Đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động vận tải tại các mỏ đá

Đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động vận tải tại các mỏ đá

Hoạt động khai thác đá tại Mỏ đá Núi Chuông, xã Yên Lạc (Phú Lương, Thái Nguyên).

Ảnh: N.HOÀN

Tình hình hoạt động khai thác đá VLXD

Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác, chế biến đá VLXD phát triển nhanh chóng, góp phần quan trọng tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, giúp tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, thu nhập cho hàng ngàn lao động, đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và các địa phương.

Hiện cả nước có gần 1.000 mỏ đá VLXD với tổng trữ lượng ước tính khoảng 54 triệu m3 đang được khai thác với quy mô khác nhau, từ vài chục lao động đến hàng trăm lao động, sản lượng từ vài chục nghìn m3/năm đến hàng triệu m3/năm.

Phần lớn các mỏ khai thác đá VLXD là các mỏ có công suất vừa và nhỏ, áp dụng hệ thống khai thác (HTKT) khâu theo lớp đứng chuyển tải bằng nổ mìn xuống chân tuyến, một số mỏ áp dụng HTKT khâu theo lớp xiên chuyên tải bằng cơ giới, còn lại là các mỏ khai thác bằng lớp bằng vận tải qua máng hoặc vận tải trực tiếp. Đồng bộ thiết bị sử dụng tại các mỏ này thường có năng suất thấp, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, độc hại khi vận hành.

Đánh giá rủi ro tại các mỏ khai thác đá VLXD

Khai thác khoáng sản nói chung và khai thác các mỏ đá VLXD nói riêng là lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN. Hình 1 thể hiện tỉ lệ số vụ TNLĐ và tỈ lệ số người tử vong do TNLĐ hoạt động trong lĩnh vực khai thác mỏ. Với tỈ lệ số vụ TNLĐ và người tử vong ở mức cao, lĩnh vực khai thác mỏ được xếp vào nhóm 11 lĩnh vực có nguy cơ cao về mất ATVSLĐ.

Đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động vận tải tại các mỏ đá

Hình 1: Tỉ lệ vụ TNLĐ và số người chết do TNLĐ trong hoạt động khai thác mỏ.

Qua tỉ lệ TNLĐ theo các khâu công nghệ trong khai thác mỏ VLXD cho thấy, số vụ TNLĐ tập trung cao vào các khâu công nghệ về khoan – nổ mìn (38,08%), xúc bốc (24,62%), với tỉ lệ người tử vong do TNLĐ tương ứng là 39,91% và 29,61%. Tiếp đó là các khâu vận tải, chế biến và các khâu phụ trợ. Tuy hoạt động vận tải trên các mỏ đá VLXD chỉ chiếm 6,15% các vụ TNLĐ và 4,72% số người chết do TNLĐ nhưng đây vẫn là một khâu có nguy cơ cao về mất ATVSLĐ nếu không được quan tâm đúng mức.

Đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động vận tải tại các mỏ đá Đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động vận tải tại các mỏ đá

Hình 2: Tỉ lệ số vụ TNLĐ và số người chết trong các khâu công nghệ khai thác đá VLXD giai đoạn 2007 – 2019.

Công tác quản lý vệ sinh lao động, đảm bảo sức khỏe người lao động trong lĩnh vực khai thác đá VLXD vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Môi trường lao động ngành Mỏ bị ô nhiễm, một số yếu tố không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép: Nhiệt độ (14,1%; 12,4%; 6,9%); tốc độ gió (10,6%; 7,2%; 3,1%); độ ẩm (25,1%; 14,5%; 18,8%); bụi (22,5%; 27,7%; 19,9%); tiếng ồn (23,1%; 24,3%; 19,9%); rung (19,0%; 12,8%; 5,9%) và hơi khí độc (1,4%; 1,3%, 1,2%). Nhiều người lao động mắc BNN, đặc biệt là Bệnh bụi phổi Silic. Kết quả khám sức khỏe định kỳ cho thấy một số bệnh chiếm tỉ lệ cao như: Bệnh mắt, viêm xong, mũi họng, thanh quản, bệnh da, viêm phế quản, bệnh dạ dày tá tràng, bệnh cơ xương khớp.

Theo phương pháp nhận diện cho điểm thì ứng với mỗi khâu, mỗi công việc sẽ thực hiện xác định các chỉ tiêu ước lượng tần suất xảy ra mối nguy hại; hậu quả thương tật; khả năng nhận biết mối nguy hại và tiến hành cho điểm theo thang đánh giá. Từ đó xác định mức độ tiềm ẩn rủi ro và tiến hành phân loại cấp độ rủi ro và các yêu cầu kiểm soát (Bảng 1).

Bảng 1: Nhận diện mối nguy hiểm trong công tác vận tải trên các mỏ đá VLXD

Mối nguy

Nguyên nhân

Lật xe

– Địa hình có độ dốc lớn, chất lượng mặt đường kém.

– Khuất tầm nhìn, giảm khả năng quan sát do ảnh hưởng của bụi.

– Mất tập trung của lái xe.

Trơn trượt

– Các đoạn đường tạm, đường đất, trời mưa.

– Không bố trí dải an toàn tại các mép đường.

Va quệt

– Chiều rộng mặt đường hẹp, thiết kế tuyến đường chưa hợp lý.

– Khuất tầm nhìn khả năng quan sát do ảnh hưởng của yếu tố bụi, sương mù.

– Thực hiện chưa đúng các quy phạm.

Sập lở

– Tính toán thiết kế về ổn định của tầng, bờ chưa hợp lý.

– Trời mưa kéo dài.

– Bờ mỏ có nguy cơ trợt lở chưa được gia cố kịp thời.

Cháy, nổ

– Chập điện.

– Rò rỉ xăng, dầu.

– Vận chuyển vận liệu dễ cháy, nổ không đúng nguyên tắc an toàn.

Tư thế làm việc

– Do phải ngồi một tư thế cố định, tập trung cao.

– Kết cấu khu vực ca bin làm việc chưa thực sự thoải mái.

Bụi

– Do chất lượng mặt đường không tốt.

– Quá trình vận chuyển làm rơi vật liệu xuống mặt đường gây bụi.

– Công tác tưới nước dập bụi không đảm bảo tần suất yêu cầu.

– Thường xuyên phải tiếp xúc với xăng dầu, khói,..

Ồn rung

– Xe xuống cấp không được bảo dưỡng thường xuyên.

– Chưa có trang bị chống ồn rung cho người lao động.

Tiêu chí ước lượng tần suất xảy ra mối nguy hại tính cho một lần xảy ra theo thời gian tương ứng với các mức điểm theo thang từ 1 đến 5 (Bảng 2). Tiêu chí ước lượng hậu quả thương tật được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 tương ứng với các mức độ mô tả (Bảng 3).

Bảng 2: Tiêu chí ước lượng tần suất xảy ra mối nguy hại

Mức điểm

1

2

3

4

5

Tần suất rủi ro

2 – 3 năm

Hằng năm

Hằng tháng

Hằng tuần

Hằng ngày

Bảng 3: Tiêu chí ước lượng hậu quả thương tật

Cấp độ

Mô tả

Mức điểm

Không đáng kể

Xử lý sơ cứu tại chỗ (cho phép trở lại công việc như cũ).

1

Nhẹ

Điều trị tại tại cơ sở y tế. Không có tổn thất lớn về thời gian lao động (thời gian nghỉ việc nhỏ hơn 7 ngày).

2

Trung bình

Điều trị tại cơ sở y tế. Tổn thất lớn về thời gian lao động, phải nghỉ việc từ 7 ngày trở lên.

3

Lớn

Thương tích nặng dẫn tới thương tật vĩnh viễn, tàn phế. Không có khả năng lao động.

