Đánh giá tác động môi trường là gì ? Đánh giá môi trường chiến lược là gì ?
Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa và đồng thời là nước đang phát triển. Thực tế này đã đặt Việt Nam trước những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Với tư cách là quốc gia xã hội chủ nghĩa, nơi rừng, đất, các nguồn tài nguyên thiên nhiên được coi là tài sản công
cộng, việc thực hiện chính sách thống nhất, những biện pháp khẩn cấp để bảo vệ môi trường có cơ sở pháp ư khá vững chắc để thực hiện. Mặt khác, với tư cách là quốc gia đang phát triển, Việt Nam chịu áp lực đẩy mạnh khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Cùng với sự phát triển kinh tế, Nhà nước ta cũng đã chú ý tới khía cạnh môi trường của quá trình này. Ngày 27/12/1993 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật bảo vệ môi trường tạo nên bước ngoặt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường của Việt Nam. Luật đã quy định các tổ chức và cá nhân phải thực hiện đánh giá tác động môi trường dưới các hình thức khác nhau khi tiến hành các dự án phát triển hoặc tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo pháp luật Việt Nam. Qua hơn 12 năm thực hiện, các quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 1993 nói chung, các quy định về đánh giá tác động môi trường nói riêng đã góp phần rất lớn vào công cuộc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước. Đã có hàng nghìn dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, qua đó đã đề ra và thực hiện những giải pháp thiết thực về bào vệ môi trường, trong đó có những dự án quan ttọng cấp quốc gia như dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh, dự án xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn La…
Để khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật về môi trường, ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường sửa đổi với nội dung phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và phù hợp với xu thế chung của thế giới.
Bên cạnh việc tiếp tục khẳng định yêủ cầù thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các.dự án, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 làn đầu tiên chính thức quy định thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược đối với các chiến lược; quy hoạch, kế hoạch. Tuy nhiên, Đánh giá môi trường chiến lược đã được thực hiện ở Việt Nam trong một số dự án tài trợ quốc tế, như dự án Tăng cường năng lực quản lí đất đai và môi trường (SEMLA) do Chính phủ; Thuỵ Điển tàị trợ (2005), dự án xây dựng kế hoạch cung cấp nựớc khu vực ăong bằng sông Mekong do Ngân hàng thế giới tài trợ (1999), dự án tăng cường năng lực quản lí tài nguyện nước cũng do Ngân hàng thế giới tài trợ (1999)…
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã kế thừa và hoàn thiện quy định Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và bổ sung thêm quy định về trách nhiệm lập kế hoạch bảo vệ môi trường (KBM). Kế hoạch bảo vệ môi trường được áp dụng đối với dự án đầu tư không thuộc đổi tượng phải ‘thực hiện đánh giá tác động môi trường và phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc dổi tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Như vậy, kế hoạch bảo vệ môi trường có thể coi như một hình thức đơn giản của đánh giá tác động môi trường.
Định nghĩa và bản chất pháp lý của đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược:
Đánh giá tác động môi trường và Đánh giá môi trường chiến lược có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Xét dưới góc độ quản lí, nó được coi là biện phấp quản 11 nhà nước về môi trường, xét dưới góc’ đọ khõahộc; nó-là những nghiên cứu về mối liên hệ, những tác động biện chứng giữa các chính sách, hoạt động phát triển và môi trường. Với tư cách là khái niệm pháp lý, đánh giá tác động môi trường và Đánh giá môi trường chiến lược là hệ thống các quan hệ pháp luật hình thành giữa cơ quan quản lí nhà nước với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất, thực hiện các chính sách, hoạt động’phát triển ttong việc khảo sát và đánh giá các tác động của các hoạt động phát triển đó đối với các yếu tố của môi trường cũng như các giải pháp giảm thiểu các tác động đó.
Đặc biệt, Đánh giá môi trường chiến lược còn được coi là công cụ hữu hiệu để lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường vào trong quá trình quyết định các chính sách, chiến lược, kế hoạch… nhằm bảo đảm phát triển bền vững. ;
Đánh giá tác động môi trường và Đánh giá môi trường chiến lược là định chế pháp lý. Xét ở khía cạnh chủ quan của pháp luật thì đánh giá tác động môi trường và Đánh giá môi trường chiến lược là hệ thống các quy tắc xử sự mà Cấc chủ thể cần phải thực hiện khi tiến hành dự án phát triển (bao gồm cả dự án xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch) có khả năng tác động tới môi trường. Như vậy, bản chất pháp lý của đánh giá tác động môi trường và Đánh giá môi trường chiến lược thể hiện ở chỗ nó là nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ yêu cầu cùa quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, từ nghĩa vụ hiến định của tất cả cá nhẵn, tổ chức về bảo vệ môi trường. Bản chất này của đánh giá tác động môi trường và Đánh giá môi trường chiến lược được thể hiện ở những yêu cầu sau:
– Bất kì tổ chức, cá nhân nào nếu thực hiện dự án có thể gây ảnh hưởng đến môi trường đều phải thực hiện việc phân tích và đánh giá tác động đối vởi môi trường và phải đề xuất các biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường.
