Đấu công tắc điện 2 chiều đơn giản chỉ trong vòng 1 phút – Trường Phú Cable
Công tắc 2 chiều là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến trong các mạng điện dân dụng với nhiều tính năng vượt trội. Vậy công tắc 2 chiều là gì? Cách đấu công tắc điện 2 chiều ra sao thì nhiều người vẫn chưa biết.
Công tắc 2 chiều là gì?
Công tắc 2 chiều là một trong những loại thiết bị được ứng dụng trong lắp đặt các mạch điện sử dụng công tắc 2 chiều. Để điều khiển một bóng đèn tại 2 vị trí khác nhau như mạch điện ở cầu thanh, lan can ở các tòa chung cư.
Thay vì chỉ có 1 công tắc bật tắt thì chúng ta có tới 2 công tắc tại điểm đầu và điểm cuối của một đoạn cầu thang. Như vậy thì các bạn hoàn toàn có thể bật khi đi lên và tắt. Khi nó đã hoàn thành đoạn đường di chuyển thay vì phải chạy lên chạy xuống để bật tắt.
Công tắc 2 chiều còn có thể được thiết kế một cách khá phức tạp hơn với lại công tắc điện 1 chiều. Bởi vì cách đấu công tắc điện 2 chiều có 3 cực đấu với dây điện. Không giống như với lại công tắc 1 chiều chỉ có 2 cực. Chính do đó mà việc lắp đặt đấu dây công tắc điện 2 chiều sẽ khá khó hơn so với công tắc điện 1 chiều.
Nguyên lý công tắc 2 chiều
Nguyên lý công tắc 2 chiều có nguyên lý theo 2 cách khác nhau. Các bạn có thể xem qua 2 sơ đồ dưới đây để có thể hiểu được nguyên lý của nó:
Sơ đồ 1: Khi các bạn tắt hoặc bật một trong hai công tắc sẽ xảy ra một trong các trường hợp sau:
+ Nếu như công tắc K1 ở vị trí A1 và K2 ở vị trí B2. Hoặc K1 ở vị trí A2 và K2 ở vị trí B1. Thì khi này hiệu điện thế qua bóng đèn bằng với lại hiệu điện thế của nguồn cấp nên đèn sáng.
+ Nếu như công tắc K1 ở vị trí A1 và K2 ở vị trí B1. Hoặc K1 ở vị trí A2 và K2 ở vị trí B2. Thì khi này hiệu điện thế qua bóng đèn bằng 0V bởi nó trùng trên 1 dây nên đèn tắt.
Sơ đồ 2: Khi các bạn tắt hoặc bật một trong hai công tắc. Thì nó sẽ xảy ra một trong các trường hợp sau:
+ Nếu như công tắc K1 tiếp xúc với dây D1 và công tắc K2 tiếp xúc với dây D2. Hoặc K1 tiếp xúc với D2 và K2 cùng tiếp xúc với lại D2. Thì khi này mạch điện là mạch kín thì khi đó bóng đèn sẽ sáng.
+ Còn nếu như công tắc K1 tiếp xúc với dây D1 và công tắc K2 tiếp xúc với dây D2. Hoặc K1 tiếp xúc với lại D2 và K2 cũng tiếp xúc với D1. Thì mạch điện là mạch hở thì lúc đó bóng đèn tắt.
Cách đấu công tắc 2 chiều
Cách đấu công tắc điện 2 chiều không phải ai cũng biết cách đấu sao cho nhanh chóng. Và sơ đồ đấu công tắc điện ra sao.
Sơ đồ công tắc 2 chiều
Chúng ta cần phải nắm được rõ sơ đồ công tắc. Để có thể thực hiện được cách đấu công tắc điện 2 chiều được đơn giản và nhanh chóng hơn.
Dưới đây là sơ đồ đấu điện các bạn có thể thấy:
+ Cực thứ nhất của hai công tắc sẽ được nối với nhau. Và tương tự như vậy nó sẽ được nối với cực thứ hai của hai công tắc.
