Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở – HoaTieu.vn
Số TT
Chủ đề dạy học
Tên thiết bị
Mục đích sử dụng
Mô tả chi tiết thiết bị
Đối tượng sử dụng
Đơn vị
Số lượng
GV
HS
A
TRANH ẢNH
1
Chủ đề 1: Yêu nước
1.1
Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ
Bộ tranh về truyền thống gia đình, dòng họ
HS nhận biết được một số biểu hiện truyền thống gia đình dòng họ
Bộ tranh gồm 03 tờ. Minh họa:
– Hình ảnh gia đình tứ đại đồng đường;
– Hình ảnh sum vầy, đoàn tụ gia đình dịp Tết cổ truyền;
– Hình ảnh về truyền thống hiếu học của dòng họ.
x
Bộ
01/GV
1.2
Tự hào về truyền thống quê hương
Tranh về truyền thống quê hương
Giúp HS nhận biết được một số truyền thống quê hương
Tranh gồm 01 tờ. Minh họa:
– Hình ảnh tiễn thanh niên lên đường nhập ngũ.
x
Tờ
01/GV
1.3
Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Bộ tranh về truyền thống dân tộc Việt Nam
Giáo dục HS tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Bộ tranh gồm 03 tờ. Nội dung tranh thể hiện:
– Truyền thống giữ nước: hình ảnh chiến sĩ đang bảo vệ biên cương, hải đảo;
– Truyền thống văn hóa: Lễ hội đền Hùng;
– Truyền thống hiếu học: Hình ảnh Văn miếu Quốc Tử Giám.
x
Bộ
01/GV
2
Chủ đề 2: Nhân ái
2.1
Yêu thương con người
Bộ tranh về tình yêu thương con người
Giúp HS nhận biết được một số việc làm thể hiện lòng yêu thương con người
Bộ tranh gồm 05 tờ. Nội dung minh họa:
– Giúp đỡ đồng bào lũ lụt;
– Chăm sóc người già/tàn tật;
– Hiến máu nhân đạo;
– Trao nhà tình nghĩa;
– Chăm sóc trẻ mồ côi.
x
Bộ
01/GV
3
Chủ đề 3: Chăm chỉ
3.1
Siêng năng, kiên trì
Bộ tranh về sự siêng năng, kiên trì
Giáo dục HS biết siêng năng kiên trì trong học tập, sinh hoạt, lao động.
Bộ tranh gồm 02 tờ. Minh họa:
– Một người đang siêng năng làm việc, đối nghịch là 1 người lười nhác nhưng mơ tưởng đến cuộc sống tốt đẹp;
– Hình ảnh Bác Hồ đang ngồi làm việc trên máy chữ hoặc đang viết
x
Bộ
01/GV
3.2
Học tập tự giác, tích cực
Tranh về việc học tập tự giác tích cực của HS
HS nhận biết được hành vi học tập tự giác tích cực.
Tranh gồm 01 tờ. Nội dung thể hiện:
HS tự giác, tích cực học tập: đọc sách ở thư viện, quyết tâm nói tiếng Anh thành thạo.
x
Tờ
01/GV
3.3
Lao động cần cù, sáng tạo
Tranh thể hiện lao động cần cù, sáng tạo
HS nhận biết được biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo.
Tranh gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện: Nhóm HS đang cần cù chế tạo rôbot.
x
Tờ
01/GV
4
Chủ đề 4: Trách nhiệm
4.1
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bộ tranh về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
HS nhận biết được những hành vi đúng, chưa đúng trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Bộ tranh gồm 02 tờ. Nội dung tranh thể hiện:
1. Hành vi đúng: Mọi người tham gia tết trồng cây.
2. Hành vi chưa đúng trong bảo vệ môi trường: chặt phá cây, săn bắt động vật hoang dã.
x
Bộ
01/GV
5
Chủ đề 5: Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân
5.1
Ứng phó với tâm lý căng thẳng
Tranh về cách ứng phó với tình huống căng thẳng
Giúp HS biết cách ứng phó với tình huống căng thẳng.
Tranh gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện sơ đồ các cách ứng phó với tình huống căng thẳng:
– Xác định các dấu hiệu cảnh báo;
– Hít thở sâu;
– Tập thể dục, thiền, yoga;
– Giấc ngủ có chất lượng;
– Tìm sự phân tâm lành mạnh (viết nhật kí, nghe nhạc, chơi thú cưng);
– Nhìn về khía cạnh tươi sáng (hài hước, tham gia từ thiện, hoạt động XH).
x
Tờ
01/GV
5.2
Xác định mục tiêu cá nhân
Bộ tranh về xác định mục tiêu cá nhân của HS
HS biết được cách xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó.
