Đầu năm đi lễ Bà chúa Kho, các đại gia BĐS chỉ xin “lộc rơi, lộc vãi”

Đầu năm đi lễ Bà chúa Kho, các đại gia BĐS chỉ xin "lộc rơi, lộc vãi" ảnh 1

Hàng vạn người nô nức đổ về đền Bà chúa Kho trong ngày đầu xuân năm mới (Ảnh: Dân trí).

Trong dòng người nô nức đổ về Bắc Ninh tham gia lễ hội chùa Bà, người ta dễ dàng nhận ra nhiều gương mặt doanh nhân BĐS, các đại gia của làng đất cát. Tuy nhiên, đối với những người trong giới này, họ lại không quá nặng nề về chuyện vay – trả, xin – cho.

Mặc dù năm nào cũng tổ chức cho cán bộ, công nhân viên của  công ty mình đi viếng đền đền Bà chúa Kho vào ngày đầu tiên đi làm nhưng bản thân ông Phạm Thanh Hưng – Phó CT HĐQT kiêm giám đốc sàn giao dịch BĐS Thế Kỷ (Cengroup) lại “không bao giờ vay, chỉ đi xin “lộc rơi, lộc vãi”.

Quan điểm của ông Hưng cho rằng: Bản chất của kinh doanh, thương trường là có nhiều rủi ro, không thể lường trước được. Đôi khi sự thành công của mình nằm ngoài vòng kiểm soát, chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên ngoài, do đó dân kinh doanh thường tìm cho mình một niềm tin, một chỗ dựa, bấu víu về mặt tinh thần.

“Với niềm tin đó, mình sẽ tự tin hơn, yên tâm hơn, tinh thần phấn chấn hơn và vì vậy, công việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn. Còn hiệu quả của việc khấn cầu có đúng thực hay không, chúng ta không thể kiểm chứng hay cân đong đo đếm được” – ông Hưng nói.

Năm nay cũng vậy, vào ngày khai xuân năm mới (mùng 8 Tết), khoảng 20 người đại diện cho công ty BĐS Cengroup đã lên đường hướng về đền đền Bà chúa Kho, tuy nhiên họ chỉ đi đầu năm chứ không đi cuối năm vì “không vay, không trả”.

Đầu năm đi lễ Bà chúa Kho, các đại gia BĐS chỉ xin "lộc rơi, lộc vãi" ảnh 2

Giới thương gia, buôn bán sẵn sàng “đốt” tiền thật để mua tiền âm, sắm lễ khủng, chi hàng tỷ đồng để lo việc tế lễ, sau đó mọi thứ lại biến thành tro như thế này!

Giám đốc Công ty TNHH BĐS và dịch vụ địa chính Hà Nội (Hanoiland) cũng tin vào sự linh thiêng của đền Bà chúa Kho nhưng cũng như nhiều đơn vị kinh doanh BĐS khác, ông Nguyễn Đình Tùng không quá nặng nề vào vấn đề tâm linh này.

Trao đổi với báo điên tử Giáo Dục Việt Nam, ông Tùng “bật mí”: Công ty BĐS của ông vẫn đi viếng đền Bà chúa Kho đầu năm và cuối năm để xin lộc Bà, mong muốn Bà phù hộ cho toàn thể lãnh đạo và công nhân viên trong đơn vị mạnh khỏe, làm ăn tiến tới. Tuy nhiên, ông Tùng nhấn mạnh: “Chúng tôi đi đơn giản, gọn nhẹ thôi, chứ không cầu kỳ mâm này, cỗ kia, tiền nhiều, lễ lớn. Khi đi, công ty có thể chuẩn bị trước lễ ở nhà hoặc lên đó mua một đĩa xôi, con gà, cân giò hoặc vài cành lộc, chủ yếu lên thắp nhang thành tâm”.

“Chúng tôi không vay gì của Bà cả, chỉ cầu các bậc tôn nghiêm phù hộ để cán bộ công nhân viên mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn. Quan điểm của tôi là đầu năm thì đi muộn một chút, cuối năm đi sớm một chút cho vắng vẻ, bớt chen lấn, xô đẩy xô bồ và vất vả” – ông Tùng cho biết.

Đầu năm đi lễ Bà chúa Kho, các đại gia BĐS chỉ xin "lộc rơi, lộc vãi" ảnh 3

Nhiều người dân quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”, sẵn sàng sắm lễ tạ Bà, nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt.

Trái ngược hẳn với những quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội – Tổng công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco Trading) lại cho rằng: Việc vay – trả ở đền Bà chúa Kho không phải vay thực, mà nó chỉ là tâm lý.

“Biết đâu sự vay đó lại khiến mình ám ảnh quanh năm, lo trả nợ, đầu óc không cân bằng. Nếu vay tiền Bà, chúng ta lại phải ràng buộc, như vậy là không nên, trong kinh doanh, cần tự do, tự mình xây dựng trên những gì mà mình đang có, phát triển lên từ chính nội lực sẵn có, chứ không nhờ cậy ở một lực lượng siêu nhiên nào” – ông Hùng đánh giá.

