Đánh giá bệnh nhân bệnh thận – Rối loạn di truyền – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia

Phân tích nước tiểu đầy đủ gồm có:

  • Kiểm tra màu sắc, cảm quan và mùi

  • Đo pH, trọng lượng riêng, protein, glucose, hemoglobin (gợi ý RBC), nitrit và esterase của bạch cầu (WBC) bằng thuốc thử que thăm

  • Soi kính hiển vi phát hiện trụ niệu, tinh thể, và các tế bào (cặn nước tiểu)

Mặc dù các que thử vẫn còn chức năng xét nghiệm bilirubin và urobilinogen niệu, nhưng chúng không còn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá các bệnh lý tại thận hoặc gan.

Màu là thuộc tính rõ ràng nhất của nước tiểu, và quan sát màu sắc là một phần không thể tách rời của xét nghiệm nước tiểu. xem bảng Nguyên nhân đổi màu nước tiểu Nguyên nhân gây thay đổi màu nước tiểu Nguyên nhân gây thay đổi màu nước tiểu Màu nước tiểu có thể gợi ý nguyên nhân và giúp đề ra các xét nghiệm bổ sung. Màu nước tiểu có thể gợi ý nguyên nhân và giúp đề ra các xét nghiệm bổ sung.

Bảng

pH thường là 5,0 đến 6,0 (khoảng 4,5 đến 8,0). Đo bằng điện cực pH thủy tinh được khuyến cáo khi cần các giá trị chính xác để ra quyết định, như khi chẩn đoán nhiễm toan ống thận Toan hóa ống thận Toan hóa ống thận (RTA) là tình trạng toan hóa và rối loạn điện giải do sự giảm bài tiết ion hydro ở thận (type 1), giảm tái hấp thu bicarbonat (type 2), hoặc rối loạn tổng hợp hoặc đáp ứng… đọc thêm ; trong những trường hợp này, nước tiểu cần thêm một lớp dầu khoáng để tránh bay hơi CO2. Sự chậm trễ trong việc xử lý mẫu nước tiểu có thể làm tăng độ pH vì amoniac được giải phóng bởi vi khuẩn phân hủy urea. Nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn tạo urease có thể làm gia tăng độ pH.

Tỷ trọng cho biết sơ bộ độ đậm đặc của nước tiểu (độ thẩm thấu). Phạm vi bình thường là 1,001 đến 1,035; Giá trị có thể thấp ở những bệnh nhân cao tuổi hoặc những người bị suy chức năng thận, những người có khả năng cô đặc nước tiểu kém. Tỷ trọng được đo bằng phù kế hoặc khúc xạ kế hoặc được ước tính bằng que thử. Độ chính xác của que thử còn nhiều tranh cãi, nhưng xét nghiệm này phù hợp với những bệnh nhân sỏi thận cần tự theo dõi nồng độ nước tiểu để duy trì độ pha loãng nước tiểu. Tỷ trọng được đo bằng que thử nước tiểu có thể tăng cao khi pH nước tiểu &lt 6 hoặc thấp khi pH nước tiểu > 7. Tỷ trọng được đo bằng phù kế và khúc xạ kế có thể tăng lên bởi lượng lớn các phân tử có trọng lượng phân tử lớn (ví dụ: thuốc cản quang, albumin, glucose, carbenicillin) trong nước tiểu.

Protein, được phát hiện bằng xét nghiệm của que xét nghiệm nước tiểu tiêu chuẩn, phản ánh chủ yếu là nồng độ albumin trong nước tiểu, được phân loại là âm tính (&lt 10 mg/dL), vết (15 đến 30 mg/dL), hoặc 1+ (30 đến 100 mg/dL) cho đến 4+ (> 500 mg/dL). Albumin niệu tăng vừa phải (trước đây được gọi là microalbumin niệu), một dấu hiệu quan trọng đối với các biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường, không được phát hiện bằng que thử nước tiểu tiêu chuẩn, nhưng có loại que thử microalbumin đặc biệt. Protein chuỗi nhẹ (ví dụ, do đa u tủy xương) cũng không phát hiện được. Ý nghĩa của protein niệu Protein niệu Protein niệu là tình trạng xuất hiện protein trong nước tiểu, thường đó là albumin. Nồng độ protein cao gây ra nước tiểu có nhiều bọt. Trong nhiều bệnh lý về thận, protein niệu xuất hiện cùng… đọc thêm phụ thuộc vào tổng lượng protein tiết ra hơn là nồng độ protein được ước tính bằng que thử; do đó, sau khi phát hiện protein niệu bằng que thử, nên tiến hành định lượng protein niệu. Kết quả âm tính giả có thể do nước tiểu bị pha loãng. Kết quả dương tính giả có thể là do bất kỳ điều nguyên nhân nào sau đây:

