Đánh giá Sony A6000 – Trung tâm giải trí về nhiếp ảnh
Giá Sony A6000 kèm kit
2018: 12 triệu (mới) – 9 – 10 triệu (cũ)
2019: 11.5 triệu (mới) – 6.5 – 9 triệu (cũ)
Năm sản xuất: 2014
Phù hợp: Tất cả mọi người
Mục lục bài viết
Giới thiệu
Sony ILCE-6000 – E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS – ƒ/5.6 – 38.0 mm – 1/200 giây – ISO: 800
Sony A6000 ra đời tháng 2/2014 để thay thế model NEX-7. Đây chắc chắn sẽ là chiếc máy đi vào huyền thoại. Bởi tới nay, đây là chiếc máy ống kính rời bán chạy nhất trong phân khúc dưới 600$ (15 triệu) và là chiếc mirrorless bán chạy nhất mọi thời đại.
Một điều chắc chắn phải khẳng định là với tầm giá khoảng 12 triệu mua mới, 9-10 triệu mua cũ, không có chiếc máy nào mạnh được như A6000. A6000 có độ phân giải lên tới 24MP, tốc độ chụp liên tiếp kinh khủng tới 11 khung hình/giây, ngang các dòng chuyên nghiệp của Nikon và Canon. Nó có 179 điểm lấy nét và tốc độ lấy nét cực nhanh. Chưa kể vài chục app hỗ trợ chụp và hậu kỳ, cái đặt thêm như một chiếc smartphone. Người chơi sẽ có những giây phút tìm tòi khám phá hết sức thú vị. Nói không ngoa rằng A6000 giống như một trung tâm giải trí về nhiếp ảnh vậy.
A6000 là cú hích lớn khiến Sony chiếm được rất nhiều thị phần máy ảnh, vượt trên cả các ông lớn lâu năm như Nikon. Mở đường cho các model A6300, A6500 sau này.
Giá
Máy mới: 12 triệu (giá 2018) – 11.5 triệu (giá 2019)
Máy cũ: 9 – 10 triệu (giá 2018) – 6.5 – 9 triệu (giá 2019)
Sony ILCE-6000 – E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS – ƒ/5.6 – 38.0 mm – 1/200 giây – ISO: 800
Thông số kỹ thuật
Sensor
Crop 24 MP
Image sizes
24 MP
Flash
Có
ISO
100 – 25600
Shutter
1/4000 đến 30 giây
Frame Rate
11 FPS.
Hệ thống lấy nét
179 điểm
Thẻ nhớ
1 khe cắm SD
Sử dụng
Cảm giác sử dụng:
Clip đánh giá chi tiết A6000
Hình dáng bên ngoài của Sony A6000 nhỏ gọn và khá bé. Cách thiết kế thông minh khiến bàn tay to cầm vẫn chắc chắn chứ không bị lọt thỏm. A6000 có nhiều màu sắc khác nhau và kiểu dáng hiện đại, trẻ trung.
Về cách điều khiển, A6000 có bánh răng tốc độ và bánh răng xoay khẩu. Việc thao tác rất tiện lợi.
Tuy nhiên màn hình của A6000 chỉ là màn hình lật, không xoay được, nên bạn không thể tự selfie. Ngoài điểm trừ đó, A6000 còn không có cảm ứng.
Chụp chân dung
Sony ILCE-6000 – E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS – ƒ/5.6 – 38.0 mm – 1/200 giây – ISO: 100
Sony ILCE-6000 – E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS – ƒ/5.6 – 42.0 mm – 1/80 giây – ISO: 100
Sony ILCE-6000 – E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS – ƒ/5.6 – 50.0 mm – 1/80 giây – ISO: 100
Màu sắc của A6000 thuộc loại chân thực và khá tươi tắn. Màu da không hồng như Canon mà hơi vàng một chút. Các model này sau thì Sony đã cải thiện và màu da rất giống Canon. Khi sử dụng A6000 cho mục đích chân dung, bạn rất nên biết hậu kỳ chỉnh sửa da. Không khuyến khích các bạn chơi ảnh gốc sử dụng A6000.
Sony ILCE-6000 – E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS – ƒ/5.6 – 41.0 mm – 1/80 giây – ISO: 100
Sony ILCE-6000 – E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS – ƒ/5.6 – 50.0 mm – 1/200 giây – ISO: 100
Về xử lý ISO, A6000 là model đã 4 năm tuổi nên công nghệ chưa mạnh như hiện nay. Nhiễu sạn và mất chi tiết ngay ở ISO 3200. Thêm nữa là nhiễu xanh nhiễu đỏ xuất hiện rất nhiều. Đây là điểm yếu của A6000 và bạn chỉ nên dùng ISO từ 3200 trở lại.
