[Đầy đủ] Lễ vật, Cách khấn & Văn khấn chùa Hương

Hôm nay đi chùa Hương,
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy,
Em vấn đầu soi gương.

Khăn nhỏ, đuôi gà cao;
Em đeo dải yếm đào;
Quần lĩnh, áo the mới;
Tay cầm nón quai thao…

Trẩy hội chùa Hương thuộc chuỗi các lễ hội du xuân đầu năm mới, thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm. Tuy nhiên, xoay quanh ý nghĩa, cách cúng, lễ vật và cách cúng chùa Hương không phải du khách nào cũng biết. Hành hương về nơi đất tổ không chỉ để tham quan du lịch mà còn để cầu nguyện may mắn, suôn sẻ trong một năm.

Ở bài viết này, Daythangthoinoi sẽ lần lượt giải đáp chi tiết và hướng dẫn cách dâng lễ chùa Hương chuẩn nhất. Hãy cùng đọc và tham khảo!

Ý nghĩa của lễ hội Chùa HươngÝ nghĩa của lễ hội Chùa Hương

Ý nghĩa của đi hội chùa Hương

Đền Phủ là chốn linh thiêng để gia chủ cầu nguyện và bày tỏ tấm lòng thanh với đấng ơn trên. Về với chùa Hương, du khách không chỉ để cầu nguyện cho gia đình được bình an, có sức khỏe và gặp được nhiều may mắn trong công việc mà còn được hòa mình vào với thiên nhiên, tĩnh tâm và nhe nhàng.

Ngoài ra, theo quan niệm của một số người cho rằng, đi chùa Hương là để cầu con. Chính vì vậy, du khách nào có mong muốn cầu con và được như ý thì nên đến lầu cô (cầu con gái), lầu cậu (con trai). Lễ vật dâng cúng không cần quá cầu kì, quan trọng nhất là sự thành tâm của quý du khách.

Sự tích chùa Hương

Theo lời kể của người dân địa phương, chùa Hương có từ cuối những năm của thế kỉ 17.  Tuy nhiên sau đó, trong cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm 1947, chùa Hương bị hư hỏng nặng. Chùa Hương được xây dựng và khôi phục xong, hoàn thành vào năm 1988.

Theo tài liệu ở Wikipedia, khi xưa vua Lê Thánh Tông đi tuần thú qua đây lần thứ 2 vào tháng giêng năm Đinh hợi, niên hiệu Quang thuận thứ 8 (1467) đã đóng quân nghỉ lại ở thung lũng này và cho quân lính thổi cơm ăn, vua xem thiên văn thấy vùng này lâm vào địa phận của sao Thiên Trù, (một sao chủ về sự ăn uống và biến động) nên nhân đấy đặt tên là chùa Thiên Trù.

Ba vị Hòa thượng đời vua Lê Thánh Tông 1442 – 1497 đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo am Thiên Trù. Kể từ đó động Hương Tích được gọi là chùa trong, Thiên Trù gọi là chùa ngoài, rồi người ta lấy tên chung cho hai nơi và cả khu vực là chùa Hương hay “Hương Thiên Bảo Sái”.

Sau thời kỳ ba vị Hòa thượng khai sáng, chùa Thiên Trù chùa Hương gián đoạn trụ trì, mãi tới niên hiệu Chính Hòa năm thứ bẩy 1686 của thời vua Lê Trung Hưng. Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang, (tương truyền cũng là một quan chức trong triều đình đã treo ấn từ quan để đi tu) mới lại tiếp tục công việc tạo dựng.

Cách dâng lễ hội chùa HươngCách dâng lễ hội chùa Hương

Chùa Hương ở đâu? Lễ hội chùa Hương diễn ra vào ngày nào?

Danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là chùa Hương Sơn, chùa Hương Tích…) nằm ở ven bờ sông Đáy thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày chùa mở cửa rừng,người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

Lễ vật dâng lễ chùa Hương gồm những gì?