+ Cầu chì, hai công tắc và đèn thì sẽ được mắc nối tiếp.
+ Công tắc sẽ bật hoặc tắt đèn ở hai nơi khác nhau.
Về nguyên lý hoạt động của mạch khi hai công tắc này ở cùng một vị trí thì khi đó mạch điện sẽ kín và đèn sẽ sáng. Khi mà hai công tắc ở vị trí đối nhau thì mạch hở, lúc này đèn sẽ không sáng.
Sau khi chúng ta đã nắm rõ nguyên lý hoạt động của sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc điều khiển 1 đèn thì thực hiện cách đấu là một trong những việc đơn giản.
Cách đấu công tắc điện 2 chiều
Cách đấu công tắc điện 2 chiều không quá phức tạp. Chúng ta chỉ cần cẩn thận trong khi thực hiện cách đấu là có thể đấu được một cách nhanh chóng.
Chuẩn bị vật dụng
Trước khi tiến hành cách đấu công tắc điện thì chúng ta cần chuẩn bị các vật dụng sau:
+ Cầu chì: Đây là thiết bị mà có tác dụng bảo vệ mạng điện khi xảy ra các sự cố gây chập mạch. Để có thể lựa chọn được loại cầu chì phù hợp. Thì chúng ta cần căn cứ vào công suất của đèn.
Ví dụ: Nếu như bóng đèn có công suất 50 – 100W thì việc lựa chọn loại cầu chì 1A là phù hợp.
+ Công tắc điện: Khi đấu công tắc điện 2 chiều thì việc lựa chọn công tắc điện tốt là một trong những điều không thể thiếu. Chúng ta sẽ lựa chọn không tắc điện 3 cực sẽ bao gồm 1 cực chung đầu vào và 3 cực đâu ra. Cùng với một thời điểm đó thì chỉ có một cực đầu ra được nối thông với cực vào.
+ Bóng đèn: Đây là thiết bị dùng để có thể chiếu sáng. Chúng ta nên lựa chọn bóng đèn compact hoặc bóng đèn led thì sẽ có thể giúp tiết kiệm điện năng. Và có thể đảm bảo tuổi thọ kỹ thuật cao hơn là bóng đèn sợi đốt.
Tiến hành lắp đặt
Sau khi mà chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng và thiết bị cần thiết. Thì chúng ta sẽ tiến tiến hành đến cách đấu công tắc điện theo các bước sau:
+ Chúng ta tiến hành xác định vị trí lắp đặt đèn và công tắc. Thông thường thì bóng đèn thường được lắp ở chiếu nghỉ giữa tầng dưới. Và tầng trên để nhằm đảm bảo giúp đủ ánh sáng đủ phát cho cả đoạn cầu thang. Công tắc thì chúng ta nên lắp ở mỗi đầu cầu thang để có thể thuận tiện cho vị trí thuận tiện cho người dùng.
+ Một đầu của nguồn điện lưới 220VAC hay còn được gọi pha âm – dây nguội sẽ được cấp vào một bên chân của đèn. Và đầu còn lại thì chúng ta nối với tiếp điểm chung công tắc thứ nhất.
+ Đầu nguồn điện 220VAC hay được gọi là pha dương – dây nóng chúng ta sẽ nối qua cầu chì. Và từ cầu chì ta nối tới điểm chung của công tắc thứ hai. Khi này hai tiếp điểm còn lại của hai công tắc nối với nhau.
Như vậy chỉ cần làm theo chuẩn những bước đó. Là chúng ta đã có thể thực hiện được cách đấu công tắc điện 2 chiều một cách nhanh chóng. Tuy nhiên khi đấu nếu chúng ta không am hiểu sâu về nguồn điện thì chúng ta nên nhờ đến sự giúp đỡ của thợ sửa điện dân dụng giúp đỡ.
Để có thể đấu được một cách nhanh chóng mà không gây ra cháy chập. Hoặc gây ra nguy hiểm đến tính mạng trong quá trình đấu.
>>> Xem thêm: