Đề tài Đạo giáo và văn hoá Việt Nam – Luận văn, đồ án, luan van, do an
Đạo giáo được hình thành trong phát triển nông dân khởi nghĩa vùng Nam Trung Hoa vào thế kỷ II sau công nguyên, cơ sở lý luận của nó là Đạo gia, đó là triết thuyết do Lão Tử và Trang Tử đề xướng và hoàn thiện. Bởi vậy còn gọi là học thuyết Lão – Trang.
Công lao của Lão Tử chính là đã học thuyết hoá những tư tưởng triết lý của truyền thống văn hoá nông nghiêp phương Nam. Đạo của Lão Tử là một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên, cái có sẵn một cách tự nhiên “người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự nhiên”. Nó là nguồn gốc của vạn vật. Đức là biểu hiện cụ thể của Đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật, nhưng làm cho vật nào thành ra vật ấy là tồn tại được trong vũ trụ là do Đức. Sự sinh hoá từ Đạo ra Đức, từ Đức trở về ở Lão Tử thấm nhuần sâu sắc tinh thần biện chứng âm dương của triết lý nông nghiêp. Được chi phối bởi luật quân bình âm dương, vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách hợp lý, công bằng, chu đáo và do vậy mà màu nhiệm. Từ đây, Lão tử suy ra triết lý sống tối ưu là muốn làm việc gì, phải đi từ điểm đối lập, phải vô vi (không làm). Vô vi không có nghĩa là hoàn toàn không làm gì, mà là hoà nhập với tự nhiên đừng làm gì thái quá. Vì làm gì thái quá thì theo luật âm đương “vật cực tác phẩm” kết quả thu được còn tệ hại hơn là hoàn toàn không làm gì.
6 trang
|
Chia sẻ: vietpd
| Lượt xem: 4986
| Lượt tải: 10
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đạo giáo và văn hoá Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO GIÁO VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Đạo giáo được hình thành trong phát triển nông dân khởi nghĩa vùng Nam Trung Hoa vào thế kỷ II sau công nguyên, cơ sở lý luận của nó là Đạo gia, đó là triết thuyết do Lão Tử và Trang Tử đề xướng và hoàn thiện. Bởi vậy còn gọi là học thuyết Lão – Trang.
Công lao của Lão Tử chính là đã học thuyết hoá những tư tưởng triết lý của truyền thống văn hoá nông nghiêp phương Nam. Đạo của Lão Tử là một khái niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên, cái có sẵn một cách tự nhiên “người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự nhiên”. Nó là nguồn gốc của vạn vật. Đức là biểu hiện cụ thể của Đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật, nhưng làm cho vật nào thành ra vật ấy là tồn tại được trong vũ trụ là do Đức. Sự sinh hoá từ Đạo ra Đức, từ Đức trở về ở Lão Tử thấm nhuần sâu sắc tinh thần biện chứng âm dương của triết lý nông nghiêp. Được chi phối bởi luật quân bình âm dương, vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên một cách hợp lý, công bằng, chu đáo và do vậy mà màu nhiệm. Từ đây, Lão tử suy ra triết lý sống tối ưu là muốn làm việc gì, phải đi từ điểm đối lập, phải vô vi (không làm). Vô vi không có nghĩa là hoàn toàn không làm gì, mà là hoà nhập với tự nhiên đừng làm gì thái quá. Vì làm gì thái quá thì theo luật âm đương “vật cực tác phẩm” kết quả thu được còn tệ hại hơn là hoàn toàn không làm gì.
Mãi đến Trang Tử (khoảng 369 – 286 TCN) học thuyết của Lão Tử mới lại được người đời chú ý. Trong lĩnh vực nhận thức và lĩnh vực xã hội, Trang Tử đã phát triển tư tưởng biện chứng của Lão Tử. Nhưng điều quan trọng là ông đã đề xuất biện pháp đẩy phép vô vi với chủ trương sống hoà mình với tự nhiên của Lão Tử tới mức cực đoan thành chủ yếu thoát thế tục, trở về xã hội nguyên thuỷ “núi không đường đi, đầm không cầu thuyền, muôn vật chung sống, làng xóm liên tiếp cùng ở với cầm thú”.