Sau đây, Daythangthoinoi xin gửi đến quý du khách các lễ vật cần có trong mâm cúng chùa Hương như sau:

  • Lễ vật chay dâng ở chính điện: Nhang, đèn, hoa, quả, xôi, chè,…
  • Lễ mặn dâng ở khu vực thờ các vị Thánh Mẫu, Đức Ông đặt tại điện thờ hoặc ban thờ: Thịt gà, thịt lợn, thịt dê, giò/chả…

Tuy nhiên, chùa chiền là nơi thờ cúng linh thiêng của Đạo Phật, do vậy, chúng tôi khuyến khích quý du khách cúng mâm cúng chay thanh tịnh thì sẽ tốt hơn. Người có tấm lòng, có cái tâm thì dù cho mâm lễ có đơn sơ, có ít nhưng vẫn được thần linh chứng giám, phù họ và ngược lại lễ cho to bự, mâm cao cỗ đầy nhưng không có lòng không có tâm thì cầu thế nào cho ứng.

LƯU Ý:

Các lễ vật dâng lễ phải là đồ tươi chưa qua cúng kính, trái cây thường chọn các loại có màu sắc tươi tắn, không héo úa, không giập nát, hoa thì hoa tươi màu sắc tươi, nhẹ nhàng. Tuyệt đối không chọn những hoa quả và trái cây để lâu, ngả màu giống như bị ô ế.

Văn khấn Chùa HươngVăn khấn Chùa Hương

Văn khấn chùa Hương

Gồm có văn khấn Mẫu Thượng Ngàn, Văn khấn Ban Tam Bảo, Văn Khấn Thành Hoàng, văn khấn Phật và văn khấn Đức Ông. Nội dung văn khấn cụ thể như sau:

Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn (Khấn tại Đền Tránh Song)

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hương từ chúng con dốc lòng kính lạy Đức Chúa Thượng Ngàn đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn Tinh Công chúa Lê Đại Mại Vương Ngọc Điện Hạ.

Kính lạy:

– Đức Thượng Ngàn Chúa Tể Mị Nương Quế Hoa Công Chúa tối tú tối linh, cai quản tám mươi mốt cửa rừng trong cõi Nam giao.
– Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần, Bát bộ sơn trang, mười hai Tiên Nương, Văn võ thị vệ, Thánh cô Thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà đại tướng.

Hương tử con là: …………………………………………………………….

Cùng gia quyến, ngụ tại: ……………………………………………………..

Nhân lễ hội chùa Hương – huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội, chúng con thân đến …………… phủ chúa trên ngàn, đốt nén tâm hương kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện. Cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh, ra tay cứu vớt, độ cho chúng con cùng cả gia quyến bốn mùa được chữ bình an, tám tiết hưng long thịnh vượng, lộc tài quảng tiến, công việc hanh thông, giải vận giải hạn, biến hung thành cát, đổi họa ra tường, như ý sơ cầu, tòng tâm sở nguyện.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu.

 

Văn khấn Ban Tam Bảo

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Hương tử con xin thành tâm kính lạy mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát; chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp thiện thần, Thiên long bát bộ.

Hôm nay tại …… chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội là ngày: ……….

Tín chủ con là: ………………………………………………………………………

Cùng gia quyến, ngụ tại: …………………………………………………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa mười phương thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kỉnh lễ.

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi cực lạc phương Tây.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược sư Lưu Ly giáo chủ cõi phương Đông.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhẫn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Hộ pháp thiện thần chư thiện Bồ Tát, kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…). Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và cho gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý nguyện tòng tâm.

Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giảm.

Cẩn tấu. 

Văn khấn Thành Hoàng ở Chùa Hương

Nam mô A Dì Đà Phật!

Nam mô A Dì Đà Phật!

Nam mô A Dì Đà Phật!