Test chất lượng ảnh ở ISO 3200
Phóng to lên ta thấy mất chi tiết và sạn nhiều
Chụp phong cảnh
Sony ILCE-6000 – E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS – ƒ/5.6 – 16.0 mm – 1/250 giây – ISO: 100 – hiệu ứng miniature trên máy
Sony ILCE-6000 – E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS – ƒ/9 – 26.0 mm – 30 giây – ISO: 100
Sony ILCE-6000 – E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS – ƒ/9 – 26.0 mm – 30 giây – ISO: 100
Sony ILCE-6000 – E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS – ƒ/11 – 16.0 mm – 1/125 giây – ISO: 100
Dynamic range của A6000 thuộc loại tốt nhất trong các máy tầm 10 triệu. Chi tiết ảnh lên cực tốt, ngay cả với lens kit. Tuy nhiên xử lý vùng tối của A6000 còn yếu, nên khi cứu sáng vẫn bị sạn xanh đỏ. Tuy nhiên A6000 có hệ thống app hỗ trợ chụp phong cảnh cực mạnh, khiến nó trở nên vô đối trong phân khúc. Phần app cài thêm ta sẽ đề cập đến sau.
Hệ thống lấy nét, chụp tốc độ cao
Sony ILCE-6000 – E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS – ƒ/5.6 – 16.0 mm – 1/1000 giây – ISO: 800
A6000 có tới 179 điểm lấy nét – 1 con số kinh khủng vào năm 2014, và tốc độ chụp lên tới 11 khung hình/giây. Ngay cả thời điểm này, đây vẫn là hệ thống lấy nét hết sức bá đạo mà những máy có thể đắt gâp rưỡi vẫn không đạt được.
Hệ thống App cài thêm
Chỉ tính riêng cấu hình hiện tại thì Sony A6000 đã rất mạnh. Việc có cả hệ thống app hỗ trợ giống như hổ mọc thêm cánh. Với hơn 30 app khác nhau, chiếc A6000 của bạn sẽ biến thành trung tâm giải trí về nhiếp ảnh. Bạn sẽ có vô số những giây phút tìm tòi khám phá vui vẻ, bất ngờ. Những app này còn giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền phụ kiện.
Để cài đặt, chúng ta sẽ truy cập vào trang web https://www.playmemoriescameraapps.com/portal/. Việc cài cắm đơn giản như bạn cài app lên điện thoại vậy. Tuy nhiên hiện nay do chính sách của Sony, Việt Nam chưa mua được các app này. Bạn có thể mua thông qua các shop lớn với giá khoảng 800k cho tất cả các app. Giá này rẻ hơn rất nhiều so với mua trực tiếp trên web.
Điều khá kỳ lạ là mặc dù các app cực kỳ hữu ích và người dùng đón nhận rất tích cực, nhưng các model mới nhất của Sony lại không cài được, ví dụ A9, A7R3, A7 Mark III. Và đến nay cũng chưa có thông tin nào về số phận của các app này.
Chúng ta cùng điểm qua một số app chính quan trọng nhất.
Digital Filter (Upgrade)
Đây là app đắt nhất, với giá cơ bản là 29.99$, giá upgrade là 19.99$. App này mô phỏng lại hiệu ứng kính lọc GND, chuyên sử dụng trong các hoàn cảnh tương phản cực cao như chụp hoàng hôn, bình minh, mặt trời… Đối với các nhiếp ảnh gia phong cảnh, GND là thứ không thể thiếu, họ thường phải mang cả bộ giá đỡ, 3-6 miếng kính lọc rất đắt tiền và lích kích. App này không chỉ mô phỏng lại đúng hiệu ứng mà còn tiện hơn ở chỗ rất trung thực vì ánh sáng không phải đi qua lớp kính lọc, không bị biến đổi màu.
Timelapse
Ứng dụng này là thứ bắt buộc phải có trong thời đại hiện nay. Giá của nó là 9.99$. Timelapse trên A6000 không chỉ chụp bình thường, mà nó còn có hiệu ứng sa bàn đồ chơi miniature rất thú vị.
Angle Shift Addon
Đây là addon nhỏ cho app timelapse ở trên. Vì vậy nó không chạy độc lập, bạn sẽ thấy nó khi hậu kỳ timelapse. Addon này giúp bạn phóng to, thu nhỏ, di chuyển đoạn phim các chiều lên xuống trái phải, làm clip timelapse sống động và chuyên nghiệp hơn.
Smooth Reflection
App Smooth reflection giúp phơi sáng ban ngày mặt nước phẳng như gương mà không cần kính lọc
App này thay thế kính lọc ND, là loại kính lọc làm tối đi từ 2-10 lần, chuyên để chụp phơi sáng ban ngày, thác nước, bờ biển v.v… Nó sẽ chụp từ 64 – 256 kiểu và chồng hình vào với nhau. Trên mirrorless, vấn đề số shot không quan trọng như trên DSLR. Vì vậy bạn không cần lo lắng về việc dùng app này có nhanh hỏng máy hay không.
Mặc dù thực tế rất đông đúc nhưng nhờ app phơi sáng này mà tạo hiệu ứng như không có ai trên đường
Motion Shot
App này sẽ ghép một loạt ảnh chuyển động vào một bức hình. Đây cũng là một app rất hay.