4

Thảm khốc

Tử vong

5

Mức độ rủi ro được đánh giá bằng việc tổng hợp hai thông số đánh giá điểm đối với tần suất xảy ra mối nguy và ước tính hậu quả thương tật. Giá trị mức độ rủi ro với mức điểm tương ứng từ 1 đến 25. Khả năng nhận biết mối nguy hại được phân thành 4 cấp độ tương ứng với các mức điểm từ 1 đến 4 theo khả năng nhận biết rủi ro (Bảng 4).

Bảng 4: Tiêu chí khả năng nhận biết mối nguy hại

Cấp độ

Khả năng nhận biết rủi ro

Mức điểm

Dễ

Rủi ro hiện hữu chắc chắn nhận biết được.

1

Trung bình

Rủi ro có thể nhận biết được thông qua các giác quan con người.

2

Khó

Rủi ro tiềm ẩn khó nhận biết, chỉ có thể nhận biết bằng cách dùng các thiết bị đo lường, hoặc cán bộ chuyên môn, chuyên gia.

3

Rất khó

Rủi ro tiềm ẩn, xuất hiện đột ngột, rất khó nhận biết.

4

Mức độ rủi ro tiềm ẩn đối với NLĐ được đánh giá thông qua mức độ rủi ro và khả năng nhận biết rủi ro ATVSLĐ. Như vậy, tương ứng với 25 mức điểm khi đánh giá mức độ rủi ro và 4 mức điểm khi đánh giá khả năng nhận biết mối nguy hại, có thể xác định được mức độ rủi ro tiềm ẩn tương ứng với mức điểm được đánh giá từ 1 đến 100. Từ đó tiến hành phân loại mức độ rủi ro tiềm ẩn thành các cấp độ rủi ro và yêu cầu kiểm soát cụ thể cho từng cấp độ (Bảng 5).

Bảng 5: Bảng phân loại bậc rủi ro

Tổng điểm rủi ro

Bậc rủi ro

Mức độ rủi ro

Các yêu cầu kiểm soát

(1÷6)

I

Có thể chấp nhận được

Rủi ro không đáng kể, liên quan đến những hoạt động đã có thủ tục kiểm soát.

(8÷15)

II

Vừa phải, có mức độ

Rủi ro giảm đến mức chấp nhận được, đơn vị có thể chịu được.

(16÷30)

III

Rủi ro cao

Yêu cầu phải có biện pháp kiểm soát và cải thiện, có thể yêu cầu giám sát theo định kỳ.

(32÷100)

IV

Không chấp nhận

Những công việc liên quan đến rủi ro này không được phép tiếp tục nêu không có biện pháp giảm thiểu. Yêu cầu phải có kế hoạch giảm thiểu để đáp ứng.

Từ các phân tích trên, có thể tiến hành đánh giá cho điểm với các mối nguy về ATVSLĐ trong hoạt động vận tải trên các mỏ khai thác đá VLXD (Bảng 6).

Bảng 6: Đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động vận tải trên mỏ đá VLXD

Mối nguy

Tần suất xảy ra

Hậu quả thương tật

Khả năng nhận biết

Mức độ rủi ro tiềm ẩn

Bậc rủi ro

Lật xe

1

4

4

16

III

Trơn trượt

5

2

1

10

II

Va quệt

2

2

1

4

I

Sập lở

1

5

4

20

III

Cháy, nổ

1

5

4

20

III

Tư thế làm việc

5

1

1

5

I

Bụi

5

1

1

5

I

Ồn, rung

5

1

1

5

I

Kết luận

Tuy công tác vận tải không phải là khâu có nguy cơ cao nhất về mất ATVSLĐ trong hoạt động khai thác đá VLXD nhưng việc đảm bảo an toàn trong khâu này là hết sức cần thiết và đáng quan tâm. Để đảm bảo an toàn, cũng như phòng tránh các BNN cho công nhân hoạt động trong công tác vận tải, cần chú ý hạn chế các mối nguy lật xe, sập lở, cháy nổ, trơn trượt, bụi, ồn rung, thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý để tái tạo sức lao động.

Đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động vận tải tại các mỏ đá

Tại nạn tại mỏ đá Tân Đông Hiệp (Bình Dương) khiến 1 người tử vong. Ảnh: N. HOÀN