fps cho cả độ phân giải FullHD lẫn 4K. Vừa đủ với sức mạnh xử lý của Snapdragon 730G.

review_m51_tinhte-7.jpg

Cấu hình cân bằng

Mình gọi lựa chọn Snapdragon 730, 8GB RAM, 128GB trên Galaxy M51 là đủ cân bằng, cân bằng cả về giá bán, phân khúc, khả năng tiết kiệm pin, nhiệt độ và cả về khả năng xử lý hầu hết các tác vụ mà người dùng muốn. Các hoạt động mỗi ngày của mình bao gồm lướt Facebook, app Tinhte, Messenger, Telegram, Chrome, Youtube, chơi PUBG và COD Mobile và cả Genshin Impact,… hầu hết các tác vụ đều mượt, chưa từng thấy hiện tượng giật lag gây khó chịu.

Tất nhiên, so về số benchmark hay cấu hình thì 730 sẽ không so được với Exynos 990, Snapdragon 865 hay thậm chí là 765, tuy nhiên cá nhân mình thấy là với những nhu cầu của cả người sẽ mua M51 và cả những gì mà Samsung muốn thiết kế cho nó làm được thì cấu hình của nó là đầy đủ để dùng, ít nhất là có thể tới hết năm sau. Mặt khác, Samsung làm phần mềm quảng lý phần cứng, RAM theo mình là khá hiệu quả, từ đó sẽ góp phần kéo dài thời lượng pin hơn. Cho anh em nào căng thẳng hơn chuyện kéo dài thời lượng pin thì vào Cài đặt > Chăm sóc thiết bị > Pin > Quản lý nguồn ứng dụng > Ứng dụng nghỉ sâu, add những app mà anh em muốn không bao giờ chạy ngầm, chỉ chạy lên khi người dùng mở. Từ đó cá nhân hóa việc sử dụng pin sâu hơn nữa.

Cùng với tất cả những thứ trên chính là một số điểm nhỏ khác như các phím bấm cứng cáp, khay SIM kép và có thêm chỗ gắn thẻ MicroSD, vân tay 1 chạm trên nút nguồn,…. là những điểm cộng cho Galaxy M51. Tuy nhiên, một số điểm khác cho anh em khó tính, thiếu đi loa stereo hay kết nối 5G nhưng sẽ là quá tham lam với mức giá tầm 9 triệu đồng của chiếc máy này.

review_m51_tinhte-1.jpg

Nhìn chung, cho anh em nào đang cần 1 chiếc máy pin cực trâu như anh em Grab, shipper, bất động sản, anh em thích game lâu, muốn có máy gần như không thể hết pin khi cần,… lại có màn hình đẹp, chạy mượt, camera đủ tốt,… thì Galaxy M51 sẽ là chiếc máy xứng đáng để đầu tư, đặc biệt là khi mà khả năng cập nhật phần mềm đã được Samsung cam kết kéo dài ra 3 năm như hiện nay. Tất nhiên, sẽ phải đánh đổi việc máy không thể nào long lanh nhôm kính như dòng Note hay S cao cấp hơn rất nhiều, đồng thời cũng sẽ hơi dày và to cho các em gái tay nhỏ,… tuy nhiên cá nhân mình thích concept tay các em gái nhỏ hơn, vì lúc đó em ấy cầm máy cũng to, bao gồm cả Galaxy M51.