Đánh giá chi tiết OPPO A52: Camera được nâng cấp một cách chỉn chu

Thiết kế tổng thể của OPPO A52

Thiết kế tổng thể của OPPO A52.

Xem thêm:

1. Camera được cải thiện đáng kể chính là điểm mạnh của OPPO A52

Camera là điểm mạnh nhất trên OPPO A52 và gây ấn tượng với mình trong suốt quá trình sử dụng.

OPPO A52 chụp đủ sáng

Ảnh chụp bằng camera của OPPO A52 bằng chế độ chụp tự động trong điều kiện đủ sáng.

Có thể bạn không tin? Vậy thì để mình cho các bạn xem chất lượng ảnh nhé nhưng trước hết, mình sẽ tóm tắt nhanh thông số phần cứng của cụm 4 camera sau này:

  • Ống kính góc rộng: Độ phân giải 12 MP, khẩu độ f/1.8.
  • Ống kính góc siêu rộng: Độ phân giải 8 MP, khẩu độ f/2.2, tiêu cự 13 mm.
  • Ống kính độ sâu: Độ phân giải 2 MP, khẩu độ f/2.4.
  • Ống kính macro: Độ phân giải 2 MP, khẩu độ f/2.4.

Reviewer Tư Hậu đã có dịp đi Quy Nhơn vào tuần vừa qua nên anh ấy đã giúp mình chụp lại vài bức ảnh đẹp mắt bằng OPPO A52. Một sản phẩm tầm trung mới của OPPO nhưng mình không đặt quá nhiều kì vọng, thế nhưng kết quả thật bất ngờ khi chất ảnh vừa tươi sáng, vừa rạng rỡ nữa cơ chứ.

OPPO A52 chụp đủ sáng

Ảnh chụp ở điều kiện đủ sáng bằng chế độ chụp tự động.

OPPO A52 chụp đủ sáng

Ảnh chụp ở điều kiện đủ sáng bằng chế độ chụp tự động.

Trời xanh ngắt, hàng cây cũng xanh và khung cảnh đầy chân thật chính là những gì mà OPPO A52 mang lại. Mình rất thích những bức ảnh này, không biết các bạn thì sao?

Ở bức ảnh chụp góc rộng, mình đánh giá cao ở chỗ vật thể ở hai bên bức ảnh không bị cong quá mức nhưng vẫn đảm bảo cho nhiều chi tiết hơn. Chất lượng hình ảnh cũng không giảm sút nên mình rất yên mình sử dụng chế độ này trên OPPO A52.

OPPO A52 chụp góc rộng

Ảnh chụp ở điều kiện đủ sáng bằng chế độ chụp góc rộng.

Camera góc rộng đã ấn tượng rồi, vậy mà OPPO vẫn đầu tư thêm camera macro và độ sâu cho sản phẩm tầm trung. Trước đây, người anh trong team mình đã có bài test camera macro OPPO A91 nhưng mình thấy, chất lượng ảnh chụp macro vẫn còn nhiều khuyết điểm nhỏ. Tuy nhiên ở OPPO A52, chất lượng không chỉ tốt hơn và khả năng tái tạo màu cũng không tồi.

OPPO A52 chụp hoa

Ảnh chụp ở điều kiện đủ sáng bằng camera macro.

Ở chế độ chụp chân dung, mình thấy máy xóa phông tốt, màu sắc tươi tắn và quan trọng nhất là phân tóc không bị xóa một cách lem luốt. Do đó, ảnh chân dung trông khá chân thật và đây chính là một trong những lý do khiến mình ưng OPPO A52.

OPPO A52 chụp chân dung

Ảnh chụp ở điều kiện đủ sáng bằng chế độ chân dung.

Điều kiện cuối cùng mình test đó là điều kiện thiếu sáng. Ảnh chụp ở điều kiện đủ sáng tốt quá rồi nên mình hơi lo lo, sợ rằng OPPO sẽ cắt giảm khả năng chụp ảnh thiếu sáng lại. Nhìn vào hai bức ảnh bên dưới, mình thấy chế độ chụp đêm trên OPPO A52 hoạt động tương đối tốt, thế nhưng cảm giác như ảnh hơi nhòe một tí thì phải.

OPPO A52 chụp thiếu sáng

Ảnh chụp ở điều kiện thiếu sáng bằng chế độ chụp tự động.

OPPO A52 chụp đêm

Ảnh chụp ở điều kiện thiếu sáng bằng chế độ chụp đêm.

Ngoài ra, OPPO A52 còn sở hữu camera selfie chấm O ở mặt trước và mình đánh giá cao camera này. Mặc dù độ phân giải chỉ dừng lại ở mức 8 MP nhưng chất lượng thì không thua kém gì các đối thủ trong tầm giá đâu nha.

