Đánh giá rủi ro an toàn lao động trong xây dựng
Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là việc phân tích, nhận diện nguy cơ và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động. Việc đánh giá được thực hiện tuân thủ theo “Quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động”.
Việc đánh giá rủi ro là việc nhận định các yếu tố, tình huống có nguy cơ xảy ra để giảm thiểu được các tổn thất về vật chất, đặc biệt là con người. An toàn lao động đã và đang vấn đề luôn luôn được quan tâm bởi những yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn trong lao động là rất nhiều, yếu tố chủ quan hay khách quan đều tác động gây nên hậu quả không hề nhỏ, đặc biệt với lĩnh vực thi công, xây dựng, sửa chữa…Quy định về nhận diện đánh giá rủi ro đã được đưa ra trong Luật an toàn, vệ sinh lao động rất lâu để có thể thấy về công tác quản lý nhà nước thì đã là yêu cầu bắt buộc, còn việc thực hiện của các đơn vị, tổ chức thì còn mang tính hình thức, hời hợt. Một vấn đề đặt ra hiện nay khi xu hướng công nghiệp hoá gia tăng thì vấn đề này càng được chú trọng và yêu cầu cao hơn. Vậy quy định về đánh giá rủi ro an toàn lao động trong xây dựng được thực hiện như thế nào? Đối tượng cần áp dụng ra sao? Lợi ích mang lại khi cơ sở ý thức được việc đánh giá rủi ro an toàn lao động thi công đem lại như thế nào?
Hiện nay, các quy định về an toàn khi xây dựng công trình như: Các công tác an toàn trong xây dựng, hệ thống quản lý an toàn xây dựng, quản lý an toàn công trường trong thi công xây dựng công trình, hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng, kiểm định an toàn xây dựng, giám sát… đã được quy định chi tiết tác tiêu chuẩn, quy chuẩn trong các quy phạm về an toàn lao động.
Là đơn vị chuyên lĩnh vực tư vấn An toàn, sức khoẻ và môi trường (EHS), Crs Vina đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn quản lý An toàn, sức khoẻ và môi trường tại Việt Nam, Tư vấn kiểm xưởng, an toàn lao động, an ninh…xin chia sẻ một số nội dung về đánh giá rủi ro an toàn lao động trong xây dựng trong nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý quy định đánh giá rủi ro
– Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
– Thông Tư 07-2016-BLĐTBXH Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.
– Thông Tư Liên Tịch 01_2011_BLDTBXH-BYT Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động.
– Thông tư số 04/2017/TT-BXD Quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
– Luật Xây dựng 50/2014/QH13
Yêu cầu chung quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong công trình xây dựng
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD an toàn trong xây dựng với các nội dung cơ bản về các quy định những yêu cầu kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị (gọi tắt là công trình xây dựng):
– Không được phép thi công khi chưa có đầy đủ tài liệu, hồ sơ thiết kế biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công với đủ các nội dung về các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ, Quy trình đánh giá rủi ro an toàn lao động trong xây dựng.
– Lao động làm việc trên cao, hầm sâu phải có túi đựng dung cụ đồ nghề, không được thả, ném các loại vật liệu, dụng cụ, đồ nghề từ trên cao xuống.
– Đối với công việc trên sông nước phải là người lao động được huấn luyện về bơi lội trang bị đầy đủ thuyền, phao, dụng cụ cấp cứu…
– Đối với công việc trên công trường người lao động phải sử dụng đúng, đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân.
– Làm việc độ cao từ 2m trở lên hoặc dưới 2m nếu dưới chỗ làm việc có chứng ngại nguy hiểm phải có dây đai hoặc lưới an toàn trong xây dựng. Nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn trong xây dựng thì không cho phép người lao động làm việc khi chưa đeo dây đai an toàn.
– Không được thi công cùng một lúc ở hai hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng đứng, nếu không có thiết bị bảo vệ an toàn cho người làm việc ở dưới.
