Đánh giá chất lượng là gì và lợi ích của đánh giá chất lượng
Một trong những hoạt động quan trọng của các tổ chức, doanh nghiệp nhằm kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng, đó là đánh giá chất lượng. Hoạt động đánh giá hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích không tưởng cho tổ chức, doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về đánh giá chất lượng là gì và lợi ích mà hoạt động này mang lại, chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.
Mục lục bài viết
Chất lượng là gì?
Xuất hiện ngay từ thời cổ đại, khái niệm chất lượng đã có một lịch sử tồn tại rất lâu đời và chưa có thuật ngữ nào thay thế tốt hơn. Tuy nhiên, với mỗi nền kinh tế và nền văn hóa khác nhau trên thế giới, khái niệm chất lượng lại có những phiên bản khác nhau.
Nhằm chuẩn hóa định nghĩa về chất lượng, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO đã đưa ra một định nghĩa chung như sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”.
Có thể thấy, định nghĩa chất lượng của Tổ chức ISO đã đưa mọi người đứng trên một hệ quy chiếu chung. Khái niệm này tương đối dễ hiểu, dễ sử dụng, có tính tiện dụng cao.
Đánh giá chất lượng là gì?
Đánh giá chất lượng là gì là những câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp mới hình thành, có qui mô vừa và nhỏ. Đại đa số những cơ quan, doanh nghiệp mới hình thành, chưa xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng thì khái niệm đánh giá chất lượng còn khá xa lạ.
Đánh giá chất lượng là một hoạt động được thực hiện dựa trên hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức, doanh nghiệp. Các tổ chức, doanh nghiệp đưa hệ thống quản lý chất lượng vào vận hành, với mục đích tạo ra được sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Và để kiểm tra xem hệ thống quản lý, doanh nghiệp thường tổ chức các hoạt động đánh giá.
Thực tế cho thấy, hệ thống quản lý chất lượng ở mỗi doanh nghiệp luôn luôn tồn tại những điểm yếu nhất định. Hơn nữa, sự biến thiên của nhu cầu đòi hỏi chất lượng cũng cần biến thiên theo. Do đó, hoạt động đánh giá chất lượng là không thể tránh khỏi đối với một tổ chức, doanh nghiệp.
Có 3 hình thức đánh giá chất lượng chính:
– Đánh giá chất lượng nội bộ do chính cơ quan, doanh nghiệp tổ chức.
– Đánh giá chất lượng do tổ chức chứng nhận thực hiện.
– Đánh giá chất lượng do các bên quan tâm (đối tác hoặc khách hàng) thực hiện.
Với mỗi hình thức đánh giá có mục đích khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Dù đánh giá chất lượng với mục đích gì đi nữa, các cá nhân, tổ chức cần thực hiện một các nghiêm túc, minh bạch, dựa trên một kế hoạch rõ ràng.
Vai trò của đội ngũ chuyên gia đánh giá cực kỳ quan trọng trong hoạt động đánh giá chất lượng. Bộ phận này được xem là thước đo cho độ hiệu quả, tức là đội ngũ đánh giá có chuyên môn và nghiệp vụ tốt sẽ mang lại kết quả đánh giá cao và ngược lại đối với trường hợp đội ngũ đánh giá non kém.
Tầm quan trọng của đánh giá chất lượng?
Như chúng tôi đã chia sẻ, chất lượng là một khái niệm có tính biến thiên theo nhu cầu. Chính vì vậy, hệ thống quản lý chất lượng tất yếu phải thay đổi liên tục. Trong sự thay đổi đó, hệ thống quản lý chất lượng sẽ bộc lộ những mặt hạn chế, nhược điểm của mình. Đánh giá chất lượng sẽ đóng vai trò là những bài kiểm tra mang tính định kỳ, giúp tổ chức, doanh nghiệp phát hiện ra những điểm yếu trong hệ thống quản lý chất lượng của mình.
Nếu doanh nghiệp, cơ quan vượt qua “bài kiểm tra” đánh giá chất lượng do tổ chức chứng nhận thực hiện, thì các đơn vị này sẽ nhận được các chứng nhận tương đương. Chứng nhận đạt chất lượng chính là chìa khóa giúp nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
“Bài kiểm tra” đánh giá chất lượng do chính doanh nghiệp thực hiện sẽ đánh giá được hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp đang đứng ở phân khúc nào. Đánh giá chất lượng sẽ phát hiện những điểm bất hợp lý làm ảnh hưởng đến chất lượng, gây lãng phí, thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có những hướng giải quyết kịp thời, triệt để, không để tình trạng thêm trầm trọng.
Đánh giá chất lượng được thực hiện dựa trên mong muốn của đối tác và khách hàng là một cách kiểm tra thực trạng chất lượng doanh nghiệp, nâng cao uy tín về chất lượng, dịch vụ. Đây cũng được xem là một cơ hội tốt để tìm hiểu được “Customer Insight”. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến lược tốt hơn, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hợp những mong muốn chính xác của khách hàng.
Như vậy, đánh giá chất lượng chính là thước đo cho nhiều yếu tố: Thước đo về độ biến thiên của nhu cầu khách hàng; Thước đo về độ hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng và là thước đo cho những tiêu chuẩn quốc tế bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Tham gia ngay khóa học “ Đánh giá và kiểm soát chất lượng tại UCI để hiểu rõ về cách thức đánh giá và đề ra những biện pháp khắc phục phù hợp.