Dây nối đất là gì? Cách nối dây tiếp đất cho thiết bị điện an toàn

Dây tiếp địa hay còn gọi là dây tiếp đất, dây nối đất, thường có ở các thiết bị dùng điện. Vậy dây tiếp địa là gì? Dây nối đất là gì? Dây nối đất để làm gì? Cách nối dây tiếp đất cho thiết bị điện như thế nào? Hãy cùng Kyoritsu tìm hiểu ngay nhé!

Dây tiếp địa là gì?

Dây tiếp địa còn được gọi là dây tiếp đất, dây nối đất. Tên tiếng anh của nó là ground wire. Đây là một đoạn dây dẫn điện ngắn có một đầu nối với đồ dùng điện, đầu kia nối với mặt đất. Các thiết bị dùng dây tiếp địa thường là những loại máy móc có điện áp cao 220V như bình nóng lạnh, máy giặt, tủ lạnh,… Hành động này nhằm bảo vệ đồ dùng, người sử dụng khỏi các sự cố rò rỉ điện. 

Dây tiếp địa là gì?
Dây tiếp địa là gì?

Dây nối đất để làm gì?

Các thiết bị như máy giặt, tủ lạnh thường để ở những vị trí ẩm ướt như nhà bếp, phòng tắm,… Điều này khiến cho các động cơ điện và mạch điện bên trong máy hay bị ẩm, dễ bị rò rỉ điện. Ngoài ra, vỏ của các thiết bị này thường làm bằng kim loại nên dễ truyền điện. Khi bị rò rỉ điện có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. 

Ngoài ra, vào mùa đông, tình trạng tĩnh điện dễ xảy ra trên bề mặt của kim loại. Càng dễ gây ra các hiện tượng rò rỉ ở các thiết bị điện. Đặc biệt, tại Việt Nam ít dùng ổ cắm 3 chấu mà thường dùng ổ 2 chấu không có lỗ nối dây tiếp đất. Khiến hiện tượng rò rỉ điện xảy ra thường xuyên hơn. 

dây nối đất để làm gì
Tác dụng của dây nối đất là gì?

Khi xảy ra sự cố về điện như rò rỉ, hở điện, dây tiếp đất sẽ giúp truyền dòng điện rò rỉ xuống mặt đất và triệt tiêu chúng. Bởi điện trở ᴄủa ᴄơ thể ᴄon người lớn hơn điện trở ᴄủa dâу tiếp đất rất nhiều. Vì ᴠậу dòng điện ѕẽ qua đó ᴠà truуền хuống đất. Giúp bảo vệ thiết bị và người dùng khỏi các sự cố như giật, sốc điện,… Dùng dây nối đất cho thiết bị điện là biện pháp an toàn để ngăn ngừa các tai nạn về điện. 

Các thiết bị điện cần nối dây tiếp địa

Như đã nhắc đến ở phần dây tiếp địa là gì, các thiết bị dùng điện áp cao trên 220V cần có dây nối đất. Đặc biệt là các thiết bị dùng nước như máy giặt, tủ lạnh, máy nóng lạnh, máy rửa chén,… Hay các sản phẩm làm khô có thiết kế vỏ kim loại như máy sấy quần áo,… đều cần được nối dây tiếp điện để đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

  • Nối đất cho tủ lạnh, tủ đông, tủ mát,… Vì chúng hoạt động trong môi trường có độ ẩm cao. Rất dễ bị nhiễm điện khi có sự cố rò rỉ. 

  • Nối đất cho bếp từ cũng cần được ưu tiên thực hiện. Nhằm đảm bảo an toàn cho bạn khi thực hiện nấu ăn bằng bếp. 

  • Nối đất cho điều hòa rất cần thiết. Do máy hoạt động với lượng điện lớn, cũng dễ bị ẩm ướt, rò rỉ nếu không chú ý. 

  • Nối đất cho máy nước nóng rất quan trọng. Vì máy được lắp trong nhà tắm, một môi trường nhiều nước. Sẽ thật nguy hiểm nếu máy nóng lạnh bị rò rỉ điện mà không có dây nối đất. 

Nối đất bình nóng lạnh
Nối đất bình nóng lạnh

Xem thêm:

Cách nối dây tiếp đất cho thiết bị điện

Sau khi biết dây tiếp địa là gì và tác dụng của nó, bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách nối dây tiếp đất cho thiết bị điện nhé! Để nối đất an toàn cho thiết bị điện, bạn cần có một thanh kim loại và một sợi dây điện. Bạn có thể mua các dụng cụ này tại các cửa hàng điện gia dụng. 

Cách nối đất cho thiết bị điện

Bước 1: Cắm 1 đầu thanh kim loại bằng đồng hoặc sắt xuống đất. Độ sâu tầm 1m, cắm càng sâu càng tốt. Để dễ cắm hơn, bạn có thể dùng máy khoan để khoan vào tường hay khoan xuống sàn. Sau đó cắm thanh sắt xuống và nối với dây điện. 

Bước 2: Thực hiện nối một đầu dây điện vào vỏ máy hoặc phần tiếp đất của thiết bị dễ bị rò rỉ điện. Đầu dây còn lại nối với cây tiếp đất đã cắm ở bước 1. Như vậy, bạn đã thực hiện thành công cách nối dây tiếp đất cho thiết bị điện. 

Cách nối đất cho thiết bị điện
Cách nối đất cho thiết bị điện

Lưu ý khi thực hiện nối dây tiếp đất cho thiết bị điện

Trong khi thực hiện nối đất an toàn cho thiết bị điện, bạn cần nhớ một số lưu ý sau. Nhằm đảm bảo an toàn và mang đến hiệu quả cao nhất khi nối dây tiếp địa. 

  • Dây điện dùng để làm dây tiếp địa cần phải có lớp vỏ bọc cách điện chắc chắn. 

  • Khi thực hiện nối dây tiếp đất, cần ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.

  • Vị trí đặt dây hay cọc cần để mặt hố ngang với mặt đất. 

  • Kiểm tra cẩn thận các vị trí nối dây và lấp lại đất vào hố đã đào để cắm cọc tiếp đất. 

  • Tiến hành đo điện trở tiếp đất với mức giá trị điện trở <10 Ohm. Bạn có thể dùng các thiết bị như ampe kìm, đồng hồ vạn năng, máy đo điện trở đất,… để kiểm tra điện trở tiếp đất. 

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn các vấn đề như: dây tiếp địa là gì, tác dụng của việc nối đất cho thiết bị điện. Đồng thời hướng dẫn bạn cách nối dây tiếp đất cho thiết bị điện đúng kỹ thuật. Hy vọng sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn khi sử dụng điện.