Trong hoàn cảnh loạn li cuối thời Đông Hán (thế kỷ II) tư tưởng của Lão Tử cộng với chất duy tâm mà Trang Tử đưa vào đã trở thành cơ sở cho việc thần bí hoá đạo gia thành đạo giáo. Đạo giáo trong những thế kỷ sau đã tạo thêm nhiều kinh sách, đoàn hội, nghi lễ và pháp thuật mới nhưng vai trò cơ bản của đạo giáo trong lịch sử Trung Hoa vẫn dựa vào triết học của Đạo học và các nghi lễ, các thần tiện, đạo sĩ và công cuộc tìm kiếm sự trường sinh bất tử.
Nội dung Đạo của Khổng tử không mang tính cách mạng và mới mẻ so với đạo lý truyền thống Trung Hoa. Theo ông, mọi sự tồi tệ là vì người ta vi phạm các giá trị đạo đức truyền thống mà nguyên do là sự xa rời những mẫu mực xã hội thời chu. Các vương hầu cai trị đất nước bằng các hình phạt và luật pháp hà khắc, vì vậy đã làm cho dân chúng căm hờn. Điều đó làm con người ta phải trở về với những nguyên tắc đạo đức căn bản được ban bố vào đầu thời Chu.
Con người phải có “nhân”, trong mỗi người đều tiềm tàng nhân tính căn bản, điều khiển mọi người hành động ích kỷ và có hại cho người khác là ảnh hưởng của sự rối loạn trạt tự xã hội và sự vô đạo đức của người cầm quyền.
Dân cần có kỷ luật mà tốt nhất là tu nhân theo truyền thống cổ nhân. Đây là then chốt của thuận hoà, thái bình và thịnh vượng.
Khổng Tử dẫn học trò của mình nghiên cứu các kinh điển của các vua hiền minh đời trước. Nguyên tắc hàng đầu trong lối sống là lễ nghi và các hiến tế với các bậc tổ phụ. Cái cốt yếu của khuôn phép là đạo hiếu của con cháu với ông bà, cha mẹ. Mục đích của việc thực hành lễ là lập nên những mối quan hệ khuôn phép với gia đình và xã hội. Khi những quan hệ bên ngoài nề nếp thì bản chất bên trong cũng vào khuôn phép thực hành theo lễ là để hướng tới Nhân.
Khổng Tử gọi những gì ông truyền dạy và thực hành là Đạo để chỉ các phép tắc chuyển vận của trời đất, tuân theo Đạo là để giữ hoà thuận với tổ tiên và quỷ thần, hài hoà với các khí âm dương và Ngũ hành.
Nhưng mối quan tâm của Khổng Tử không phải là những khía cạnh mà ta coi là “tôn giáo” của Đạo như: thượng đế, quỷ thần, các mãnh lực tự nhiên mà là đời sống con người trong khuôn khổ gia đình và xã hội. Ông nói “Chưa biết thờ người thì làm sao biết thờ thần”, “chưa biết cái sống thì làm sao biết cái chết”. Chất tôn giáo sâu xa nằm trong niềm xác tín của ông rằng trời là đấng tối thiên trị “Đạo của ta mà thành được đó là mệnh. Nếu không thành được, đó là mệnh khuông phó liêu làm gì được mệnh”.
Với bộ kinh thư, gồm ngũ kinh. Khổng Tử đã kiến lập một kiểu mẫu về cuộc đời học tập gây ảnh hưởng lớn trong sự định hình đời sống Trung Hoa. Đó là:
+ Kinh Thư: ghi lại lời nói, hành vi của các vua từ thời vua Nghiêu đến thời Chu.
+ Kinh Thi: gồm hơn 300 bài thơ xuất hiện hầu hết thời đầu Chu, nêu những tấm gương tinh hoa và cái đẹp.
+ Kinh Dịch: nói về thuật bói toán và các phép tắc của trời đất.
+ Kinh Lễ: là văn bản và nghi lễ, mô tả chi tiết và diễn giải nghi lễ của vua thời trước, cùng những giáo huấn mang tính triết lý.