Tuy vậy, khi hỏi “không đi đền Bà chúa Kho, ông có đi chùa chiền khác không”, ông Hùng thẳng thắn trả lời: “Mùng 1, tôi vẫn cùng gia đình đi chùa. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, tôi không phỉ báng, không lên án nhưng cũng không quá quan trọng chuyện đó”.

Đến hẹn lại lên, vào những ngày đầu xuân, khách thập phương từ mọi miền đất nước đổ về đền Bà chúa Kho (Bắc Ninh) để vay tiền làm ăn, cầu tài, cầu lộc, trong đó đa phần là giới thương nhân, dân buôn bán. Họ quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”, muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt. Nhiều người dân sẵn sàng “đốt” tiền thật để vay tiền âm, sắm lễ khủng, đem cả xe tải đi chở lễ vật tạ Bà, thậm chí chi hàng tỷ đồng để lo việc tế lễ.Trong dòng người nô nức đổ về Bắc Ninh tham gia lễ hội chùa Bà, người ta dễ dàng nhận ra nhiều gương mặt doanh nhân BĐS, các đại gia của làng đất cát. Tuy nhiên, đối với những người trong giới này, họ lại không quá nặng nề về chuyện vay – trả, xin – cho.Mặc dù năm nào cũng tổ chức cho cán bộ, công nhân viên của công ty mình đi viếng đền đền Bà chúa Kho vào ngày đầu tiên đi làm nhưng bản thân ông Phạm Thanh Hưng – Phó CT HĐQT kiêm giám đốc sàn giao dịch BĐS Thế Kỷ (Cengroup) lại “không bao giờ vay, chỉ đi xin “lộc rơi, lộc vãi”.Quan điểm của ông Hưng cho rằng: Bản chất của kinh doanh, thương trường là có nhiều rủi ro, không thể lường trước được. Đôi khi sự thành công của mình nằm ngoài vòng kiểm soát, chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên ngoài, do đó dân kinh doanh thường tìm cho mình một niềm tin, một chỗ dựa, bấu víu về mặt tinh thần.“Với niềm tin đó, mình sẽ tự tin hơn, yên tâm hơn, tinh thần phấn chấn hơn và vì vậy, công việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn. Còn hiệu quả của việc khấn cầu có đúng thực hay không, chúng ta không thể kiểm chứng hay cân đong đo đếm được” – ông Hưng nói.Năm nay cũng vậy, vào ngày khai xuân năm mới (mùng 8 Tết), khoảng 20 người đại diện cho công ty BĐS Cengroup đã lên đường hướng về đền đền Bà chúa Kho, tuy nhiên họ chỉ đi đầu năm chứ không đi cuối năm vì “không vay, không trả”.Giám đốc Công ty TNHH BĐS và dịch vụ địa chính Hà Nội (Hanoiland) cũng tin vào sự linh thiêng của đền Bà chúa Kho nhưng cũng như nhiều đơn vị kinh doanh BĐS khác, ông Nguyễn Đình Tùng không quá nặng nề vào vấn đề tâm linh này.Trao đổi với báo điên tử Giáo Dục Việt Nam, ông Tùng “bật mí”: Công ty BĐS của ông vẫn đi viếng đền Bà chúa Kho đầu năm và cuối năm để xin lộc Bà, mong muốn Bà phù hộ cho toàn thể lãnh đạo và công nhân viên trong đơn vị mạnh khỏe, làm ăn tiến tới. Tuy nhiên, ông Tùng nhấn mạnh: “Chúng tôi đi đơn giản, gọn nhẹ thôi, chứ không cầu kỳ mâm này, cỗ kia, tiền nhiều, lễ lớn. Khi đi, công ty có thể chuẩn bị trước lễ ở nhà hoặc lên đó mua một đĩa xôi, con gà, cân giò hoặc vài cành lộc, chủ yếu lên thắp nhang thành tâm”.“Chúng tôi không vay gì của Bà cả, chỉ cầu các bậc tôn nghiêm phù hộ để cán bộ công nhân viên mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn. Quan điểm của tôi là đầu năm thì đi muộn một chút, cuối năm đi sớm một chút cho vắng vẻ, bớt chen lấn, xô đẩy xô bồ và vất vả” – ông Tùng cho biết.Trái ngược hẳn với những quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội – Tổng công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco Trading) lại cho rằng: Việc vay – trả ở đền Bà chúa Kho không phải vay thực, mà nó chỉ là tâm lý.“Biết đâu sự vay đó lại khiến mình ám ảnh quanh năm, lo trả nợ, đầu óc không cân bằng. Nếu vay tiền Bà, chúng ta lại phải ràng buộc, như vậy là không nên, trong kinh doanh, cần tự do, tự mình xây dựng trên những gì mà mình đang có, phát triển lên từ chính nội lực sẵn có, chứ không nhờ cậy ở một lực lượng siêu nhiên nào” – ông Hùng đánh giá.Tuy vậy, khi hỏi “không đi đền Bà chúa Kho, ông có đi chùa chiền khác không”, ông Hùng thẳng thắn trả lời: “Mùng 1, tôi vẫn cùng gia đình đi chùa. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, tôi không phỉ báng, không lên án nhưng cũng không quá quan trọng chuyện đó”.