Đánh giá hiệu suất là gì? Mẫu đánh giá hiệu suất nhân viên khách sạn – nhà hàng
Chất lượng công việc của đội ngũ nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách lưu trú và thương hiệu của khách sạn, nhà hàng. Do đó, đánh giá nhân viên là một việc rất quan trọng trong quy trình quản lý nhân sự, là căn cứ để thưởng – phạt và có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ. Hãy cùng Hoteljob.vn tìm hiểu về đánh giá hiệu suất cũng như các tiêu chí, quy trình và mẫu đánh giá nhân viên khách sạn – nhà hàng.
►Đánh giá hiệu suất là gì?
Đánh giá hiệu suất (Performance review) là đánh giá chuyên sâu mà các nhà quản lý tiến hành để đánh giá tiến độ công việc, điểm mạnh điểm yếu của nhân viên, đưa ra các phản hồi nhằm cải thiện hiệu suất trong tương lai.
Đánh giá hiệu suất được thực hiện tốt có thể giúp nhân viên hiểu những gì họ đang làm, cách họ có thể cải thiện công việc phù hợp với các mục tiêu lớn hơn của công ty và những gì được mong đợi ở họ.
► Bảng các tiêu chí đánh giá nhân viên khách sạn – nhà hàng
Việc đánh giá nhân viên sao cho chính xác, khách quan không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận nhân sự mà còn là mối quan tâm của các nhà quản lý khách sạn, nhà hàng. Muốn đánh giá chính xác năng lực của nhân viên, nhà quản lý cần phải đề ra các tiêu chí cụ thể để tham chiếu. Mục đích của việc đánh giá nhân viên có thể là:
-
Đánh giá thử việc
-
Đánh giá định kỳ
-
Đánh giá ký lại hợp đồng
-
Đánh giá tăng lương đột xuất
Mỗi một khách sạn, nhà hàng sẽ tự đề ra cho mình những tiêu chí đánh giá nhân viên khác nhau, nhưng nhìn chung, các đơn vị thường chọn các tiêu chí sau làm căn cứ đánh giá nhân sự:
Tiêu chí
Nội dung đánh giá
Chấp hành nội quy
-
Tuân thủ giờ làm việc và nội quy lao động
-
Tuân thủ nội quy, quy chế làm việc của công ty
Tác phong
-
Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, đúng đồng phục quy định
-
Giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh nơi làm việc
-
Nhanh nhẹn, linh hoạt
Quan hệ
-
Với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng
-
Giải quyết yêu cầu của khách hàng: nhanh chóng, kịp thời
-
Thái độ chăm sóc khách hàng: cẩn thận, chu đáo, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Công việc
-
Tinh thần hợp tác trong công việc
-
Thao tác thực hiện công việc
-
Chất lượng, số lượng công việc hoàn thành
-
Mức độ hiểu biết về công việc được giao
-
Khả năng tiếp thu công việc
-
Hiểu rõ các nghiệp vụ của công việc
-
Kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc
-
Mức độ tin cậy
-
Tính kỷ luật
-
Khả năng làm việc độc lập và sự chủ động trong công việc
-
Sự sáng tạo trong công việc
-
Hiểu biết về sản phẩm dịch vụ của công ty
-
Tinh thần học hỏi và cầu tiến
-
Chấp hành mệnh lệnh của người quản lý
Kỹ năng
-
Kỹ năng giao tiếp
-
Kỹ năng làm việc nhóm
-
Thao tác thực hiện các kỹ năng mềm: giao tiếp, đàm phán, thuyết phục,…
-
Kỹ năng giải quyết vấn đề, tình huống phát sinh
-
Kỹ năng lập kế hoạch, quản lý công việc
-
Kỹ năng thích ứng với công việc/ áp lực công việc
Sử dụng trang
thiết bị
-
Sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị
-
Có tinh thần sử dụng tiết kiệm tài sản của công ty
Tìm hiểu thêm: KPI Là Gì? Quy trình xây dựng KPI cho khách sạn hiệu quả
Bên cạnh các tiêu chí đánh giá trên, nhà quản lý khách sạn – nhà hàng cũng nên tìm hiểu năng lực tiềm ẩn của nhân viên để khai phá những thế mạnh ẩn giấu bên trong họ bởi nó sẽ phần nào tác động đến hiệu suất công việc chung.
– Nhà quản lý có thể trả lời những câu hỏi gợi ý dưới đây để đo lường năng lực nhân viên:
-
Nhân viên có đề ra những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể không?
