Đề tài Ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa đến văn hóa các nước Đông Nam Á – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I. VỊ TRÍ CỦA ĐÔNG NAM Á VỚI SỰ TIẾP XÚC VĂN HÓA VỚI TRUNG HOA
II. VÀI NÉT SƠ QUA VỀ NỀN VĂN MINH TRUNG HOA
III. SỰ TIẾP XÚC VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA CỦA VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
1. Nguyên nhân tiếp xúc
1.1. Về phía Trung Hoa
1.2. Về phía Đông Nam Á
2. Con đường tiếp xúc
IV. SỰ TIẾP XÚC VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
Đông Nam Á là một khu vực lịch sử văn hoá, có nền tảng chung từ thời tiền sử, được sản sinh và phát triển trong một môi trường sinh thái tự nhiên xã hội của khu vực. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước được phân bố từ bờ Nam sông Dương Tử đến Đông Bắc Ấn Độ sang cả châu Đại Dương.
Trên cơ sở tầng văn hoá chung đó qua tiếp biến với những nền văn hoá khác, đặc biệt là tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc đã tạo thành những nền văn hoá quốc gia khác nhau. Tất cả đã tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng của văn hoá khu vực. Ngày nay, Đông Nam Á là một khu vực bao gồm 10 quốc gia độc lập, có thể chế chính trị xã hội khác nhau: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei, Thái lan, Singapo.
Trung Quốc là một quốc gia có nền văn minh cổ xưa phương Đông. Dân tộc Trung Hoa trải qua mấy nghìn năm tôi luyện và hoà hợp, kết tụ và phát triển, đã trở thành một dân tộc vĩ đại tràn đầy sức sống trong cộng đồng các dân tộc thế giới. “Dân tộc trung Hoa đã thu hút được muôn phương mà lại có phong thái độc đáo, hình thành nên nền văn hoá Trung Hoa rực rỡ muôn màu mà lại đa nguyên nhất thể, rộng lớn sâu lắng mà lại mộc mạc tươi đẹp”(1). Văn hoá Trung Quốc là nền văn minh độc lập sừng sững tại phía Đông thế giới với một dáng vẻ riêng biệt của mình.
Đương nhiên trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà biến khu vực này thành khu vực “Hán hoá” hay “Ấn Độ hoá” mà nó đã lựa chọn những gì thích hợp, đồng thời phục tùng các đặc điểm của mình chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ. Hay nói cách khác, văn hoá Đông Nam Á tiếp nhận bằng sự khúc xạ.
_________________________
(1)Cao Thụ Huân (cb) – Pháp quy và cơ cấu Trung Quốc – Nxb Thế giới – 2002, tr.5
16 trang
|
Chia sẻ: lvcdongnoi
| Lượt xem: 19978
| Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa đến văn hóa các nước Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Đông Nam Á là một khu vực lịch sử văn hoá, có nền tảng chung từ thời tiền sử, được sản sinh và phát triển trong một môi trường sinh thái tự nhiên xã hội của khu vực. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước được phân bố từ bờ Nam sông Dương Tử đến Đông Bắc Ấn Độ sang cả châu Đại Dương.
Trên cơ sở tầng văn hoá chung đó qua tiếp biến với những nền văn hoá khác, đặc biệt là tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc đã tạo thành những nền văn hoá quốc gia khác nhau. Tất cả đã tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng của văn hoá khu vực. Ngày nay, Đông Nam Á là một khu vực bao gồm 10 quốc gia độc lập, có thể chế chính trị xã hội khác nhau: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei, Thái lan, Singapo.
Trung Quốc là một quốc gia có nền văn minh cổ xưa phương Đông. Dân tộc Trung Hoa trải qua mấy nghìn năm tôi luyện và hoà hợp, kết tụ và phát triển, đã trở thành một dân tộc vĩ đại tràn đầy sức sống trong cộng đồng các dân tộc thế giới. “Dân tộc trung Hoa đã thu hút được muôn phương mà lại có phong thái độc đáo, hình thành nên nền văn hoá Trung Hoa rực rỡ muôn màu mà lại đa nguyên nhất thể, rộng lớn sâu lắng mà lại mộc mạc tươi đẹp”(1). Văn hoá Trung Quốc là nền văn minh độc lập sừng sững tại phía Đông thế giới với một dáng vẻ riêng biệt của mình.