Bộ tranh gồm 02 tờ. Nội dung tranh thể hiện:
1. Sơ đồ cách xác định mục tiêu cá nhân gồm các bước:
– Tầm quan trọng của mục tiêu;
– Đo lường mục tiêu;
– Các yếu tố đảm bảo mục tiêu: nguồn lực, phương tiện, nhân lực;
– Dự đoán rủi ro có thể gặp và cách khắc phục;
– Thời gian thực hiện.
2. Sơ đồ cách lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu:
– Xác định khối lượng công việc cụ thể cần làm, phương tiện cần thiết, nhân lực thực hiện;
– Mốc thời gian phải hoàn thành;
– Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch.
x
Bộ
01/GV
6
Chủ đề 6: Kĩ năng tự bảo vệ
6.1
Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bộ tranh hướng dẫn phòng tránh và ứng phó với các tình huống nguy hiểm
HS biết thực hiện một số bước đơn giản và phù hợp để phòng tránh và ứng phó với các tình huống nguy hiểm.
Bộ tranh gồm 03 tờ, mô tả kĩ năng, các bước hoặc sơ đồ/qui trình về:
– Hướng dẫn kĩ năng thoát khỏi đám cháy khi xảy ra cháy, hỏa hoạn trong nhà;
– Hướng dẫn về phòng chống đuối nước và kĩ năng sơ cấp cứu nạn nhân;
– Hướng dẫn kĩ năng phòng chống thiên tai (bão, lũ, sạt lở đất).
x
Bộ
01/GV
6.2
Phòng chống bạo lực học đường
Tranh về phòng chống bạo lực học đường
HS nhận biết được cách phòng chống bạo lực học đường.
Tranh gồm 01 tờ. Nội dung thể hiện sơ đồ các kĩ năng ứng phó với bạo lực học đường bao gồm:
– Kĩ năng ứng phó trước khi bạo lực học đường xảy ra: nhận biết được dấu hiệu của bạo lực, chia sẻ với thầy cô, cha mẹ, các bạn, rèn luyện trau dồi bản thân (hòa đồng, tham gia nhóm bạn, tập võ);
– Kĩ năng ứng phó khi bạo lực học đường xảy ra: kiềm chế cảm xúc tiêu cực (nói nhẹ nhàng, lảng đi nơi khác), kêu cứu, bỏ chạy nếu bị đánh, tìm người tin cậy để chia sẻ (thầy cô, cha mẹ, báo công an);
– Kĩ năng ứng phó sau khi bạo lực học đường xảy ra: không nghĩ cách trả thù, không bỏ học, tìm cách giảm bớt căng thẳng.
x
Tờ
01/GV
6.3
Phòng chống bạo lực gia đình
Tranh về phòng chống bạo lực gia đình
HS nhận biết được cách phòng chống bạo lực gia đình phù hợp với HS.
Tranh gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện lược đồ cách phòng chống bạo lực gia đình:
– Duy trì sự tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương của các thành viên trong gia đình, không ngừng học tập nâng cao nhận thức, ngăn ngừa tư tưởng gia trưởng, lạc hậu;
– Xây dựng kế hoạch an toàn khi bị bạo lực gia đình: tránh cãi vã với người gây bạo lực, nghĩ đến 1 vài địa chỉ có thể tìm đến ở tạm trong vài ngày, biết số điện thoại để liên lạc với người có trách nhiệm hòa giải, bảo vệ như: đại diện chính quyền, Hội phụ nữ, hội Cựu chiến binh, cơ sở y tế.
x
Tờ
01/GV
6.4
Thích ứng với thay đổi
Tranh về thích ứng với những thay đổi
Giúp HS biết được cách thích ứng với những thay đổi.
Tranh thực hành gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện: Hướng dẫn cách thích ứng với những thay đổi:
– Chấp nhận thực tại, biết cách điều khiển cảm xúc;
– Hướng tới tương lai, thiết lập lại các mục tiêu, tập trung vào các điều tích cực;
– Tin tưởng vào bản thân và tương lai.
x
Tờ
01/GV
7
Chủ đề 7: Hoạt động tiêu dùng
7.1
Tiết kiệm
Bộ tranh về thực hiện lối sống tiết kiệm
Giáo dục HS ý thức tiết kiệm.
