Đánh giá viên nội bộ là gì? Nguyên tắc đánh giá cúa đánh giá viên nội bộ

Đánh giá viên nội bộ là gì? Đánh giá viên nội bộ là những người đánh giá những hoạt động chứng minh năng lực quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Là đội ngũ xem xét việc thực hiện các kế hoạch của công ty có đúng tiến độ không?

 

Đánh giá viên nội bộ là gì?

Đánh giá viên nội bộ là gì?

Đánh giá viên nội bộ là đội ngũ nhân viên giúp doanh nghiệp ngăn chặn những kết quả không mong muốn thông qua việc quản lý rủi ro và trao đổi thông tin hiệu quả. Đánh giá viên nội bộ là những người đã hoàn thành và có chứng chỉ khóa đào tạo huấn luyện về đánh giá nội bộ. Các đánh giá viên nội bộ không được đánh giá công việc của mình, nhưng được phép đánh giá công việc nội bộ của bộ phận mình làm việc.

Đánh giá viên nội bộ là một phần của quá trình cải tiến liên tục hệ thống quản lý. Hàng năm, mỗi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO và được chứng nhận ISO sẽ có rất nhiều các cuộc đánh giá nội bộ được tiến hành trong các doanh nghiệp. Đánh giá viên nội bộ là những người có kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá tính hiệu quả của hệ thống quản lý trong doanh nghiệp. Là người thực hiện các quá trình tối ưu hóa như hoạch định, thực hiện và báo cáo về các cuộc đánh giá trong một chu kỳ đánh giá.

Đánh giá viên nội bộ không chỉ chứng minh tính duy trì, cải tiến hệ thống mình quản lý. Mà còn nâng cao hơn nữa các hoạt động đánh giá cấp chứng nhận, đánh giá đại diện khách hàng và từ đó hình thành nghề đánh giá viên nội bộ.

Xem thêm:

Những công việc của đánh giá viên nội bộ là gì?

Những công việc của đánh giá viên nội bộ là gì?


icon-dong-hungole-blog (426) Lập kế hoạch đánh giá nội nộ.

Mọi yếu tố của hệ thống chất lượng phải được đánh giá theo kế hoạch, tiến độ đã được xây dựng. Các đánh giá viên nội bộ sẽ thông báo đến toàn thể công ty tình hình cụ thể cho cuộc đánh giá.

icon-dong-hungole-blog (426) Chuẩn bị đánh giá.

Chỉ định các tổ trưởng tổ đánh giá nội bộ theo biểu mẫu quy định. Xác định phạm vi đánh giá và trách nhiệm quyền hạn.

icon-dong-hungole-blog (426) Tiến hành đánh giá

Tiến hành tóm tắt cho phụ trách bộ phận được đánh giá về phương pháp, phạm vi đánh giá và những yêu cầu cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đánh giá.

▪️ Xem xét các hô sơ thực hiện quy trình.

▪️ Tìm các bằng chứng chứng minh sự hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.

▪️ Xem xét các tài liệu, văn bản về tính phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng.

Nếu phát hiện bất kỳ sự không phù hợp nào thì các đánh giá viên nội bộ ghi lại, sau đó báo cáo cho tổ trưởng tổ đánh giá. Nếu tổ trưởng tổ đánh giá đồng ý với sự không phù hợp đó thì đánh giá viên nội bộ sẽ viết báo cáo.

▪️ Báo cáo đánh giá.

Tổ đánh giá sẽ lập báo cáo đánh giá theo biểu mẫu, trình lãnh đạo thường trực xem xét.

▪️ Theo dõi

Người tổ chức việc đánh giá nội bộ có trách nhiệm theo dõi kết quả đánh giá hoạt động. Đề xuất biện pháp khắc phục sự không phù hợp. Xem xét và theo dõi hành động khắc phục.

icon-dong-hungole-blog (426) Hồ sơ lưu

Chương trình, kế hoạch đánh giá nội bộ, quyết định tổ chức tổ đánh giá nội bộ. Báo cáo của tổ chức đánh giá được lưu theo hồ sơ đánh giá nội bộ.