Đương nhiên trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà biến khu vực này thành khu vực “Hán hoá” hay “Ấn Độ hoá”… mà nó đã lựa chọn những gì thích hợp, đồng thời phục tùng các đặc điểm của mình chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ. Hay nói cách khác, văn hoá Đông Nam Á tiếp nhận bằng sự khúc xạ.
(1)Cao Thụ Huân (cb) – Pháp quy và cơ cấu Trung Quốc – Nxb Thế giới – 2002, tr.5
I. VỊ TRÍ CỦA ĐÔNG NAM Á VỚI SỰ TIẾP XÚC VĂN HÓA VỚI TRUNG HOA
Trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi khoảng từ 92° đến 140° kinh Đông và khoảng từ 28° vĩ Bắc đến 15° vĩ Nam. Khu vực này là một quần thể các đảo, bán đảo, quần đảo và các vịnh trong vùng biển chạy dài suốt từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.
Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên một nền văn hoá bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc văn hoá. Trong tính thống nhất khu vực, nền văn hoá đó có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc được phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử.
Xét về cội nguồn, Đông Nam Á có những đặc điểm văn hoá chung, thống nhất về mặt văn hoá vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hoá Đông Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế là chính.
Là cộng đồng các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, Đông Nam Á không những bao chứa những nét tương đồng trong canh tác với hệ thống thuỷ lợi mà còn có đời sống văn hoá tinh thần hết sức phong phú, trong đó bao trùm tất cả là chu trình của đời sống nông nghiệp lúa nước.
Nhờ nằm ở một vị trí giao thông đường biển trọng yếu nên ngay thế kỷ III TCN các thuyền buôn của thương nhân từ nhiều nơi trên thế giới đã qua lại vùng này để buôn bán với các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là đến để mua hương liệu và gia vị. Do đó, “mặc dù là giới hạn địa lý và vị trí của nó còn lờ mờ, Đông Nam Á đã được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vị và những sản phẩm kỳ lạ, còn sinh sống ở đây là những con người đi biển thành thạo và can đảm”(2).
II. VÀI NÉT SƠ QUA VỀ NỀN VĂN MINH TRUNG HOA
Nền văn minh Trung Hoa đã phát sáng do những người làm nông nghiệp khô thâm canh (trồng kê mạch) vùng Trung nguyên, lưu vực sông Hoàng Hà, đã hỗn dung với văn hoá của cư dân du mục phương Bắc và Tây Bắc, sau đó là với văn hoá của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á.
Kết thúc cuộc “Hán Sở tranh hùng”, nhà Hán đã thống nhất nước Trung Hoa từ Bắc vào Nam và phát triển đất nước theo một chiều ngược lại. Với triết lý thực dụng, nền văn minh Trung Hoa tập trung vào chính trị – xã hội, tạo nên một thiết chế của chế độ quân chủ mà tiêu biểu là hệ thống quan niệm “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Khổng giáo. Nền văn minh Trung Hoa đã đóng góp cho nhân loại không ít những phát minh lớn trong khoa học kỹ thuật (kim nam châm, nghề in, nghề làm giấy, chế tạo thuốc súng,…) và trong đời sống văn hoá (chữ viết, Nho giáo, nghệ thuật hội hoạ, nền y học,…).
Theo nhiều học giả thì các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán đều có những mối liên hệ “đồng văn”. Ở đó, sự thống nhất quốc gia dựa trên cơ sở văn học chính trị chứ không phải bằng kinh tế thị trường. Xã hội coi trọng văn hoá giáo dục, ham học hỏi, mê chữ nghĩa văn chương hơn là tài sản, gia thế, chức tước và hình thành một đạo lý sống có “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, một lối ứng xử mang tính cộng đồng bền chặt. Khi bước vào hiện đại, các nước này đều chủ trương “Đông học vi thể, Tây học vi dụng”, tạo nên mô hình phát triển có hiệu quả trong việc kết hợp giữa khoa học kỹ thuật phương Tây với việc quản lý xã hội phương Đông.
Tuy nhiên quá trình hội tụ của văn hóa Trung Hoa diễn ra theo con đường “mưu đồ bá vương” với tính “hiếu đại, hỉ công, cùng binh, độc vũ” mang tính áp đặt, đồng hoá với tư tưởng dân tộc nước lớn, nên làm cho các quốc gia lân cận hết sức e ngại.