OPPO A52 chụp selfie

Ảnh chụp ở điều kiện đủ sáng bằng camera selfie.

2. Thiết kế OPPO A52… sao không khác gì OPPO A92 vậy ta!?

Về thiết kế, OPPO A52 thật ra chả khác gì nhiều so với phiên bản cao cấp hơn OPPO A92. Nếu đặt hai chiếc máy này cạnh nhau, đố bạn phân biệt được nếu chỉ nhìn lướt qua thiết kế đấy. Nhưng nếu đánh giá về sự hoàn thiện thì OPPO A52 mang đến sự bức phá so với các phiên bản được ra mắt trước đó.

thiết kế của OPPO A52

OPPO A52 có thiết kế giống OPPO A92.

Đây cũng là lần đầu tiên OPPO mang kiểu thiết kế cụm camera hình vuông trên dòng sản phẩm của mình. Có thể nhiều bạn sẽ không thích kiểu thiết kế này (và bản thân mình cũng vậy), thế nhưng nhìn vào thực tế có lẽ OPPO muốn camera phải thật nổi bật ở mặt lưng. Cách sắp xếp của camera bên trong có nhiều nét tương đồng với các hãng khác khi gom luôn cả đèn LED vào bên trong.

camera của OPPO A52

Thiết kế camera của OPPO A52.

Phiên bản mình cầm trên tay là OPPO A52 màu đen và đây là bản màu phù hợp với nhiều đối tượng người dùng nhất. Mình cũng thích màu sắc này và cũng thích cả việc cầm nắm sản phẩm nhờ có mặt lưng được bo cong mềm mại. Thế nhưng, do mặt lưng được làm bóng nên OPPO A52 rất dễ bám dấu vân tay và bạn phải thường xuyên lau chùi sach sẽ đấy.

mặt lưng của OPPO A52

Mình cũng thích màu đen của OPPO A52 và cũng thích cả việc cầm nắm sản phẩm.

Ở mặt trước, OPPO A52 sở hữu màn hình chấm O với kích thước là 6.5 inch cùng độ phân giải Full HD+. Mình thấy màn hình máy hiển thị khá tốt và tương đối rõ, do đó OPPO A52 sẽ là lựa chọn hợp lý để bạn xem phim, giải trí và làm việc. Viền màn hình cũng được làm mỏng nhưng viền dưới thì vẫn còn dày.

mặt trước của OPPO A52

OPPO A52 sở hữu màn hình đục lỗ với kích thước là 6.5 inch cùng độ phân giải Full HD+.

Sở hữu tấm nền TFT LCD nên chất lượng tất nhiên sẽ cho màu kém hơn một chút so với IPS LCD hay AMOLED xịn sò. Mình cũng dần chấp nhận được điều này, vì mức giá hời nhưng camera thì được nâng cấp. Do đó, việc cắt giảm đi màn hình cũng là điều khó tránh khỏi.

màn hình của OPPO A52

Sở hữu tấm nền TFT LCD nên chất lượng màn ảnh của OPPO A52 sẽ kém hơn một chút so với IPS LCD.

3. Hiệu năng không phải là điểm mạnh của OPPO A52

Vẫn như thường lệ, trước khi đánh giá hiệu năng của OPPO A52 thì mình xin phép được tóm tắt nhanh cấu hình của chiếc máy:

  • Màn hình TFT LCD 6.5 inch, độ phân giải Full HD+.
  • CPU: Snapdragon 665 8 nhân.
  • RAM: 6 GB.
  • Bộ nhớ trong: 128 GB.
  • HĐH: Android 10.

cấu hình

Cấu hình phần cứng của OPPO A52.

Với cấu hình này, OPPO A52 cho điểm hiệu năng (đo qua các phần mềm) ở mức trung bình:

  • Geekbench 5: Lõi đơn đạt 309 điểm, đa lõi đạt 1.327 điểm.
  • 3D Mark: Vulkan (điểm đồ họa 3D) của API đạt 201.880 điểm, OpenGL (điểm đồ họa 2D) của API đạt 192.39 điểm.

Đo hiệu năng bằng GeekBench

Đo hiệu năng của OPPO A52 bằng phần mềm GeekBench 5.

Đo đồ hoạ OPPO A52 bằng 3DMark

Đo đồ họa của OPPO A52 bằng phần mềm GeekBench 5.

Ở trải nghiệm thực tế, mình thấy OPPO A52 có xảy ra giật lag trong mọi tựa game mình chơi. Trong bài viết này, mình sẽ ưu tiên test 3 tựa game đang phổ biến trên Mobile là Liên Quân Mobile, PUBG Mobile và Call Of Duty.

