Đất có Thổ Công sông có Hà Bá

Quan niệm như vậy nên từ bao đời nay trước khi làm gì liên quan đến đất, như xây nhà, xây mộ, người Việt đều làm lễ cáo Thổ Công và chư vị thiện thần cai quản đất.

Các loại Pháp khí bạn có thể quan tâm (tại đây).

Thổ Công chính là vị thần cai quản cây cối và đất đai ở một khu vực nhất định. Vị đó mới là “chủ” thực sự, ta chỉ là người đến sau và thừa hưởng. Lễ, là thái độ chân thành cần có của người đến sau, người khách đối với chủ.

Lễ là thái độ cam kết của chúng ta với vị thần chủ đất ở đó. Ta cam kết là ta sẽ tôn trong sinh môi nơi ta vừa đến. 

Phong tục thờ cúng tổ tiên và tuệ giác của đạo Phật

Thờ là sống chung với tất cả niềm kính trọng.

Thờ là sống chung với tất cả niềm kính trọng.

Cam kết thế nào?

 Thứ nhất, ta biết ta không phải là người đặt chân đến đây đầu tiên. Trước ta, đã có người tìm và lập ra mảnh đất nơi ta vừa đến. Những người có công khai hoang lập ấp làm nên làng mạc đất đai như hôm nay. Đó là người mà ta gọi là Thành Hoàng, khai canh, khai khẩn. Bổn Thổ là vị thần giữ đất. Người lập và người gìn giữ.

Quý vị có tin những điều tôi vừa nói không? Cha ông chúng ta mấy ngàn năm qua đã tin như vậy để hành xử với thiên nhiên và đất đai.

Thứ hai, là cây cối và thiên nhiên ở đó chúng ta không được tàn hại. Đó là văn minh Việt về nhận thức tôn trọng sinh môi từ 5.000 năm trước.

Người nào đã lên hương, thắp nến, dâng hoa, dâng quả và thành tín cần trọng khấn cáo với thần linh mà không hiểu điều này, không có cam kết này, thì lễ không có giá trị. Hay lễ rồi mà không nhận thức được như tôi vừa trình bày để thực hiện thì người đó sẽ “đắc tội” vì hành xử “trái” với lễ.

Nhớ có lần tôi đến thăm làng Đường Lâm. Lần đó tôi ghé một ngôi nhà cổ nhất làng. Vào nhà, ngồi trò chuyện với chủ nhà là một thầy giáo, quan sát, tôi ngạc nhiên khi thấy gian giữa thờ Tổ tiên, nhìn qua gốc nhà thấy thờ bức tượng Quan Âm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tôi hỏi thì được anh chủ nhà trả lời: “Thực ra mình là dân vô đạo. Bức tượng của Cụ lúc còn sống thờ, nay Cụ mất, chẳng biết để đâu nên mình đặt ở chỗ thờ Cụ”. Đó là lời được thốt ra từ một thầy giáo hẳn hoi. Tôi nói với anh chủ nhà, anh không vô đạo. Đó là một sự tự nhận thiếu hiểu biết về truyền thống. Và tôi đã giải thích ý nghĩa chữ “thờ” trong văn hóa Việt.

Thờ là sống chung với tất cả niềm kính trọng. Đó chính là Đạo. Và tôi giải thích thêm, đạo là con đường hành xử của ta với tha nhân sao trong hành xử đó có chất liệu yêu thương và niềm kính trọng.

Tha nhân đó là cha mẹ, anh em và xóm làng, xã hội… Con đường nào mà trong hành xử của ta với người có hai chất liệu trên, ta gọi là đạo.

Tôi chỉ qua ban thờ Thổ Công và nói, như một người thờ Thổ Công, giả dụ là phụ nữ, khi ra chợ mua mấy món đồ, cô ta sẽ sử dụng bao nylong một cách có ý thức nhất. Cô ta biết đem theo cái giỏ, để không cần thiết phải để từng món đồ vào từng bao nylong. Vì hơn ai hết, cô biết, làm thế là xúc phạm đến Thổ Công (sinh môi).

Thờ, là cô đã cam kết sống có trách nhiệm với lòng biết ơn sâu sắc mảnh đất nơi cô ở. Nên, anh đừng tự nhận mình là kẻ vô đạo.

Người Việt chúng ta dù hiểu thấu đáo hay mơ hồ, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia, chúng ta luôn có “lễ” mỗi khi chạm đến 1 vùng đất mới. Có thể vì để ở, để khai thác, để xây dựng,…

Người xưa nói, vô tín bất thành lễ. Lễ, không cần mâm cao cộ đầy. Lễ, chú trọng ở TIN. Tin có sự giao thoa giữa trời đất, người và thiên nhiên, giữa vô vàn các nguồn năng lượng lành trong vũ trụ với nhau tùy thuộc sinh ra thuận nghịch, được mất.

Lễ trong khi động thổ là một sự cam kết với tất cả niềm kính trọng với nơi mình vừa đến. Chúng ta tin có sự yểm trợ tốt lành trong quá trình diễn ra công việc, và biết đã làm xáo trộn nơi đến trong quá trình xây dựng, nên lễ tạ, như một lời tạ lỗi và cũng là lời mừng vui!

Không vội vã đua tranh, không hơn thiệt toan tính bằng mọi giá, Lễ – đưa người vào sự sâu lắng của niềm ân nghĩa rung cảm giao thoa. Có thủy có chung, có trước có sau là lối hành xử mang tính chân thực xác tín cái tâm mình với hồn thiêng sông núi, với trời đất.

Cha ông xưa nhắc nhở, nay chúng ta cần nhớ mà hành xử.