(2)Donald G. Mc. Cloud – System and process in Southeast Asia Westwie press – USA – 1986, tr.10
III. SỰ TIẾP XÚC VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA CỦA VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á
Nếu như nền văn minh nông nghiệp lúa nước của cư dân Đông Nam Á thời tiền sử và sơ sử đã có những đóng góp vào cơ tầng của các nền văn minh cổ Trung Hoa (vùng Hoa Nam), thì đến những thế kỷ trước và sau Công nguyên, nền văn minh này đã có những ảnh hưởng dù rất khác nhau, đến quá trình hình thành các nền văn hoá của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á.
1. Nguyên nhân tiếp xúc
Từ bao đời nay, dưới con mắt của người Đông Nam Á, Trung Quốc bao giờ cũng là một người láng giềng vĩ đại mà các quốc gia xung quanh đều phải đặc biệt quan tâm. Điều này dễ hiểu vì Trung Quốc là một nước đông dân, là nhân tố quan trọng ở khu vực mà những thay đổi trong chính sách đối nội đối ngoại đều trực tiếp tác động đến Đông nam Á. Từ tiền sử cho đến ngày nay, Đông Nam Á được xem là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Hoa vì nó gắn liền lợi ích và xu hướng phát triển của nước này với những nhân tố sau đây:
1.1. Về phía Trung Hoa
Một là, bản thân nền văn hoá Trung Hoa đã hội nhập trong nó một phần máu thịt quan trọng của Đông Nam Á tiền sử. Đó là những yếu tố văn minh nông nghiệp lúa nước phương Nam. Ngày nay nhiều nhà khoa học thế giới đã thừa nhận từ Nam sông Trường Giang trở xuống thuộc vùng phân bố văn hoá lúa nước của cư dân Đông Nam Á, nơi mà Trung Quốc khu biệt phương Bắc với phương Nam với cái tên Bách Việt.
Hai là, Trung Quốc có một bộ phận người Hoa ở hải ngoại có vị trí quan trọng đặc biệt ở các nước Đông Nam Á. Trong số gần 30 triệu Hoa kiều và người Hoa sống ở 109 nước trên thế giới thì đã có hơn 20 triệu sống trên 10 nước Đông Nam Á. Họ là những người chuyển tải và lưu thông kinh tế, văn hoá giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Ba là, Trung Quốc có một phần hải đảo (Hồng Kông, Ma Cao, Hải Nam) có một vị trí hết sức quan trọng trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Ngày nay Hồng Kông, Ma cao đã trở về với Trung Quốc nhưng người Trung Quốc vẫn tìm mọi biện pháp, mọi hình thức quản lý (một nước hai chế độ) để hai địa phương này vẫn giữ vị trí cầu nối giữa Trung Hoa và các nước khác trong đó có Đông Nam Á.
Bốn là, trong truyền thống quan hệ quốc tế, Trung Quốc có hai con đường thông thương ra thế giới: con đường tơ lụa trên đường bộ về phía Tây Nam và con đường tơ lụa trên biển đi về phía Đông Nam. Đó là cửa ngõ của Trung Quốc đi qua biển Đông – nơi sinh sống của cư dân Đông Nam Á cả hải đảo lẫn lục địa. Do đó mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á trên lục địa đã quan trọng nhưng trên biển còn quan trọng hơn.
1.2. Về phía Đông Nam Á
Một là, Đông Nam Á là nơi hội tụ các nền văn minh lớn của Châu Á. Do đó, các dân tộc Đông Nam Á dù lớn hay nhỏ đều tỏ ra có bản lĩnh và có kinh nghiệm trong tiếp xúc văn hoá dù dưới hình thức cưỡng bức hay tự nguyện.
Hai là, Đông Nam Á vốn nằm ở ngã tư đường giao lưu quốc tế, cư dân ở đây có truyền thống khoan dung văn hoá. Tôn trọng sự khác biệt của người khác để người khác tôn trọng sự khác biệt của mình. Hơn nữa, cộng sinh văn hoá vốn là truyền thống của một khu vực mà ở đó tất cả các quốc gia đều là các quốc gia đa dân tộc không có ngoại lệ. “Thống nhất trong đa dạng” là nội lực của văn hoá Đông Nam Á và do vậy họ có đủ bản lĩnh để sẵn sàng cộng sinh hoà bình với các văn hoá ngoại lai, tránh được những bi kịch của các cuộc đụng độ giữa các nền văn minh.