– Không được làm việc trên giàn giáo, ống khói, đài nước, cột điện, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà hai tầng trở lên khi mưa to, giông, bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên. Sau mỗi đợt mưa bão, có gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày, phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp.
– Có biện pháp an toàn xây dựng để kịp thời xử lý và phương tiện đề phòng khí độc, sập lở khi làm ở giếng sâu, hầm ngầm, thùng kín.
– Hệ thống an toàn lao động trên công trường phải lắp đủ đèn chiếu sáng và không được phép thi công đêm ở nơi không có đèn sáng công suất 100 – 300 lux đối với nơi làm việc và chiếu sáng chung 30 – 80 lux
– Có hệ thống chống sét bảo vệ toàn bộ công trường trong quá trình thi công xây dựng.
– Khi trên công trường xây dựng có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ hoặc ở những công trường xây dựng có chứa các nguồn phóng xạ tự nhiên, cần phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ.
– Công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lý trong quá trình thi công.
– Công trường xây dựng, mọi vị trí làm việc đều phải giữ gọn gàng, ngăn nắp. Các thiết bị, dụng cụ luôn phải đặt đúng nơi quy định, các chất thải, vật liệu thừa phải được thu dọn thường xuyên.
Phương pháp đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện trên cơ sở kết hợp hai phương pháp: đánh giá định tính và đánh giá định lượng:
– Đánh giá định tính là phương pháp tiếp cận nhằm mô tả và phân tích đặc điểm điều kiện lao động của các nghề, công việc, quy trình sản xuất để nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo cảm quan của con người;
– Đánh giá định lượng: là phương pháp chấm điểm đánh giá trên cơ sở kết quả quan trắc môi trường lao động, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tổ chức thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
Việc tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động thi công ban lãnh đạo sẽ quy định và tổ chức thực hiện công tác đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động. Nhưng vẫn đảm bảo:
– Trong quá trình triển khai thường xuyên rà soát, cập nhật khi có những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phát sinh mới do thay đổi về nguyên vật liệu đến công nghệ, tổ chức sản xuất hoặc khi có tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra.
– Có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến hoặc hướng dẫn cho người lao động cũng như khách đến tham quan cách nhận biết và biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
Tổ chức đánh giá rủi ro an toàn lao động thi công Crs Vina
Với kinh nghiệm về các lĩnh vực Chứng nhận, Kiểm định an toàn thiết bị, huấn luyện an toàn lao động, huấn luyện PCCC&CNCH, Quan trắc môi trường, tư vấn thủ tục môi trường…Crs Vina đơn vị tiên phong về dịch vụ tư vấn các hồ sơ yêu cầu đánh giá an toàn, sức khoẻ và môi trường (EHS), với phương châm đem đến dịch vụ trọn gói, bao trùm cho doanh nghiệp được tư vấn đúng quy định với chi phí tối ưu nhất, trên hết Doanh nghiệp khi đến với Crs Vina sẽ được hướng dẫn những hồ sơ cần đáp ứng theo quy định giúp giảm thiểu các rủi ro khi có đối tác đánh giá hay kiểm tra nhà nước, đặc biệt doanh nghiệp nâng cao được văn hoá an toàn cho tổ chức.
✔️ Chúng tôi là đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực huấn luyện an toàn lao động và được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp phép đủ điều kiện hoạt động đào tạo an toàn lao động.
✔️ Đội ngũ chuyên gia, giảng viên chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thực tế, nhiều năm đứng lớp huấn luyện an toàn lao động đảm bảo mang đến những buổi học đầy đủ kiến thức.
✔️ Hỗ trợ đa dịch vụ liên quan: Quan trắc môi trường lao động, Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001…Huấn luyện an toàn lao động, Huấn luyện PCCC.
✔️Thời gian đáp ứng theo quy định và hỗ trợ thủ tục nhanh nhất cho đơn vị, chi phí tối ưu.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
Website: https://daotaoantoan.org/
Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
Email: [email protected]
🎀 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
🎀 Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
🎀 Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
🎀 Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
5
(100%)
1
vote