Đầu tiên là ở tựa game Liên Quân Mobile, mình đã test OPPO A52 ở cấu hình trung bình và máy chạy tương đối mượt. Thế nhưng ở những pha combat tổng, OPPO A52 lại xảy ra hiện tượng delay một xíu. Thiết bị cho phép mình bật FPS cao là 60 nên cũng thử và thấy cũng được ấy chứ, tuy nhiên tình trạng giật lag sẽ xảy ra nhiều hơn nên thôi, cứ chơi ở mức FPS 30 nha.

Test Liên Quân Mobile

Với Liên Quân Mobile, máy cho phép bạn bật chế độ FPS cao nhưng cũng không làm mượt hơn bao nhiêu.

Chuyển sang tựa game PUBG Mobile, máy đề xuất đồ họa ở mức Mượt và tốc độ khung hình ở mức Trung bình. Mình đã trải nghiệm ngay mức thiết lập đồ họa được đề xuất này và thấy, OPPO A52 chạy tương đối mượt mà thôi. Trong những pha solo thì máy ổn định, chứ rình và xả đạn thì OPPO A52 lại bất ngờ lag lên lag xuống.

Test PUBG Mobile

Với PUBG Mobile, bạn nên chỉnh tốc độ khung hình xuống mức thấp nhất luôn để đảm bao độ ổn định nhé.

Cuối cùng là Call Of Duy và CPU máy xử lý tựa game này tương đối tốt đó. Ở mức cấu hình trung bình, OPPO A52 cho độ ổn định tương đối tốt, có xảy ra lag một xíu nhưng không quá nhiều.

Test Call Of Duty Mobile

Với Call Of Duty, OPPO A52 đề xuất mức cấu hình trung bình và bạn nên để vậy luôn.

4. Thời lượng pin của OPPO A52 đủ để bạn xài suốt cả ngày

Trong phần cuối của bài viết này, mình sẽ đánh giá thời lượng của viên pin 5.000 mAh. Dung lượng này đã không còn xa lạ gì với các anh em xài Andorid, tuy nhiên mỗi máy đều cho thời lượng khác nhau nên mình đành phải test qua trải nghiệm thực tế thôi. Điều kiện test như sau:

  • Trải nghiệm 4 tác vụ xoay vòng gồm: Chiến Liên Quân (max setting), xem YouTube, lướt Facebook và dùng trình duyệt (Chrome).
  • Mỗi tác vụ 1 tiếng đồng hồ.
  • Đèn nền 100%.
  • Cắm tai nghe có dây xuyên suốt.
  • Không bật chế độ tiết kiệm pin hay màn hình thích ứng.
  • Bật chế độ hiệu suất cao.
  • Mở WiFi và các thông báo từ mạng xã hội.
  • Không bật GPS, Bluetooth và NFC.
  • Đo từ 100% đến 0%.

OPPO A52 đo thời lượng pin

Đo thời lượng pin của OPPO A52 qua trải nghiệm thực tế.

Như vậy, 9 tiếng 3 phút là tổng thời lượng của OPPO A52 khi mình sử dụng liên tục các tác vụ trên. Bản thân mình thấy con số này đã đủ để mình làm việc và giải trí rồi. Nên nhớ rằng, mình đang test pin ở chế độ tiêu chuẩn với cường độ cao, do đó nếu bạn giảm độ sáng, mở tiết kiệm pin thì thời lượng có thể kéo dài đến hơn 10 tiếng đồng hồ đấy.

Mình còn test cả củ sạc trong hộp đựng OPPO A52. Đáng tiếc, chúng ta không có VOOC sạc nhanh nên phải ngồi đợi hơn 2 tiếng để đầy 100% pin..

Tốc độ sạc của củ sạc OPPO A52

Đo tốc độ sạc của củ sạc trong hộp đựng.

Tổng kết

Như vậy trong suốt một tuần cầm, trải nghiệm và đánh giá OPPO A52, phải nói rằng mình ưng nhất vẫn là khả năng chụp ảnh ngay ở chế độ tự động. Thiết kế nổi bật với fan OPPO thôi chứ ngoài thị trường, các hãng khác cũng đã sử dụng phong cách này rồi. Thế còn các bạn đọc giả thì sao? Bạn ưng camera, hiệu năng hay thời lượng pin đây? Đừng quên để lại bình luận bên dưới bài viết nhé. 

Xem thêm: 

OPPO A92

Ngừng kinh doanh





121

Xem đặc điểm nổi bật

  • Chip Snapdragon 665
  • RAM: 8 GB
  • Dung lượng: 128 GB
  • Camera sau: Chính 48 MP & Phụ 8 MP, 2 MP, 2 MP
  • Camera trước: 16 MP
  • Pin 5000 mAh, Sạc 18 W

Xem chi tiết

Biên tập bởi Nguyễn Anh Tuấn

Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):

Anh
Chị

Bài viết liên quan

Xổ số miền Bắc