Ghép 1 loạt chuyển động vào 1 bức ảnh
Stop motion+
Đây là ứng dụng giúp bạn làm các đoạn hoạt hình ngắn bằng cách dựng và ghép từng frame vào với nhau. Rất thiết thực cho các bạn muốn làm kênh hoạt hình trên Youtube.
My best portrait
Ứng dụng này có các tính năng giúp cải thiện chất lượng chụp chân dung như xóa mờ da, tăng độ sáng của mắt…
Light Shaft
Đây là app mô phỏng các hiện tượng Ray trong tự nhiên. Tuy nhiên cái này hơi khó dùng và có thể nói là để cho vui, không thực tế lắm.
Picture Effect+ / Photo Retouch
Đây là 2 ứng dụng để hậu kỳ và tạo hiệu ứng. Ví dụ picture effect+ có thể giúp bạn tạo hiệu ứng tranh vẽ đẹp ăn đứt các hãng khác, ngang với Prisma. Photo Retouch cung cấp các chỉnh sửa hậu kỳ cơ bản. Nó tạm ok nhưng không thể mạnh như VSCO hay Snapseed trên điện thoại.
Tóm lại
Chúng ta còn cả chục app khác nữa. Việc dùng app trong quá trình sáng tác sẽ vô cùng tiện lợi và cuốn hút bạn trong thời gian dài. Chỉ có 1 lưu ý là dùng app sẽ khiến pin hết nhanh hơn nhiều và bạn cần mang 2, 3 viên đi sơ cua.
Wifi
A6000 hỗ trợ kết nối wifi với điện thoại trực tiếp thông qua app Play Memories.
quay video
A6000 hỗ trợ quay video FullHD, định dạng AVCHD. Định dạng này không phải là oke nhất và cho chất lượng khá. Bạn có thể quay FullHD với format XAVC S, với chất lượng tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên bạn sẽ cần thẻ nhớ cấu hình siêu khủng 64GB, tốc độ ghi ít nhất 95MB/s. Điều khiếm khuyết ở đây là Sony không hề cảnh báo hướng đẫn bất kỳ thứ gì nếu bạn dùng sai card, khiến phần lớn người dùng mất phương hướng không hiểu điều gì xảy ra.
A6000 không hỗ trợ slowmotion trực tiếp. Bạn có thể thực hiện qua phần mềm.
A6000 không có chống rung. Nó phụ thuộc vào chống rung trên lens nếu có.
Thẻ nhớ
A6000 sử dụng 1 thẻ nhớ SD
Pin
Pin của máy dùng được trong 1 buổi sáng chụp và sáng tác liên tục. Tuy nhiên nếu bạn dùng app thì nó sẽ hết rất nhanh trong khoảng 2 tiếng. Mang pin sơ cua là điều bắt buộc.
Điều rất hay là A6000 có thể sạc trực tiếp cùng sạc dự phòng điện thoại. Điều này là ưu thế cực kỳ lớn trong các chuyến đi. Bạn có thể sạc ngay trong lúc di chuyển.
Khuyên dùng
Sony ILCE-6000 – E PZ 16-50mm F3.5-5.6 OSS – ƒ/5.0 – 34.0 mm – 1/30 giây – ISO: 3200
A6000 là một chiếc máy cấu hình mạnh mẽ, cực kỳ đa dụng với hệ thống app hỗ trợ phong phú, tính năng vượt lên mọi model cùng giá khác tính tới thời điểm hiện nay 2018. Chất lượng ảnh video rất tốt đáp ứng được hầu hết nhu cầu bình thường. Bạn sẽ chọn A6000 nếu:
– Bạn là người chơi nghiệp dư, đam mê tìm hiểu cái mới,
– Bạn chụp rất đa dạng thể loại từ chân dung, phong cảnh, timelapse, miniature, phơi sáng, stop motion…
– Có quỹ trong tầm 15 triệu.
– Bạn không muốn vác cả balo kính lọc phụ kiện đi kèm.
– Chủ shop nhỏ muốn chụp sản phẩm
– Các bạn chơi Youtube cần máy nhỏ gọn để quay và di chuyển
Tất nhiên, A6000 vẫn chỉ là chiếc máy nghiệp dư, bạn sẽ không chọn nó trong trường hợp:
– Bạn dùng làm nghề ảnh cưới, dịch vụ – A6000 màu không đủ tinh tế và ấn tượng để bạn cạnh tranh với các đối thủ trên thương trường
– Bạn hậu kỳ giỏi, thích sử dụng kính lọc và các kỹ thuật chụp cao – Cần hiểu các app trên A6000 vẫn chỉ là cho người nghiệp dư sử dụng. Nếu trình độ bạn thực sự cao thì hãy chọn các máy Sony A7 Mark II trở lên. Các máy cao cấp của Sony cho chất lượng ảnh hoàn toàn vượt trội so với A6000.
– Chuyên quay video dịch vụ: Hãy chọn A6500, đời sau của A6000. Nó có cả 4K lẫn chống rung trong máy.
Bản quyền hình ảnh và nội dung thuộc về duytom.com.
Comment
{fcomment}