[Đầy đủ]: ý nghĩa, văn khấn cúng tuần 35 ngày (ngũ thất)
Cúng tuần 35 ngày là một trong những nghi thức lâu đời được lưu truyền qua nhiều thế hệ, giúp vong linh sớm nhận thức là bản thân chỉ còn linh hồn và nhanh chóng siêu thoát. Thông thường đây là nghi lễ thường được thực hiện trong các chùa và quý vị cũng nên biết để hiểu thêm về lễ nghi này.
Bài viết dưới đây, Dịch Vụ Đồ Cúng Bình Dương cũng đã thu thập rất nhiều tài liệu để chia sẻ đến quý bạn đọc.
Tập tục cúng tuần cho người mới mất
Theo quan niệm truyền thống của dân gian, không biết tồn tại từ bao giờ. Mỗi người sinh ra sau 7 ngày đầu đời gọi là một lạp và khi mất sau 7 ngày gọi là 1 ky. Mỗi lạp sinh ra một vía, ngược lại mỗi kỵ sẽ mất đi một vía. Và đó câu nói réo chúng ta thường nghe, 3 hồn 7 vía với nam và 3 hồn 9 vía với nữ. Tại sao lại là 9 vía với nữ thì chúng tôi cũng chưa có thông tin chính xác để trả lời.
Trong dân gian Việt Nam họ tin rằng khi con người vừa mới chết đi thì linh hồn vẫn chưa đi đầu thai ngay.Thần thức vẫn chưa xác định được phương hướng, do đó chúng ta là những người còn nhận thức sẽ tổ chức cúng tuần 7 ngày ( cúng thất đầu), 14 ngày, 21 ngày, 35 ngày, 49 ngày, và 100 ngày.
Cúng tuần 35 ngày
Trong những thời gian kể trên cúng 35 ngày ( cúng ngũ thất ), cúng 49 ngày ( thất thất lai tuần) và cúng 100 ngày những lễ cúng quan trọng.
Cúng thất ngày là để mong linh hồn người chết trở về với gia đình, người nhà chuẩn bị mâm cơm sau đó trốn chỗ khác để linh hồn người thân trở về. Nếu để vong nhìn thấy người nhà thì nhớ gia đình và không muốn rời vậy, như vậy ảnh hưởng đến việc đầu thai. Làm sao có thể thoát được trong 35 ngày đầu linh hồn không gặp mặt người thân nên thường vào thời điểm ngũ thất, nhiều gia đình sẽ gửi tro cốt của người đã mất vào chùa.
Ý nghĩa nghi lễ cúng tuần 35 ngày
Thông thường, người mới mất trong 35 đến 49 ngày sẽ nằm trong giai đoạn thân trung ấm, linh hồn ở quanh quẩn trong nhà, hưởng thức mùi vị đồ ăn và có cảm giác no đủ. Nếu không có những lễ cúng như 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày … linh hồn sẽ trở lên lạnh lẽo và cảm thấy oán trách bản thân. Đặc biệt trong thời gian này là những phút giây cuối cùng của tất cả thành viên trong gia đình tiễn người mất ra đi.
Khi đưa vong lên chùa phải tiến hành đầy đủ và chi tiết theo khoá lễ. Tuỳ thuộc và điều kiện cho phép của gia đình quý vị mà lựa chọn khoá lễ cơ bản hoặc khoá lễ hoàn chỉnh, phức tạp. Sau khi đưa vong lên chùa gia đình được đặt ở ngôi chùa mà mình gửi đến vong bát hương hoặc bài vị. Nếu chưa thể quên được người thân, người nhà có thể lên chùa thắp hương cho vong người thân vào ngày rằm, mùng một hay dịp lễ tết.
Văn khấn cúng tuần 35 ngày
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Con/chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho con/chúng con; con/chúng con xin thỉnh mời chư Thiên, chư Thần Linh vân tập về nơi pháp hội ủng hộ cho pháp hội của con/chúng con.
Đệ tử con tên là:… Pháp danh:… Hiện đang ở tại:… con đang tham gia tu tập, thực hành công hạnh Bồ Đề tại đạo tràng… thuộc câu lạc bộ Cúc Vàng.