Nguyên tắc đánh giá nội bộ của các đánh giá viên

Để trở thành mộ đánh giá viên nội bộ hay đánh giá chứng nhận, đánh giá viên nội bộ phải nắm vững các nguyên tắc đánh giá viên nội bộ.

icon-dong-hungole-blog (56) Nguyên tắc 1: Nhất quán và toàn diện => nền tảng của sự chuyên nghiệp.

: Nhất quán và toàn diện => nền tảng của sự chuyên nghiệp.

Các đánh giá viên nội bộ cần thực hiện công việc của mình một cách có đạo đức, trung thực và có trách nhiệm.

Chỉ thực hiện các hoạt động đánh giá nếu năng lực cho phép.

Thực hiện công việc của mình một cách công bằng, không thiên vị, không thiên lệch trong tất cả các xử lý của mình.

Nhạy cảm với bất kỳ ảnh hưởng nào có thể ảnh hưởng đến xem xét của mình trong quá trình thực hiện đánh giá.

icon-dong-hungole-blog (56) Nguyên tắc thứ 2: Trình bày công bằng, báo cáo trung thực và chính xác.

: Trình bày công bằng, báo cáo trung thực và chính xác.

Các phát hiện đánh giá, kết luận đánh giá và báo cáo đánh giá cần phải phản ánh đúng sự thật và chính xác các hoạt động đánh giá. Các trở ngại đáng kể gặp phải trong khi đánh giá và các quan điểm khác biệt chưa được giải quyết giữa đoàn đánh giá và bên được đánh giá cần báo cáo. Trao đổi thông tin cần trung thực, chính xác, khách quan, kịp thời, rõ ràng và đầy đủ.

icon-dong-hungole-blog (56) Nguyên tắc 3: Cẩn trọng trong nghề nghiệp

: Cẩn trọng trong nghề nghiệp

Các đánh giá viên nội bộ cần thận trọng theo tầm quan trọng của nhiệm vụ họ thực hiện và sự tin cậy của bên yêu cầu đánh giá hoặc các bên quan tâm khác.

icon-dong-hungole-blog (56) Nguyên tắc 4: Bảo mật

: Bảo mật

Đánh giá viên nội bộ cần phải bảo vệ thông tin thu được khi thực hiện công việc. Thông tin đánh giá cần bảo mật, không sử dụng thông tin theo cách gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của bên được đánh giá.

icon-dong-hungole-blog (56) Nguyên tắc 5: Độc lập

: Độc lập

Các đánh giá viên nội bộ cần độc lập với hoạt động được đánh giá bất cứ khi nào có thể. Trong mọi trường hợp nên thực hiện theo cách để trách sự thiên vị và xung đột lợi ích. Độc lập với chức năng được đánh giá nếu có thể. Đối với các tổ chức nhỏ, có thể không khả thi khi yêu cầu đánh giá viên nội bộ độc lập hoàn toàn khỏi hoạt động được đánh giá. Nhưng mọi nỗ lực cần thực hiện để loại bỏ sự thiên lệch, khuyến khích tính khách quan.

icon-dong-hungole-blog (56) Nguyên tắc 6: Tiếp cận dựa trên bằng chứng

: Tiếp cận dựa trên bằng chứng

Phương pháp hợp lý để đạt đến độ tin cậy và khả năng tái lập các kết luận đánh giá trong một quá trình đánh giá có hệ thống bằng chứng đánh giá cần có thể xác nhận được. Một cuộc đánh giá thường thực hiện trong một khoảng thời gian và nguồn lực giới hạn. Cần đánh giá dựa trên những bằng chứng có được.

icon-dong-hungole-blog (56) Nguyên tắc 7: Tiếp cận dựa trên rủi ro

: Tiếp cận dựa trên rủi ro

Tiếp cận đánh giá dựa trên rủi ro ảnh hưởng đáng kể đến việc hoạch định, thực hiện và báo cáo các đánh giá. Theo cách đảm bảo các đánh giá tập trung vào các vấn đề được xem là có ý nghĩa đối với việc đánh giá và đạt được các mục tiêu của chương trình đánh giá.

Đánh giá viên nội bộ là những người cần thiết và quan trọng trong doanh nghiệp về việc duy trì hệ thống quản lý.

5

(100%)

2

votes