Ba là, văn hoá Đông Nam Á vốn là một chỉnh thể văn hoá từ thời cổ đại, những sợi dây bền chắc của bề dầy văn hoá hàng ngàn năm giữa các dân tộc ở Đông Nam Á là nền tảng sâu sắc và vữn chắc cho sự liên kết thành công của khu vực.
2. Con đường tiếp xúc
Trên cơ tầng văn hoá Đông Nam Á thời tiền sử, các dân tộc ở đây đã tiếp nhận văn hoá Trung Hoa ở những mức độ đậm nhạt khác nhau, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, với cách cư xử không giống nhau.
Trước tiên, thương nghiệp đóng vai trò chuyển tải văn hoá theo con đường mà ta thường gọi là con đường dân gian. Tiếp theo là vai trò của các quan đô hộ mà ta gọi con đường này là con đường triều đình.
Thương nghiệp bao giờ cũng đi trước. Ở Đông Nam Á có ba sản phẩm nông nghiệp lôi cuốn các nhà buôm và có tác động đến cả văn minh nhân loại: gia vị hương liệu, chè và lụa tơ tằm. Ở thế kỷ thứ ba, thứ hai trước Công nguyên, Trung Quốc đã thiết lập ba tuyến giao thông với Đông Nam Á: từ Đại lí qua Myanmar xuống vịnh Bengal; từ Côn Minh qua Long Biên ra Vịnh Bắc Bộ; từ Quảng Châu theo bờ biển Đại Việt đến vịnh Thái Lan. Thương gia và các sứ thần Trung Quốc đã thiết lập các quan hệ Nhà nước với các quốc gia xung quanh và gọi là các “quốc triều cống”. Phần lớn các nước Đông Nam Á lục địa phát triển thành các quốc gia hướng nội vì dân số đông, không thể xuất khẩu hàng hoá mà đi vào tự cung tự cấp, Việt Nam dưới ảnh hưởng của Trung Hoa là một điển hình.
Chính sức mạnh của hội tụ văn hoá Đông Sơn (được ngày nay đánh giá là một cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, cuộc cách mạng nông nghiệp – có vai trò ngang với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại) với tác động của văn hoá Trung Hoa đã tạo ra một bước nhảy vọt kỳ diệu: toàn bộ Đông Nam Á đều bỏ qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ – và nhà nước quân chủ tập quyền kiểu phương Đông đã lần lượt ra đời sau sự hội tụ Đông Sơn.
Do đó, khi các quốc gia Đông Nam Á xuất hiện trên vũ đài lịch sử thì nó không những đủ khả năng chống lại sự xâm lược từ bên ngoài, đủ khả năng bảo vệ nền văn hoá truyền thống mà còn có đủ nội lực để tiếp thu những tinh hoa của một nền văn hoá lớn như Trung Hoa, với tất cả khả năng “bản địa hoá”, sức mạnh hội tụ và truyền thống không kì thị dân tộc vốn có của mình.
Sự hiện hữu ảnh hưởng của Trung Hoa cũng tạo nên sự cân bằng, sự mềm mại trong quá trình phát triển và góp phần tạo nên sự ổn định của khu vực, dù sự ổn định đó có làm cho xã hội nông nghiệp Đông Nam Á có phần bị ngưng trệ. Các ảnh hưởng văn hoá đó đã trở thành một trong những sợi dây liên kết khu vực và được xem là mối quan hệ truyền thống. Qua tiếp xúc với nền văn hoá lớn, tiên tiến của thời đại lúc bấy giờ mà người dân Đông Nam Á đã khẳng định được tính đồng nhất trong cơ tầng và bản sắc của mỗi dân tộc cũng như năng lực sáng tạo của mình. Dù sự tiếp xúc đã diễn ra gần hai thiên niên kỷ, các yếu tố văn hoá Trung Hoa vẫn không phá vỡ được cơ tầng văn hoá Đông Nam Á trong nền văn hoá của mỗi nước ma lại hình thành một nền văn hoá dân tộc được với hai dòng chính: văn hoá cung đình và văn hoá dân gian. Giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại thúc đẩy sự phát triển văn hoá đất nước, trong đó ý thức dân tộc được hình thành sớm đã đóng vai trò điều chỉnh trong suốt quá trình tiếp xúc, quán triệt trong mọi tầng lớp xã hội.