– Nghĩa vụ thực hiện đánh giá môi trường gắn liền với chủ thể cụ thể, tức là chủ thể đề xuất dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường.
– Đánh giá môi trường không phải là nghĩa vụ mang tính chất hình thức, tức không phải chỉ là điều kiện giấy tờ cần phải có cho việc phê duyệt dự án mà là nghĩa vụ mang tính nội dung. Đánh giá môi trường cần được xem xét, cân nhắc một cách đầy đủ như các yếu tố vật chất khác của dự án, hoạt động.
Có khá nhiều các định nghĩa khác nhau về đánh giá môi trường.
Luật bảo vệ môi trường năm 2014 định nghĩa:
“Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững”.
Định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã cân nhắc đến những đặc tính pháp lý cơ bản của những khái niệm tương ứng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chẳng hạn, theo Chương ttình môi trường Liên hợp quốc, đánh giá tác động môi trường “là quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển quan trọng. Đánh giá tác động môi trường xem xét việc thực hiện đề án sẽ gây ra những vấn để gì với đời sống của con người tại khu vực dự án, tới kết quả của chính dự án và của các hoạt động khác tại vùng đó. Sau dự báo của đánh giá tác động môi trường phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức toi thiểu các tác động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp với môi trường của nó” (ROAP, UNEP, 1998). Luật môi trường của Australia mặc dù không có định nghĩa chính thức chung về đánh giá tác động môi trường song nhìn chung các định nghĩa được đưa ra ttong pháp luật của các bang đều chứa đựng những yếu tố giống như định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường năm 1993 cùa Việt Nam. Khoa học luật môi trường của Australia đưa ra định nghĩa như sau về đánh giá tác động môi trường:
“Đánh giá tác động môi trường là cách thức đánh giá một dự án phát triển mà theo đó những tác động có thể về môi trường được xác định và được giảm thiểu”.
Thuật ngữ đánh giá tác động môi trường được nêu trong Luật về chính sách môi trường quốc gia (NEPA) của Hoa Kỳ. Mục 102 khoản c Luật này quy định:
“Các cơ quan của Nhà nước liên bang phải đưa vào bất kì khuyến nghị hoặc báo cáo cho dự án xây dựng pháp luật, hay các hành động của Chính phủ có khả năng tác động đáng kể đến môi trường sống của con người, báo cáo chi tiết của người có thẩm quyền về:
– Tác động môi trường của hành động đó.
– Những hậu quả môi trường không thể khắc phục được nếu như dự án đó được thực hiện;
– Những giải pháp thay thế cho hành động;
– Mối liên hệ giữa việc sử dụng môi trường mang tính cục bộ trước mắt với việc duy trì và phát triển năng lực sản xuất dài hạn… ”
Có nhiều thuật ngữ khác nhau về Đánh giá môi trường chiến lược được đưa ra từ trước tói nay. Những thuật ngữ đưa ra trước đây nhìn nhận Đánh giá môi trường chiến lược như là hoạt động được bắt nguồn từ quá trình đánh giá tác động môi trường và được nâng lên một bước để thay vì áp dụng cho đối tượng là các dự án như đối với đánh giá tác động môi trường thì ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC áp dụng cho các đối tượng có tính chất vĩ mô hơn và thường tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của các chính sách, chiến lược, kế hoạch đã được đề xuất. Hiện nay đang có xu hướng nhìn nhận Đánh giá môi trường chiến lược theo hướng mở rộng hơn để xây dựng Đánh giá môi trường chiến lược không chỉ là hình thức nâng tầm đánh giá tác động môi trường cho các chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch… mà còn là công cụ hữu hiệu để giúp cho quá trình lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường vào toàn bộ quá trình xây dựng một chính sách, chương trình nào đó. Nói cách khác, Đánh giá môi trường chiến lược được nhìn nhận như công cụ chính góp phần bảo đảm phát triển bền vững.
Thuật ngữ Đánh giá môi trường chiến lược được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhằm chỉ quá trình đánh giá khả năng ảnh hưởng tới môi trường của các chính sách, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình… Quá hình này cần được tiến hành trước khi phê duyệt chính sách, kế hoạch, quy hoạch, chương trình, khi mà các giải pháp thay thế, các biện pháp giảm thiểu có thể được đề xuất áp dụng, cần phải khẳng định những đóng góp của Đánh giá môi trường chiến lược trong giai đoạn xây dựng, hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch quan trọng hơn nhiều so với quá trình triển khai thực hiện những chính sách, chiến lược, quy hoạch này.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)