Đánh giá môi trường chiến lược: Nội dung, thực hiện thế nào?
Mục lục bài viết
Đánh giá môi trường chiến lược: Đối tượng, nội dung thực hiện thế nào?
Theo dõi KTMT trên
Your browser does not support the audio element.
Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là một công cụ được sử dụng để quản lý và bảo vệ môi trường. Pháp luật quy định đối tượng, nội dung và thực hiện đánh giá môi trường chiến lược như thế nào?
Ảnh minh hoạ.
Khái niệm, định nghĩa về ĐMC hiện tại còn có những khác nhau giữa các nước, các tổ chức quốc tế tùy theo các cách tiếp cận được lựa chọn. Mỗi cách tiếp cận để tiến hành ĐMC đều có mặt mạnh, mặt yếu riêng mà mỗi nước, mỗi tổ chức quốc tế còn đang ở giai đoạn vừa áp dung, thực hiện vừa tổng kết và đúc rút kinh nghiệm.
Ở Việt Nam, ĐMC cũng chỉ mới thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cấp, các ngành trong những năm gần đây và mới chỉ được đưa vào thực hiện trong thực tế kể từ sau ngày 01 tháng 07 năm 2006 theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường (BVMT) năm 2005. Theo đó, cách tiếp cận để tiến hành ĐMC của Việt Nam là một trong các cách tiếp cận mà đa số các nước trên thế giới, nhất là các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu, hiện đang áp dụng.
Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là gì?
Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch.
Trên thế giới có khá nhiều các khái niệm, định nghĩa khác nhau về ĐMC nhưng đa số thống nhất rằng, ĐMC là một công cụ để lồng ghép các vấn đề về môi trường vào quá trình ra một quyết định mang tính chiến lược, vĩ mô về phát triển kinh tế xã hội (thường được gọi chung là Quyết định mang tính chiến lược hay Quyết định chiến lược) như: chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình…
Việt Nam đã đưa ra định nghĩa ĐMC trong Luật Bảo vệ Môi trường 2005 như sau: “ĐMC là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của các tác động đến môi trường của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững” (khoản 19 điều 3)
Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2005, “ĐMC là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của các tác động đến môi trường của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững” (khoản 19 điều 3).
Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Đối tượng phải thực hiện ĐTM được quy định tại Luật BVMT năm 1993, 2005, 2014 và được liệt kê cụ thể loại hình, quy mô, công suất, loại hình từ kinh nghiệm quốc tế mà chưa xét đến vị trí của dự án sẽ triển khai đến các đối tượng nhạy cảm xung quanh có thể bị tác động bởi dự án.
Đặc biệt, Luật BVMT năm 2020 ra đời đã không còn danh mục cố định các Dự án phải thực hiện ĐTM mà phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường. Các Dự án thuộc nhóm I và 1 phần các Dự án nhóm II phải thực hiện ĐTM. Một số quy định mới về ĐTM trong Luật BVMT năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
Nội dung đánh giá môi trường chiến lược
Theo Điều 27 Luật Bảo vệ môi tường 2020, nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược bao gồm:
Đánh giá sự phù hợp của chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường trong chiến lược với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật Bảo vệ môi tường 2020;
Đề xuất phương án điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của chiến lược để bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật Bảo vệ môi tường 2020.
– Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch bao gồm:
+ Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường;
+ Phạm vi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
+ Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch;
+ Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đã áp dụng;
+ So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường, chiến lược, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
+ Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy hoạch;
+ Tác động của biến đổi khí hậu;
+ Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;
+ Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch;
+ Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
+ Vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường (nếu có), kiến nghị phương hướng và giải pháp khắc phục.
Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Theo điều 26 Luật Bảo vệ môi tường 2020, việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược là các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch quy định có trác h nhiệm đánh giá môi trường chiến lược đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch đó.
Kết quả đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 25 Luật Bảo vệ môi tường 2020 được tích hợp trong hồ sơ trình phê duyệt chiến lược.
Kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Luật Bảo vệ môi tường 2020 được lập thành báo cáo riêng kèm theo hồ sơ trình thẩm định quy hoạch.
Cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch có trách nhiệm thẩm định kết quả đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình thẩm định quy hoạch. Cơ quan phê duyệt chiến lược có trách nhiệm xem xét kết quả đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình phê duyệt.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về nội dung đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch.
Kết quả đánh giá môi trường chiến lược là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt chiến lược, quy hoạch.
Để ĐMC/ ĐTM có thể là một công cụ hữu hiệu trong quản lý và bảo vệ môi trường, Chính phủ và Bộ TN-MT đã ban hành Luật BVMT. Bên cạnh đó ban hành các quy định/hướng dẫn chi tiết về ĐMC, ĐTM từ phân loại, phạm vi, nội dung, phương pháp, thời gian, quy định chi tiết các quy định về đánh giá môi trường chiến lược.
Tạ Nhị