Không có ngoại lệ, các quốc gia cổ đại Đông nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc, đồng thời lại có một số dân tộc sống trên nhiều quốc gia. Trong quá trình tích hợp văn hoá – tộc người trong một quốc gia, bao gì cũng có một dân tộc làm chủ thể và chiếm lĩnh vùng đồng bằng với dân số đông và trình độ phát triển cao hơn. Còn các dân tộc khác thuộc các dân tộc thiểu số tuỳ theo từng nhóm mà có sự phân bố ở các vùng thung lũng chân núi, hoặc các vùng rẻo cao. Sự phân bố theo địa hình tương ứng với các thành phần tộc người cùng với cơ cấu tổ chức xã hội – văn hoá của họ, cũng là một nét đồng nhất ở Đông Nam Á lục địa.
Các dân tộc đóng vai trò chủ thể trong quá trình tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, đã sao phỏng mô hình của nền văn hoá này với ý thức xây dựng quốc gia độc lập do họ đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy họ dựa vào cơ tầng văn hoá Đông Nam Á vốn là của chung của các dân tộc, là cái nền liên kết của các quốc gia đa dân tộc mà sao phỏng mô hình tổ chức nhà nước và kiến trúc thượng tầng của nền văn hoá Trung Hoa. Do đó, trong thực tế, chỉ có các dân tộc chủ thể mới chịu ảnh hưởng đậm của nền văn hoá này, còn các dân tộc ít người thì ít nhiều chịu ảnh hưởng qua các dân tộc chủ thể mà thôi.
Lịch sử đã buộc các nước Đông Nam Á vốn có chung một mô hình truyền thống, phải bước vào thế trận chống đồng hoá để không ngừng phát triển, và do những điều kiện giao thông thuận lợi nên xu hướng thân thiện láng giềng, tương trợ lẫn nhau là điều dễ hiểu, nói theo kiểu Việt Nam là “bán anh em xa mua láng giềng gần”.
Cũng cần phải lưu ý rằng, nếu chỉ căn cứ vào thư tịch cổ Trung Hoa do các sứ thần và thương gia miêu tả theo hệ quy chiếu của họ, hoặc theo sự ghi chép trên văn bia về công lao được phóng đại của các ông vua thì nhiều quốc gia Đông Nam Á cổ đại được xác định là có một thể chế chặt chẽ, thậm chí có những “đế chế” có nhiều công quốc, chư hầu thần phục và cống nạp kiểu đế chế Trung Hoa.
Nhưng căn cứ vào sự hiệu đính và việc phục nguyên ý nghĩa từ cổ trong văn bản và những phát hiện mới qua thư tịch, qua nguồn tư liệu trên thực địa, thì các quốc gia cổ đại ở đây phần nhiều dựa trên cơ tầng một xã hội cổ truyền mà cơ sở chủ yếu là những gia đình hạt nhân, được tập hợp thành những tế bào – những cấu trúc đúc sẵn: làng, bản, phum, sóc, nổi lên một đẳng cấp quân sự cầm đầu Nhà nước mà nguồn gốc ra đời chưa được xác định.
Tuy nhiên, có thể giả thiết ngay từ bây giờ rằng đẳng cấp quân sự ấy cũng đã cung cấp cái khung đầu tiên cho bộ máy Nhà nước “tập quyền” chắc chắn còn rất lỏng lẻo. Do đó, cơ cấu thành phần tộc người và biên giới của các quốc gia ở đây đầy biến động.
IV. SỰ TIẾP XÚC VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM
Trong các nước Đông Nam Á thì Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa sân sắc nhất (có người đã xếp văn hóa Việt Nam vào khu vực văn hoá Đông Á) và sự tiếp xúc kéo dài xuyên suốt lịch sử văn hoá Việt Nam, thậm chí tiếp thu văn hoá thế giới cũng qua con đường Trung Quốc.
Có hai con đường tiếp xúc: con đường di dân và con đường triều đình. Con đường triều đình mà Triệu Đà và sau này là các thái thú thời Bắc thuộc như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp… mang đến. Đó là những thiết chế Nhà nước, chữ Hán, sách Nho học đủ các loại… Con đường di dân là con đường của những người Hoa dưới tất cả các dạng, sang cộng cư với người Việt mang theo các nghề thủ công, các tục lệ thờ cúng, cưới xin, tang ma… Đó là con đường dân gian.