  • pH cao (> 9)

  • Sự hiện diện của các loại tế bào

  • Các chất Cản quang

  • Nước tiểu cô đặc

Glucose thường xuất hiện trong nước tiểu khi glucose huyết thánh tăng lên> 180 mg/dL (> 10,0 mmol/L) và chức năng thận bình thường. Ngưỡng phát hiện glucose trong nước tiểu của que thử là 50 mg/dL (2,8 mmol/L). Glucose trong nước tiểu ở bất cứ nồng độ nào đều là tình trạng bất thường. Xét nghiệm với que thử glucose niệu nồng độ thấp hoặc âm tính giả có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Axit ascorbic

  • Ketone

  • Aspirin

  • Levodopa

  • Tetracycline

  • pH nước tiểu rất cao

  • Nước tiểu bị pha loãng

Đái máu phát hiện được do hồng cầu bị ly giải trên băng vạch của que thử, giải phóng Hb và gây ra sự thay đổi màu sắc. Khoảng xét nghiệm từ âm tính (0) đến 4+. Hồng cầu dạng vết (tương ứng 3 đến 5 hồng cầu/vi trường độ phóng đại cao [HPF]) là bình thường trong một số trường hợp (ví dụ như tập thể dục) ở một số người. Vì thuốc thử của que thử phản ứng với Hb, Hb tự do (ví dụ: do tan máu nội mạch) hoặc myoglobin (ví dụ: do globin cơ niệu kịch phát Globin cơ niệu kịch phát Globin cơ niệu kịch phát là một hội chứng lâm sàng liên quan đến sự phá hủy mô cơ xương. Các triệu chứng và dấu hiệu bao gồm yếu cơ, đau cơ và nước tiểu màu nâu đỏ, mặc dù bộ ba này có mặt ở… đọc thêm ) gây ra kết quả dương tính. Đái hemoglobin và myoglobin niệu có thể phân biệt được với đái máu bằng cách xét nghiệm soi tìm hồng cầu trong nước tiểu và kiểu biến đổi màu sắc trên dải băng của que thử. Trong nước tiểu, hồng cầu tạo ra hình ảnh chấm hoặc đốm; Hb tự do và myoglobin tạo ra sự thay đổi màu sắc đồng nhất. Povidone iốt gây kết quả dương tính giả (đồng màu); axit ascorbic gây ra kết quả âm tính giả.

Nitrit được tạo ra do vi khuẩn phân hủy nitrat trong nước tiểu – nguồn gốc nitrat xuất phát từ chuyển hóa axit amin. Bình thường nitrit không có trong nước tiểu và khi xuất hiện báo hiệu có nhiễm trùng đường niệu. Kết quả xét nghiệm là dương tính hoặc âm tính. Âm tính giả có thể gặp do các nguyên nhân sau đây:

  • Vi khuẩn gây nhiễm trùng không thể chuyển đổi nitrat thành nitrit (ví dụ: Enterococcus faecalis, Neisseria gonorrhoeae, Mycobacterium tuberculosis)

  • Nước tiểu lưu lại ở bàng quang chưa đủ lâu (&lt 4 giờ)

  • Bài tiết muối nitrat thấp

  • Enzyme (của một số vi khuẩn) chuyển hóa nitrat thành nitơ

  • Lượng urobilinogen cao trong nước tiểu

  • Sự hiện diện của axit ascorbic

  • pH nước tiểu &lt 6.0

  • Nước tiểu rất loãng

  • Đái glucose

  • Urobilinogen

  • Sử dụng phenazopyridine, nitrofurantoin, rifampin, hoặc một lượng lớn vitamin C

Esterase bạch cầu được sử dụng chủ yếu cùng với xét nghiệm nitrit để theo dõi những bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết niệu tái phát và đôi khi để chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn Các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu có thể liên quan đến niệu đạo, tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc thận. Triệu chứng có thể không có hoặc bao gồm: tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu buốt… đọc thêm không biến chứng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nếu cả hai xét nghiệm âm tính, thì khả năng nuôi cấy vi khuẩn từ nước tiểu là rất nhỏ.