+ Kinh Xuân Thu: là cuốn Lỗ Sử, nói về quê hương của Khổng Tử.
Còn với Lão Tử, Đạo được thực hiện trong những quan hệ xã hội, quan hệ vua tôi và các quan hệ tương tự. Lão Tử đã cho ra đời cuốn Đạo đức Kinh (Kinh điển về Đạo và quyền năng của Đạo). Ông cho rằng: trong cái yếu ớt, thụ động có một sức mạnh. Những thứ mềm mại nhất trong thế gian khắc chế được những thứ cứng rắn nhất.
Cùng với sự ra đời, hình thành, là sự phát triển của Đạo giáo qua các thời kì lịch sử khác nhau.
Vào cuối thời Hán, có một phong trào tôn giáo là phong trào “khăn vàng” gồm những người theo đạo Kinh là Kinh Thái Bình. Nhóm đạo giáo quan trọng nhất là phong trào Thiên Sư đạo. Vị thiên sư đầu tiên là Trương Đạo Lăng, được coi là “Giáo Tổ” của Đạo giáo. Đến thời Đường (618-907) Đạo Giáo nhận được sự hậu thuẫn của một số đời vua. Vua Đường Cao Tông (641-683) truy phong tước Đế cho Lão Tử, nhận ông là Triệu Tổ của Hoàng Gia. Thế lực của Đạo giáo lên đến tột đỉnh cùng với việc đàn áp phật giáo và các tôn giáo phi Trung Quốc Môn giáo quan trọng nhất thời này là Mao Sơn ở núi Mao Sơn. Lãnh tụ nổi bật là Tư Mã Thánh Chân (647-7350.
Thời Tống (960 ( 1280) Vương Triết (1113 ( 1170) sáng lập môn phái Toàn Chân. Môn phái này hướng tới một đời sống nghiêm ngặt. Các đạo sĩ sống tập trung, độc thân, kiêng rượu thịt. Năm 1222 môn phái này tới Mông Cổ và chiếm ưu thế trong một thời gian dài. Nhưng trong quá trình truyền đạo, họ đã giảng rằng Đức phật chỉ là một trong 80 hoá thân của Lão Tử thì Hốt Tất Liệt đã nổi giận và xuống chỉ tiêu huỷ các Đạo Kinh và bắt các đạo sĩ hoàn tục, từ đấy môn phái này bị lu mờ dần.
Một môn phái khác là “Chính Nhất”, không chủ trương độc thân như Toàn Chân giáo mà không chay tịnh kiêng khem. Họ truyền các thuật pháp trong phạm vi gia đình.
Dưới thời Minh (1368 ( 1644) và thời Thanh (1644 ( 1912) và trong thời hiện đại, các đạo giáo không được chuẩn y vẫn sinh sôi nảy nở. Điều này tạo nên sự phân cực giữa các môn phái cổ truyền với các đạo sĩ dân gian xuất thân sở tại tức là các môn phái “chính thống” và “phi chính thống”.
Ở Việt Nam, ảnh hưởng của Đạo giáo triết học chủ yếu diễn ra trong tầng lớp nho sĩ nhưng không đậm nét. Đạo giáo khuyến cáo con người sống theo tự nhiên, tu hành đắc đạo thành tiên. Người Việt Nam với căn tính là nông dân, nguồn gốc nông nghiệp là chính do đó cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên. Do đó họ rất sùng bái ma thuật, phù phép, tin vào các lá bùa, những câu thần chú…
Vì vậy để hiểu tại sao Đạo giáo, trưcớ hết là Đạo Giáo phù thuỷ rất phù hợp với tín ngưỡng dân gian và nó bổ sung nhiều điều mà tín ngưỡng dân gian không có, bởi đó là những hi vọng của con người muốn vượt qua mọi bệnh tật, khổ đau. Đạo giáo phù thuỷ đã thâm nhập nhanh chóng vào Việt Nam và hoà quyện dễ dàng với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền tới mức không còn ranh giới nữa.