Thông qua hai con đường đó mà các tầng lớp xã hội Việt Nam chủ yếu là người Kinh, có cách tiếp nhận khác nhau:
– tầng lớp chính trị khai thác hệ Nho giáo, các thể chế Nhà nước, nền từ chương học Trung Quốc nhằm xây dựng kỷ cương của một quốc gia độc lập mà một bộ máy quan lại được tuyển chọn qua thi cử. Cách tiếp cận thường là sao phỏng và được giản lược hoá cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Giới Nho sĩ trí thức học trong nhà trường, nếu không được làm quan thì về làng dạy học, làm nghề thuốc… Họ là tầng lớp chuyển tải văn hoá và có nhiều đóng góp trong việc bản địa hoá văn hoá Hán hoặc quy phạm hoá nền văn hoá dân gian.
– tầng lớp bình dân tiếp cận văn hoá Hán qua con đường truyền khẩu và hỗn dung những yếu tố Hán đã được cải biên vào đời sống thường ngày của họ.
Người Hoa chuyển tải văn hoá theo con đường di dân. Kết qủa là ở Việt Nam hình thành nên một nền văn hoá gồm hai dòng chính: cung đình và dân gian với các mối qua hệ tương tác thúc đẩy nền văn hoá quốc gia. ý thức độc lập, tự cường dân tộc đóng vai trò điều chỉnh suốt quá trình tiếp xúc, quán triệt trong mọi tầng lớp xã hội, nhất là những tầng lớp tinh hoa của dân tộc.
Sự Hán hoá bắt đầu một cách mạnh mẽ từ thời Mã Viện khi nhà Hán cai trị đất Giao Chỉ. Nhưng do chính sách đồng hoá (đồng hoá áp đặt hoặc đồng hoá tự nhiên) nên người Việt đã chống lại kịch liệt. Trong bối cảnh lịch sử đó, Phật giáo đã trở thành chỗ dựa tinh thần chống lại Hán hoá. Bộ máy Nhà nước chỉ thiết lập được ở quận huyện, còn dưới làng xã vẫn mang tính tự trị, chữ Hán chỉ được dùng trong công văn giấy tờ, chỉ có nhà giàu mới theo được. Còn người dân thì tiếp nhận những yếu tố kỹ thuật của mô hình nhà nước, nhất là các hành lang quanh vùng kinh Bắc.
Sự sao phỏng mô hình Trung Hoa được đẩy mạnh trong thời kỳ độc lập. Các triều đại của nhà cước Đại Việt, nhất là từ cuối thời Trần đầu thời Lê đã tự nguyện lựa chọn Nho giáo, cụ thể là Tống Nho làm chỗ dựa tinh thần. Tống Nho còn được gọi là Đạo học, Lý học hoặc Tân Khổng giáo. Điều ngược đời là càng mong xây dựng đất nước hùng mạnh để tránh hiểm hoạ bị xâm lược và đồng hoá, các triều đại quân chủ Việt Nam càng cố theo sát mô hình Trung Hoa. Trong điều kiện đó, sự phát triển của văn hoá Đại Việt, một mặt vẫn có những độ khúc xạ rất lớn đối với nền văn hoá Trung Hoa và một khoảng rất xa trong quan hệ với các triều đại phong kiến Trung Hoa (giữ hoà hiếu thuần phục bên ngoài để đảm bảo độc lập tự chủ bên trong), mặt khác nhìn lên toàn cục, nước Đại Việt ngày càng bị ràng buộc vào quỹ đạo của Trung Hoa như là một định mệnh lịch sử.
Tiếp nhận Nho giáo trên cơ tầng văn hoá bản địa Đông Nam Á, do yêu cầu có một chính quyền vững chắc để chống ngoại xâm, Việt Nam đã phát triển với ba đặc điểm:
Một là có một chế độ quân chủ tập quyền cha truyền con nối, thuần tuý dân sự, tôn giáo tách khỏi nhà nước. Bộ máy cai trị được đào tạo công phu cả về nhân cách lẫn hình thức (văn trị), không có tầng lớp quý tộc nào ăn bám và cát cứ. Sự thống nhất quốc gia dựa trên văn hoá và chính trị, không phải trên thị trường.