Kính lạy: Đức Đại Vương Thành Hoàng

Mỹ hiệu là: Hiển Quang

Hôm nay tại …………………………………………………………… chùa Hương – huyện Mỹ Đức – Thành phổ Hà Nội là ngày:

Tín chủ chúng con là:

Trước Thần vị cửa Đức Đại Vương Thành Hoàng, chúng con kính nghĩ: Thần giáng phúc lành khắp chốn, bốn phương được nhờ anh minh, khí thiêng thể hiện rõ ràng, muôn thuở uy linh hiển hách. Cảm bội thần minh hằng giúp, cho nên điển lễ khôn quên.

Nay nhân Lê hội chùa Hương, đệ tử con xin kính biện trầu rượu, xôi thịt, dâng xin được vào lễ Phật, lễ Thánh, lễ Mẫu khu vực Hương Tích cầu yên, câu phúc. Củi mong Thần giáng lâm thụ hường lễ vật. Cúi xin phù hộ, ban mọi điều lành, bốn mùa không tật bệnh hiểm nghèo, muôn họ được an vui no đủ. Binh đao khói lửa, chẳng ngại tới dân gian, bão lụt, nắng hạn không hoành hành nơi làng mạc. Mượn nén hương thơm để bày tỏ ỷ nguyện, mong cao minh chiếu cố lòng thành. Kính ngỏ lời quê, xin thần soi thấu.

Chúng con lại kính mời: Các quan bộ hạ tả hữu phò tả Đức Tôn Thần cùng tòng tự và cung thỉnh Hậu Thổ Linh Thần lai thụ hưởng.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.  

Văn khấn Phật

 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, Mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, tại: ……………………………………….. thắp nén tâm hương, thành tâm kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp,

Nghiệp chướng nặng nề Si mê lầm lạc.

Nay đến trước Phật đài,

Thành tâm sám hối Thề tránh điều dữ

Nguyện làm việc lành,

Ngừa trông ơn Phật,

Quán Ấm Đại sỹ,

Chư Thánh hiền Tăng,

Thiên Long bát bộ,

Hộ pháp Thiên thần,

Từ bi gia hộ.

Cúi xin cảc vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sình đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kỉnh lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn Đức Ông

 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn giả, Thập bát long thần, Già Lam Chân Tể.

Hôm nay tại …………. chùa Hương huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, ngày ………… tháng …………… năm ………..

Tín chủ con là: ……………………………………………………………………..

Cùng gia quyến, ngụ tại: ………………………………………………………..

Trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con kính tâu lên Ngài Tu Đạt Đa Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét. Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản nội tự cùng các Thánh chúng trong cảnh chùa đây:

Chúng con người trần phàm tục phạm sai, trước điện Đức Ông sám hối ăn năn, kính xin Đức Ông mở lòng tế độ, che chở chúng con làm ăn thuận lợi trong năm, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn. Cúi mong ngài chấp lễ, chấp bái, chấp kêu, chấp cầu.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn nguyện.

Cách dâng lễ chùa hường và cầu nguyện điều suôn sẻ

Cũng như các chùa khác phần lễ ở đây cũng đơn giản và chủ yếu nghiêng về “thiền”. Bên ngoài chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Còn Đền Cửa Võng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Nàn người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

KẾT LUẬN:

Chùa Hương nằm ở ven bờ sông Đáy thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Thời gian diễn ra lễ hội bắt đầu vào ngày mùng 6 tháng Giêng Âm Lịch, kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Lễ vật và văn khấn  chùa Hương thường khá đơn giản. Tuy nhiên, nội dung văn khấn tương đối dài, do vậy quý du khách có thể in ra tờ giấy để thực hiện lễ khấn được chu đáo hơn.

Mọi thông tin chi tiết, quý gia chủ có thể gọi về số hotline 1900.3010 hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

>>>> Xem thêm chi tiết:

Văn khấn Tam Bảo

Rate this post