Một sự khác biệt không kém phần quan trọng giữa Nho giáo và Đạo giáo đó là, trong khi Nho giáo vốn mang bản chất của một công cụ tổ chức xã hội, và với Hán Nho nó thực sự trở thành vũ khí của kẻ thống trị thì Đạo giáo, trên cơ sở thuyết vô vi, lại mang sẵn trong mình tưtưởng phản kháng giai cấp thống trị. Đạo giáo đã được người dân sử dụng làm vũ khí chống lại kẻ thù. Ngay từ khi thâm nhập vào Việt Nam nó đã trởthành vũ khí chống lại phong kiến phương Bắc rồi vào thời kì phong kiến, Đạo giáo thường được dùng để thu hút nông dân tham gia vào các cuộc bạo động chống lại cường hào ác bá địa phương và quan lại trung ương.
Ngay đến thời chống Pháp, để đối phó với kẻ thù có súng đạn nhiều cuộc khởi nghĩa đã tích cực sử dụng ma thuật phù thủy làm vũ khí tinh thần, VS: Mạc Đĩnh Phúc khởi nghĩa năm 1895 ở các tỉnh miền biển Bắc Bộ, tuyên truyền rằng mình có phép làm cho pháp quay lại bắn Pháp…
Thần điện của đạo giáo phù thuỷ Việt Nam thờ nhiều vị thần, như Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái thượng Lão quân, Thần Trần Vũ, quan Thánh Đế. Bên cạnh đó còn thờ nhiều vị thần do Việt Nam xây dựng như : Trần Hưng Đạo – được coi là có tài trừ tà ma cứu nạn cho dân nên được gọi là Đức Thánh Trần, Liễu Hạnh được coi là nàng tiên có nhiều phép thần thông luôn phù hộ cho dân nên được tôn là bà chúa Liễu. Ngoài ra các pháp sư còn hay thờ các thần Tam Bành, Độc Cước, Huyền Đàn, ông Năm Đinh Quan lớn Tuần Tranh.
Người Việt Nam tin theo đạo giáo thần tiên vì người Việt vốn có tinh thân lạc quan, muốn có cuộc đời dài lâu, muốn có cuộc sống tốt đẹp. Mang tính phổbiến trong Đạo giáo thần tiên ở Việt Nam là phái Nội tu. Người Việt thờ Chử Đồng Tử làm ông tổ của Đạo giáo Việt Nam gọi là Chử Đạo Tổ. Giới sĩ phu Việt Nam xưa thường vùng nhau tổ chức phụ tiên để cầu hỏi cơ trời, hỏi chuyện thời thế, đại sự, cát hung… Nhiều đàn phụ tiên từng nổi danh một thời như đền Ngọc sơn, đến Tản Viên, đền Đào xá… Đầu thế kỷ XX các đàn cầu tiên mọc lên khắp nơi, đóng vai trò quan trọng trong việc cổ vũ tinh thần dân tộc và yêu nưcớ, chống Pháp.
Gần với Đạo giáo thần tiên là khuynh hướng ưa thanh tịnh nhân lạc. Hầu hết các nhà nho Việt Nam đều mang tư tưởng nay. Sinh không gặp thời, gặp chuyện bất bình trong chốn quan trường hay khi về nhà, các cụ thường lui về ẩn dật, tìm thú vui nơi thiên nhiên, bên chén rượu, khi cuộc cờ hay làm thơ xướng hoạ. Sống điều độ với tinh thần thanh thản trong khung cảnh thiên nhiên trong lành chính là một cách dương sinh vậy, đó là Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Huy Ích, Nguyễn Công Trứ… đều là những ví dụ điển hình.
Ở Việt Nam, Đạo giáo đã tàn lụi từ lâu, dấu vết hoạt động cuối cùng của nó là Sự kiện nhóm tín đồ xuất bản vào năm 1933 ở Sai Gòn một bộ sách mang tên Đạo giáo, viết theo tinh thần tôn giáo. Đến nay hiện tượng như Đồng Bóng, đội bát nhang, bù chú… vẫn lưu truyền, nhưng chúng chỉ còn là những di sản của tín ngưỡng dân gian truyền thống mà thôi./.