Bộ tranh thục bành gồm 02 tờ. Nội dung tranh thể hiện:
– Hình ảnh hướng dẫn một số biện pháp tiết kiệm nước của Tổng công ty nước;
– Hình ảnh hướng dẫn một số biện pháp tiết kiệm điện của EVN.
x
Bộ
01/GV
7.2
Quản lí tiền
Tranh thể hiện hoạt động quản lí tiền của HS
Giúp HS nhận biết được ý nghĩa và những nguyên tắc quản lí tiền.
Tranh gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện: lược đồ các nguyên tắc quản lí tiền:
– Chi tiêu tiền hợp lý, hiệu quả: chỉ mua những thứ thật cần thiết, không chi vượt quá mức tiền cho phép;
– Thực hành tiết kiệm tiền: có mục tiêu tiết kiệm và thực hiện được mục tiêu đó;
– Tìm cách kiếm tiền tăng thu nhập phù hợp với điều kiện của HS.
x
Tờ
01/GV
8
Chủ đề 8: Quyền và nghĩa vụ công dân
8.1
Công dân nước CHXHCN Việt Nam
Tranh mô phỏng mối quan hệ giữa nhà nước và công dân
HS nhận biết được các điều kiện để trở thành công dân nước Việt Nam.
Tranh gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện:
– Mô phỏng căn cước của công dân nước Việt Nam;
– Mô phỏng giấy khai sinh.
x
Tờ
01/GV
8.2
Quyền trẻ em
Bộ tranh thể hiện các nhóm quyền trẻ em
Giúp HS nhận diện được các quyền của mình.
Bộ tranh gồm 04 tờ. Nội dung tranh thể hiện các quyền trẻ em gồm:
– Quyền được sống;
– Quyền được phát triển;
– Quyền được bảo vệ;
– Quyền được tham gia.
x
Bộ
01/GV
8.3
Phòng chống tệ nạn xã hội
Tranh về tệ nạn xã hội
HS nhận biết được cách phòng chống tệ nạn ma túy.
Tranh gồm 01 tờ. Nội dung thể hiện sơ đồ cách phòng chống tệ nạn ma túy:
– Không tham gia sử dụng, vận chuyển, mua bán tàng trữ trái phép chất ma túy;
– Không xúi giục người khác tham gia vào tệ nạn ma túy;
– Khi phát hiện cá nhân, tổ chức có liên quan đến ma túy cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất;
– Quan tâm, động viên, giúp đỡ người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, không kỳ thị xa lánh người cai nghiện;
– Tích cực tham gia tuyên truyền phòng tránh ma túy.
x
Tờ
01/GV
8.4
Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
Tranh về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
Giúp HS biết được những việc cần làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
Tranh gồm 01 tờ. Nội dung tranh thể hiện những việc cần làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại bao gồm:
– Không tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí cháy nổ và các chất độc hại;
– Thực hiện nghiêm chỉnh quy định về phòng ngừa vũ khí cháy nổ và các chất độc hại;
– Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác.
x
Tờ
01/GV
B
Video/clip
1
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Video/clip về HS tham gia các hoạt động cộng đồng
HS nhận biết được một số hành vi tích cực/chưa tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
Minh họa:
– Tham gia gói bánh chưng cùng các bạn trong lớp làm quà tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
– Các bạn trong chi đội tổ chức đi thăm hỏi gia đình thương binh liệt sĩ nhân ngày 27-2 nhưng 2 bạn trong chi đội rủ nhau đi chơi không tham gia.
x
Bộ
01/GV
2
Tôn trọng sự thật
Video/clip về tôn trọng sự thật
Giáo dục HS đức tính trung thực, tôn trọng sự thật.
Thể hiện tình huống thực tế về việc trung thực với thầy giáo, trung thực với bạn bè.
x
Bộ
01/GV
3
Bảo vệ lẽ phải
Video/clip về bảo vệ lẽ phải
HS phân biệt được hành vi bảo vệ lẽ phải và hành vi bênh vực điều sai trái.
Thể hiện tình huống thực tế:
– HS bênh vực cho hành vi giở vở chép bài của bạn trong giờ kiểm tra;
– Một HS nam chạy đến bênh vực bạn nhỏ đang đi trên đường bị một nhóm bạn trêu ghẹo, bắt nạt.
x
Bộ
01/GV
4
Tự lập
Video/clip về tình huống tự lập
Giáo dục HS đức tính tự lập.
Minh họa việc HS giúp cha mẹ công việc gia đình, rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng, tự giác học và làm bài đúng giờ.
x
Bộ
01/GV
5
Giữ chữ tín
Video/clip về tình huống giữ chữ tín
Giáo dục HS ý nghĩa của việc giữ chữ tín.