Hai là nó có ý thức đầy đủ về một quốc gia, về vai trò nhà nước: công việc rõ ràng, lịch sử được ghi chép đầy đủ, chính quyền thống nhất, có nền văn hiến rộng và rất được coi trọng. Từ thời Lý với câu tuyên ngôn độc lập đầu tiên: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”, đến Nguyễn Trãi, quan niệm về quốc gia được xác định:
“Như Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Sơn hà cương vực đã chia
Phong tục Bắc – Nam cũng khác
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên làm đế một phương
Tuy mạnh yếu có khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có…”
(Trích Bình Ngô Đại Cáo)
Ba là một nước theo Nho giáo rất coi trọng cái “văn” (3). Học vấn do đó được đề cao (nhân bất học bất tri lý). Trong quan hệ cộng đồng lấy lễ làm gốc để xây dựng cuộc sống trật tự, an khang. Theo quan niệm Khổng giáo, trong sự nghiệp “bình thiên hạ”, “dạy tốt hơn cai trị tốt”(Mạnh Tử).
Tất cả những nhân tố đó được cấy lên, nói một cách chính xác, trong môi trường cộng sinh trên mảnh đất Việt Nam nên được sàng lọc, được Việt hoá làm cho nền văn hoá Việt Nam thời quân chủ không những chỉ khác với các nước Đông Nam Á mà cũng rất khác với các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa cũng để lại nhiều hạn chế:
Một là, quan niệm văn hoá của cha ông ta rất hạn hẹp, chỉ có chữ nghĩa văn chương, học để thi đỗ làm quan để hưởng giàu sang phú quý và khinh thường mọi loại lao động kể cả lao động nghệ thuật (xướng ca vô loài). Trong một xã hội mà ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của nhà vua, chế độ phân quyền hưởng dụng không dựa trên quyền sở hữu mà dựa trên một cơ sở tôn ti trật tự phi kinh tế. Do đó đẻ ra chế độ quan lại chỉ biết giành nhau địa vị để
(3)theo luận ngữ: kẻ quân tử học rộng rãi ở văn, ước thúc bằng lễ thì có thể sống không trái đạo nghiệp
hưởng sự phân phối bất bình đẳng. Vì vậy mà con người Việt Nam phải sống với hai nền văn hoá khác nhau: phép vua – lệ làng, chữ Hán – chữ Nôm, đạo Khổng – đạo Phật, văn học bác học – văn học dân gian,…
Nền kinh tế tự túc khép kín dựa trên chế độ công hữu về ruộng đất, bóc lột bằng chế độ cống nạp (nộp cả tô lẫn thuế). Người đi buôn được xếp cuối cùng trong các tầng lớp xã hội: sĩ – nông – công – thương. Nước ta không có ngoại thương (bế quan toả cảng)(4) tất yếu không có chuyên nghiệp từ thủ công nghiệp, công nghiệp đến văn hóa… kết quả là mọi gánh nặng đều đổ lên đầu người dân.
Hai là, một nền kinh tế tự túc khép kín đến tận gia đình thep kiểu “phương thức sản xuất Châu Á” tất yếu sản sinh ra một “chủ nghĩa dân tuý” (populisme)(5) đầy ảo tưởng được biểu hiện rất sõ trong quan hệ cộng đồng ở làng xã, trước hết đó là một thứ “dân chủ công xã”. Làng tuy bó kín trong luỹ tre xanh nhưng là một thứ không gian nhiều chiều. Ở đây có rất nhiều các thân phận xã hội khác nhau. Tất cả sống chung trong khuôn viên một cái làng.
(4)Chính sách đóng cửa thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX
(5)Populisme: Kiểu chính trị nhận là đại diện cho dân thường
KẾT LUẬN
Trên một cơ tầng chung, các dân tộc Đông Nam Á đã tiếp nhận văn hoá Trung Hoa qua những ngả đường khác nhau đan xen chồng chéo, ở mức độ đậm nhạt khác nhau với cách ứng xử không giống nhau để tạo dựng nên những nền văn hoá quốc gia dân tộc. Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cá tính riêng, nhất là lớp người tinh hoa, những người cầm đầu xã hội, mà mỗi dân tộc có sự đam mê riêng, và chính sự đam mê ấy đã để lại những di sản văn hoá rất đa dạng và không giống nhau.