-
Nhân viên xử lý như thế nào trong những tình huống bất ngờ, khẩn cấp?
-
Nhân viên có làm tốt công việc khi không được giám sát không?
-
Sau một thời gian làm việc, nhân viên có học thêm được kinh nghiệm nào không?
-
Nhân viên nào được khách khen nhiều, nhận được nhiều tiền tip?…
Để không bị cảm tính chi phối, khi trả lời những câu hỏi này, nhà quản lý cần dựa trên những hành động cụ thể của nhân viên để đưa ra những đánh giá chính xác nhất trong phần ưu điểm của nhân viên.
► Quy trình đánh giá nhân viên Khách sạn – Nhà hàng
– Xây dựng mẫu đánh giá nhân viên
Mỗi một khách sạn – nhà hàng có thể tự xây dựng một mẫu quy trình đánh giá nhân viên riêng biệt cho riêng đơn vị mình: cần có những nội dung nào trong mẫu đánh giá, cách trình bày mẫu đánh giá như thế nào… Dù áp dụng mẫu đánh giá nào thì về cơ bản vẫn cần có các tiêu chí mà Hoteljob.vn đã đề cập đến ở phần trên.
– Xác định chỉ tiêu điểm số
Với mỗi yếu tố như vậy, nhà quản lý có thể đưa ra các thang điểm đánh giá khác nhau, tương ứng với các điểm số cụ thể (Xuất sắc = 5 điểm, khá = 4 điểm, trung bình = 3 điểm, kém = 1, 2 điểm). Rồi từ đó xác định khung tổng điểm xếp hạng đánh giá chung, ví dụ từ 130 – 160 điểm là xuất sắc, 100 – 130 điểm là khá…
– Nhân viên tự đánh giá
Trước khi nhà quản lý khách sạn – nhà hàng đưa ra đánh giá về nhân viên thì cần phải để cho nhân viên tự cho điểm, đánh giá về mình. Về cơ bản thì những tiêu chí cần có trong mẫu nhân viên tự đánh giá cũng giống như thông tin trong mẫu quản lý đánh giá về nhân viên.
– Nhân viên đánh giá lẫn nhau
Bước tiếp theo, nhà quản lý nên để các nhân viên tự nhận xét lẫn nhau. Vì thường xuyên làm việc cùng nên các nhân viên sẽ dễ dàng quan sát công việc và thấy được kết quả công việc của nhau. Cần có ít nhất 2 đồng nghiệp cùng đánh giá về 1 nhân viên, để quy trình đánh giá được khách quan nhất.
– Nhà quản lý đánh giá về nhân viên
Sau khi đã có trong tay bảng nhân viên tự đánh giá và đồng nghiệp đánh giá về nhân viên, cộng với quá trình giám sát công việc, nhà quản lý sẽ thực hiện việc tổng hợp và đưa ra điểm số đánh giá cuối cùng. Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần đưa ra những nhận xét về ưu điểm, khuyết điểm, đánh giá chung và kiến nghị thưởng – phạt nhân viên đó.
► Mẫu đánh giá nhân viên Khách sạn – Nhà hàng
Một số lưu ý khi đánh giá nhân viên Khách sạn – Nhà hàng
- Bảng đánh giá cần phải tạo được động lực làm việc cho nhân viên, đưa ra cả ưu điểm và nhược điểm; những nhận xét về nhược điểm cần mang tính xây dựng, góp ý, không nên công kích quá tiêu cực vào điểm yếu của nhân viên. Trong phần đánh giá chung, nhà quản lý cần đưa ra những đề xuất về hướng cải thiện rõ ràng để nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
- Sau khi nhà quản lý đã đưa ra đánh giá, cần tổ chức một buổi họp bộ phận để nhân viên được biết kết quả đánh giá của mình và khuyến khích nhân viên nói ra ý kiến: đồng ý, không đồng tình hay có kiến nghị gì không…
- Việc đánh giá nhân viên cần được thực hiện thường xuyên để kịp thời đưa ra những điều chỉnh hợp lý và hỗ trợ nhân viên giải quyết những khúc mắc, những vấn đề còn tồn đọng
Hoteljob.vn xin chia sẻ mẫu đánh giá nhân viên Khách sạn – Nhà hàng để các nhà quản lý có thể tham khảo áp dụng.
Download mẫu đánh giá nhân viên Khách sạn – Nhà hàng: Tại đây
Ms.Smile