Thể hiện tình huống thực tế: bán hàng online không giữ chữ tín (giao hàng không đúng như quảng cáo) khiến khách hàng bất bình dẫn đến việc kinh doanh thất bại.
x
Bộ
01/GV
6
Bảo tồn di sản văn hóa
Video/clip về bảo tồn di sản văn hóa
HS nhận biết được một số di sản văn hóa ở Việt Nam và những việc cần làm và không nên làm đối với việc bảo tồn di sản văn hóa.
Minh họa: giới thiệu di sản văn hóa vật thể thế giới ở Việt Nam (Phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ) và các di sản văn hóa phi vật thể thế giới ở Việt Nam (Nhã nhạc cung đình, ca trù, quan họ) được UNESCO công nhận. Đồng thời cũng thể hiện những việc cần làm (tu bổ, tôn tạo, bảo vệ di sản) và những việc không nên làm trong bảo tồn các di sản (viết, vẽ lên bia đá, hái hoa, dẫm đạp vào vườn hoa để chụp ảnh).
x
Bộ
01/GV
7
Bảo vệ hòa bình
Video/clip về bảo vệ hòa bình
HS nhận thức được ý nghĩa của việc bảo vệ hòa bình.
Minh họa: đất nước bị tàn phá do chiến tranh và được xây dựng phát triển trong hòa bình.
x
Bộ
01/GV
8
Tiết kiệm
Video/clip về tiết kiệm
Giáo dục HS ý thức tiết kiệm.
Minh họa: tình huống thực tế về tiết kiệm điện, tiết kiệm tài nguyên nước.
x
Bộ
01/GV
9
Công dân nước CHXHCN Việt Nam
Video/clip về đăng kí khai sinh
HS nhận biết được các điều kiện để trở thành công dân nước Việt Nam.
Thể hiện ngắn gọn qui trình các bước đăng kí khai sinh cho trẻ em tại Việt Nam.
x
Bộ
01/GV
C
DỤNG CỤ
1
Tự nhận thức bản thân
Bộ dụng cụ thực hành tự nhận thức bản thân
HS nhận thức được giá trị của bản thân và biết cách làm được các việc chăm sóc bản thân phù hợp và vừa sức.
Dụng cụ thực hành: Gương méo, gương lồi để phục vụ cho việc mô phỏng các tình huống nhận thức bản thân.
– Bộ thẻ màu hình chữ nhật kích thước (200×600)mm theo mô hình 4 cửa sổ Ohenri với những nội dung khác nhau được in chữ và có thể bóc/dán vào tấm thẻ như sau:
– Màu vàng: những điều bạn đã biết về bản thân và người khác biết về bạn;
– Màu xanh: điều bạn không biết về mình nhưng người khác lại biết rõ;
– Màu đỏ: điều bạn biết về mình nhưng người khác lại không biết, những điều bạn chưa muốn bộc lộ;
– Màu xám: những dữ kiện mà bạn và người khác đều không nhận biết qua vẻ bề ngoài.
x
x
Bộ
01/6HS
2
Ứng phó với tình huống nguy hiểm
Bộ dụng cụ cho HS thực hành ứng phó với các tình huống nguy hiểm
HS biết thực hiện một số bước đơn giản phù hợp để phòng, tránh và ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.
Bộ dụng cụ thực hành các tình huống nguy hiểm sau:
– Thoát khỏi đám cháy khi xảy ra cháy, hỏa hoạn;
– Phòng tránh tai nạn đuối nước;
– Phòng tránh thiên tai;
– Sơ cấp cứu ban đầu.
Bộ dụng cụ gồm:
– Bình cứu hỏa, bao tay, mũ bảo hộ, vòi phun nước, phao;
– Bộ thiết bị mô phỏng dụng cụ y tế sơ cấp cứu cơ bản.
x
x
Bộ
02/GV
3
Tiết kiệm
Bộ dụng cụ thực hành tiết kiệm
HS có ý thức về quản lí tài chính cá nhân và biết thực hiện một số bước đơn giản để thực hành tiết kiệm.
Bộ dụng cụ gồm: 6 chiếc lọ bằng nhựa có kích thước 50mm, cao 80mm có ghi hình và dán chữ lên thành lọ với nội dung thể hiện nhu cầu chi tiêu của bản thân như: nhu cầu thiết yếu 55%, giáo dục 10%, hưởng thụ 10%, tự do tài chính 10%, tiết kiệm dài hạn 10%, giúp đỡ người khác 5%.
x
x
Bộ
01/6HS