Nhờ bản tính cởi mở, các cư dân Đông Nam Á đã tiếp nhận các nhân tố văn hoá Trung Hoa như các thể chế Nhà nước cùng với chữ viết, những tri thức khoa học, văn hoá nghệ thuật,… Những nhân tố này được cấy lên trên cơ tầng văn hoá Đông Nam Á và được bản địa hoá, tạo nên những phong cách cách tân của khu vực.
Qua đó, có thể nêu ra một số đặc điểm về cách lựa chọn của người Đông Nam Á trong quá trình tiếp biến vơí văn hoá nước ngoài:
Một là, trong hệ giá trị của người Đông Nam Á thì lòng yêu nước, ý thức dân tộc được đề cao. Vì vậy để đất nước được độc lập, người Đông Nam Á sẵn sàng tiếp nhận các yếu tố văn hoá bên ngoài làm cho nền văn hoá của họ trở nên cởi mở, năng động và có tính thích nghi cao.
Hai là, trong tiếp biến văn hoá, để xây dựng nềm văn hoá dân tộc và hiện đại, cư dân Đông Nam Á đã bản địa hoá các yếu tố ngoại sinh theo mĩ cảm của mình, đồng thời đổi mới các yếu tố nội sinh theo hướng hiện đại hoá, tạo nên một cơ cấu văn hoá đồng bộ, đa dạng theo trào lưu thế giới. Khái niệm độ khúc xạ cho phép ta giải mã được cảm thức của người Đông Nam Á trong giao lưu tiếp xúc và đổi mới nền văn hoá.
Ba là, quá trình tiếp biến văn hoá bao giờ cũng trải qua ba bước: lúc đầu là phản ứng chống đối, tiếp đó là cộng sinh và cuối cùng là hoà nhập (các yếu ngoại sinh) và hội nhập (các yếu tố ngoại sinh), từ phân đoạn hoá ra các thành tố, kết hợp với cái hiện đại rồi tái cấu trúc theo hướng hiện đại, đưa ra những mẫu hình văn hoá thích hợp có sức hấp dẫn quần chúng và hướng họ đi theo lý tưởng thẩm mỹ lành mạnh, nhân bản rất dân tộc nhưng cũng rất hiện đại.
Khác với những lần tiếp xúc văn hoá trước đây (bị áp đặt một chiều hay tự phát), tiếp xúc và giao lưu văn hoá trong điều kiện mới của các nước Đông Nam Á thuận lợi hơn nhiều. Với nền độc lập tự chủ, họ có thể chủ động, tự do lựa chọn, khai thác triệt để những lợi thế của mình để làm cho cấu trúc bề mặt của văn hoá thêm đa dạng phong phú, hiện đại và cấu trúc chiều sâu thêm lắng kết để giữ gìn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Đông Nam Á là một khu vực lịch sử văn hoá thống nhất trong sự đa dạng. Tính thống nhất được xây dựng trên cơ tầng văn hoá bản địa đặc sắc của một chỉnh thể văn hoá Đông Nam Á thời tiền sử, tính đa dạng cũng thuộc về bản chất của nền văn hoá đặc sắc ấy khi nó không ngừng tiếp biến với các nền văn hoá khác để thâu nhận, để biến cải và phát triển trong suốt hàng ngàn năm qua.
Ngày nay gia tài văn hoá đa dạng nhưng thống nhất, bản lĩnh văn hoá vững vàng và kinh nghiệm tiếp biến văn hoá phong phú ấy sẽ đem tới cho chủ nhân văn hoá trong khu vực những lợi thế để phát triển quốc gia, để hội nhập khu vực và hội nhập tốt vào thế giới trong xu thế toàn cầu hoá
———————————–
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đối thoại với các nền văn hoá, Nxb Trẻ, 2003.
Cao Thụ Huân (cb), Pháp quy và cơ cấu văn hoá Trung Quốc, Nxb Thế giới, 2002.
Đặng Đức Siêu, Hành trình văn hoá Việt Nam, Nxb Lao động, 2002.
GS.TS. Phạm Đức Dương, Từ văn hoá đến văn hoá học, Viện Văn học và Nxb Văn hoá Thông tin, 2002.
GS.TS. Phạm Đức Dương – Trần thị Thu Lương, Văn hoá Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, 2001.
X. Carpusina – V. Carpusin, Lịch sử văn hoá thế giới, Nxb Thế giới, 2003.
http:/www.google/asean/culture.
Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa đến văn hóa các nước Đông Nam Á.doc