[Đánh giá game] Death Stranding PC: Lẽ ra game nào cũng phải hỗ trợ Nvidia DLSS, đẹp mà nhẹ quá!

Cần có thêm nhiều game nữa ứng dụng DLSS

Trong Death Stranding bản PC, Kojima Productions không ứng dụng ray tracing thời gian thực, mà chỉ ứng dụng công nghệ DLSS của Nvidia để khiến game vừa đẹp vừa nhẹ. Có hai tùy chọn trong game là Quality, đẩy cao chất lượng đồ họa của game, và Performance, render hình ảnh của trò chơi ở độ phân giải thấp nhất có thể rồi card đồ họa sẽ “ghép” nốt những chi tiết còn thiếu vào mỗi khung hình. Nếu như anh em không có card đồ họa RTX, thì game vẫn có những tính năng khử răng cưa và làm mượt hình ảnh khác như TAA và FidelityFX Sharpening.

Nhưng DLSS ấn tượng đến mức nào, mời anh em xem hai tấm hình so sánh game ngay dưới đây. Hình bên trái là DLSS Quality, còn hình bên phải mình chọn TAA + FidelityFX Sharpening cùng tùy chọn làm nét hình ảnh ở mức tối đa:

Tinhte_DLSS.jpg
Tinhte_DLSS2.jpg

Như anh em có thể thấy, DLSS của Nvidia thực sự là thứ rất nhiều trò chơi nên ứng dụng chứ không chỉ vỏn vẹn đếm trên đầu ngón tay được nhõn 5 game như mình đã liệt kê ở trên. Dù chất lượng hình ảnh và chi tiết vật thể không khác biệt quá nhiều so với bản game trên PS4 khi ứng dụng Temporal Anti Aliassing, nhưng DLSS khiến tất cả những vật thể ở xa nhìn vừa đủ chi tiết, nhưng cùng lúc không bị nét đến mức giả tạo. Hiệu ứng xa gần của game cũng thể hiện rất tốt thông qua DLSS, khiến game giống đời thực nhất có thể, còn với TAA và FidelityFX, những rặng núi đá ở xa vẫn nét căng, nhìn rất giả tạo. Ấy là chưa kể những chi tiết nhỏ ở xa như lan can cầu trong hình trên, TAA không thể mượt như DLSS được.

Desktop Screenshot 2020.07.06 - 18.45.19.24.jpg

Ấy là chưa kể, DLSS còn cho phép máy tính hoạt động hết công suất để tạo ra tốc độ khung hình cao nhất có thể. Thử nghiệm với cỗ máy tính của mình với chip Ryzen 7 2700X và card đồ họa RTX 2070, ở độ phân giải 2K native, game chạy ở tốc độ khung hình từ 55 đến 62 FPS, nhưng khi bật DLSS Quality, game lên được 80 đến 90 FPS, và thậm chí còn hơn thế với chế độ DLSS Performance, khi độ phân giải render được hạ xuống mức thấp nhất. Tiếc một điều rằng, game không hiển thị độ phân giải gốc khi card đồ họa render hình ảnh, không như Control, hiển thị rõ ràng độ phân giải gốc, nên không rõ Quality và Performance là nâng cấp từ độ phân giải nào lên.

Desktop Screenshot 2020.07.06 - 18.30.24.21.jpg

DLSS hoạt động không giống như checkerboard rendering trên game PS4, nhưng về cơ bản mục tiêu của cả hai kỹ thuật này là giống nhau, đó là tối ưu khả năng của phần cứng, không bắt máy tính hay console phải render game ở độ phân giải native, từ đó cho phép cỗ máy PS4 Pro không mấy mạnh mẽ so với chuẩn mực của năm 2020 vẫn chơi được game trên màn hình 4K. Điều tương tự cũng xảy ra với DLSS, khi chơi game ở độ phân giải 4K, card đồ họa RTX sẽ render game ở độ phân giải 1080p rồi upscale lên nhờ vào thuật toán xử lý qua tensor core.

Desktop Screenshot 2020.07.06 - 18.58.48.31.jpg

Và kết quả là như anh em có thể thấy trong clip

Mong là, đến thế hệ card đồ họa mới của Nvidia, họ sẽ tối ưu được DLSS để thật nhiều những hãng game có thể ứng dụng công nghệ mà mình nghĩ còn quan trọng hơn cả ray tracing trong việc hiển thị thế giới ảo của trò chơi điện tử trong tương lai.

Và kết quả là như anh em có thể thấy trong clip review trên đây, game rất mượt, và từng chi tiết đồ họa mà hãng game dày công thiết kế, sử dụng bộ hình ảnh gốc mô tả môi trường Bắc Âu được thể hiện trên màn hình PC ở tốc độ FPS cao, theo cách hiếm có trò chơi nào làm được. Chỉ hơi tiếc là chi tiết khuôn mặt của dàn diễn viên nổi tiếng lại không có nhiều cải thiện so với PS4, có lẽ đây là lỗi của Kojima Production khi không đủ thời gian nâng cấp chất lượng texture gương mặt nhân vật.Mong là, đến thế hệ card đồ họa mới của Nvidia, họ sẽ tối ưu được DLSS để thật nhiều những hãng game có thể ứng dụng công nghệ mà mình nghĩ còn quan trọng hơn cả ray tracing trong việc hiển thị thế giới ảo của trò chơi điện tử trong tương lai.

Tạm kết

Không nhiều những trò chơi điện tử đem lại nhiều suy nghĩ cho người chơi, thậm chí tạo ra cả những tranh cãi về việc nó có xuất sắc như nhiều nhà phê bình khẳng định như Death Stranding. Cốt truyện của game khi nó ra mắt có thể coi là hơi nhảm nhí và nhiều lỗ hổng. Nhưng nó lại rất phù hợp với gameplay, khi anh em phải đơn độc đi làm shipper, để rồi nhẹ lòng khi thấy những cây cầu mà người chơi khác đã đặt ở đúng chỗ anh em chưa biết làm thế nào để vượt qua.

Desktop Screenshot 2020.07.06 - 19.01.30.52.jpg

Nói đến Death Stranding thì không thể bỏ qua

Suy cho cùng, với những cố gắng tạo ra một thế giới ảo vừa cuốn hút vừa đem lại nhiều thông điệp đầy giá trị ngoài đời thực, Death Stranding là một trò chơi vừa phiền toái, nhưng cùng lúc cũng rất tuyệt vời.

Nói đến Death Stranding thì không thể bỏ qua Hideo Kojima , một trong những nhà làm game nổi tiếng nhất thời điểm hiện tại. Ông có một dàn fan hâm mộ đông đảo và nhiệt thành, tới mức giống như một giáo phái vậy. Không phải quyết định nào Kojima tạo ra trong game cũng là thứ đột phá hoặc khiến gameplay trở nên hoàn mỹ, nhưng fan của ông chẳng bao giờ phàn nàn cả. Tương tự với Death Stranding, trò chơi mang đầy những chi tiết thể hiện rõ cá tính của người đạo diễn Nhật Bản. Có lúc nó khiến người ta trầm trồ, nhưng cũng có lúc lại đặt ra câu hỏi vì sao lại làm như thế.Suy cho cùng, với những cố gắng tạo ra một thế giới ảo vừa cuốn hút vừa đem lại nhiều thông điệp đầy giá trị ngoài đời thực, Death Stranding là một trò chơi vừa phiền toái, nhưng cùng lúc cũng rất tuyệt vời.