Đánh giá rủi ro toàn diện trong an toàn, vệ sinh lao động.

Đánh giá rủi ro toàn diện trong an toàn, vệ sinh lao động là quá trình kiểm tra, phân tích nhận diện mối nguy của các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc. Nhằm chủ động phòng tránh tai nạn lao động cải thiện điều kiện làm việc, bệnh nghề nghiệp.

 

Lý do đánh giá rủi ro toàn diện trong an toàn, vệ sinh lao động?

  • Thứ 1: Giúp Người sử dụng lao động biết được những nguy cơ người lao động phải đối mặt khi làm việc

  • Thứ 2: Đưa ra giải pháp tối ưu để giảm thiểu những nguy cơ trong quá trình làm việc

  • Thứ 3: Doanh nghiệp sẽ có nhiều đề xuất giải pháp để ngăn ngừa nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

 

 

Đánh giá rủi ro toàn diện trong an toàn, vệ sinh lao động khi nào?

  • Khi doanh nghiệp, cơ sở chuẩn bị hoạt động sản xuất, kinh doanh, thi công xây dựng…

  • Khi doanh nghiệp, cơ sở thay đổi công nghệ, nguyên vật liêu, máy móc, thiết bị tổ chức sản xuất

  • Khi mà đã xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

  • Khi mà pháp luật có cập nhật thay đổi quy định thì sẽ đánh giá rủi ro theo quy định mới.

  • Định kỳ ít nhất một lần/ năm trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 

 

Quy trình thực hiện đánh giá rủi ro toàn diện trong an toàn vệ sinh lao động bao gồm 5 bước

  • Bước 1: Tìm hiểu về lĩnh vực, khu vực được đánh giá, xác định phạm vi, mục tiêu, đối tượng và thời gian làm việc.

  • Bước 2 : Xác định những người lao động có thể bị ảnh hưởng từ những mối nguy và tác động như thế nào

  • Bước 3: Đánh giá rủi ro từ những thông tin về mối nguy hiểm và quyết định các biện pháp kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

  • Bước 4: Lưu lại ghi lại những những phát hiện mối nguy, rủi ro của doanh nghiệp, cơ sở và người lao động

  • Bước 5: Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động. Đề xuất các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

 

Hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ an toàn, vệ sinh lao động.

Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro, người sử dụng lao động xác định các mục cần điều chỉnh thay đổi tại cơ sở sản xuất kinh doanh, các mục ở mức chấp nhận được cần đề cao ý thức cảnh giác trong quá trình lao động

Ngoài đánh giá rủi ro người lao động của doanh nghiệp cơ sở cũng được huấn luyện một khóa tự nhận diện mối nguy đánh giá rủi ro.

 

Danh mục các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cần thực hiện đánh giá

  • Vệ sinh môi trường.

  • Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

  • Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.

  • Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.

  • Thi công công trình xây dựng.

  • Đóng và sửa chữa tàu thuyền.

  • Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

  • Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

  • Sản xuất sản phẩm dệt, may, giày, da.

  • Tái chế phế liệu.

 

Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc sẽ góp phần bảo vệ người lao động. Tạo sự yên tâm cho người lao động làm việc, tăng năng suất lao động. Đối tác cũng tin tưởng hơn khi người sử dụng lao động hoạt động thường xuyên có tổ chức công tác huấn luyện, đánh giá rủi ro trong an toàn lao động tại nơi làm việc