Hôm nay là ngày… tháng… năm… Con/chúng con đang tu tập ngày thứ (2, 3, 5, 7, 9… 47)… theo chương trình hướng dẫn tu tập hóa giải oan gia trái chủ của câu lạc bộ Cúc Vàng, để hồi hướng chuyển hóa nghiệp: (đọc nghiệp: thất thoát tài sản, con bất hiếu, chơi với bạn ác…)
Con/chúng con xin nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh và độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng cùng oai lực công đức Bồ Đề của pháp lục hòa, con/chúng con xin thỉnh các mục vong linh mà con/chúng con đã thỉnh mời trong lần phát nguyện tu tập này, cùng các vong linh có hữu duyên với buổi lễ hôm nay.
(nếu có hiện tượng, nghiệp, việc phát sinh thêm, thì đọc thêm phần chữ màu dưới đây:
nay gia đình con mới phát sinh thêm nghiệp (hoặc hiện tượng)… nên con/chúng con xin thỉnh mời thêm các vong linh có hữu duyên với việc này)
hoan hỷ về tại đàn tràng nghe kinh thính Pháp và thọ lễ vật thực hiến cúng của con/chúng con.
Con/chúng con xin nhất tâm cung thỉnh chư Thiên, chư Thần cùng các vong linh mà con/chúng con đã mời, cùng với con/chúng con nghe kinh.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!
Lưu ý khi cúng tuần 35 ngày
Trước thời đại đổi mới của công nghệ, nghi thức cúng tuần 35 ngày tuy là nét văn hoá tín ngưỡng tốt đẹp nhưng cần phải chú ý vài vấn đề sau vừa thích với xã hội hiện đại và giữ được vẻ đẹp vốn có:
- Người xưa có quan niệm người mất sẽ đem chôn, sau đó sẽ đem bốc mộ. Quan điểm bốc mộ làm ảnh hưởng đến người cõi âm và mất vệ sinh. Tốt nhất là vận dụng người dân thực hiện nghi thức hoả táng sau đó chôn cất vừa giữ được vệ sinh và vừa tiết kiệm được diện tích đất. Quỹ đất ngày càng hạn hẹp nên cần phải đổi hình thức mai táng với người đã khuất.
- Sau 35 ngày đầu, người nhà tiễn đưa vong lên chùa và khăn tang cũng được hoá theo. Người có tang sẽ đeo băng tang đen hoặc trắng trên ngực áo cho đến khi mãn tang (hầu hết các gia đình để 3 năm).
- Vòng hoa tang viếng cũng nên hạn chế, chỉ một đoàn đặc biệt như: con cháu ruột, họ tộc, đoàn cơ quan người mới qua đời. mới cần vòng hoa viếng. Bên cạnh đó nên viếng gia quyến bao tiền phúng viếng sẽ thích hợp hơn cho người viếng và gia dình có tang.
- Nhắc đến tiền, thì gia đình có người mất cũng nên xoá bỏ hình thức rải vàng mã trên đường đưa tang. Theo nhiều chuyên gia, các vong sẽ không nhận thức được qua vàng mã để quay trở về với gia đình. Trong giáo nhà Phật cũng không có lời nào bảo phải đốt vàng mã nhiều cho người chết. Hơn nữa trên thực tế, đó là hành động xã rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường.
Vậy là cúng tuần 35 ngày hay còn gọi là cúng thất 5 tuần ( cúng ngũ thất) là dịp để gia đình người chết đưa tiễn vong lên chùa. Thủ tục cụ thể như thế nào sẽ được các sư thầy tư vấn đầy đủ. Dịch Vụ Đồ Cúng Bình Dương không chỉ cung cấp đến quý vị thông tin hữu ích trong tâm linh mà còn có dịch vụ đặt mâm cúng trọn gói và cả xôi chè cúng, quý khách chỉ cần cầm tay chiếc điện thoại và ALO HOTLINE 1900 3010.
>>> Thông tin thú vị khác:
Lễ Cúng 3 Ngày Người Chết
lễ cúng 49 ngày ngoài mộ
Đánh giá