Đề tài NCKH cấp Bộ “Nghiên cứu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch ở Việt Nam” – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR)

PHẦN MỞ ĐẦU

 

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Tính mùa vụ du lịch

1.1. Khái niệm

1.2. Bản chất

1.3. Các đặc điểm của tính mùa vụ du lịch

2. Các yếu tố hình thành tính mùa vụ du lịch

2.1. Tài nguyên du lịch

2.1.1. Khái niệm

2.1.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch

2.1.3. Phân loại tài nguyên du lịch

2.1.4. Tác động của tài nguyên du lịch đến việc hình thành tính mùa vụ du lịch

2.2. “Cầu” du lịch

2.2.1. Khái niệm

2.2.2. Các đặc điểm của “Cầu du lịch”

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành “Cầu du lịch”

2.2.4. Tác động của “Cầu du lịch” đến việc hình thành tính mùa vụ du lịch

2.3. “Cung” du lịch

2.3.1. Khái niệm

2.3.2. Các đặc tính của “Cung du lịch”

2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành “Cung du lịch”

2.3.4. Tác động của “Cung du lịch đến việc hình thành tính mùa vụ du lịch

3. Tác động của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch

3.1. Tác động đến công tác tổ chức quản lý và hiệu quả kinh doanh

3.2. Tác động đến tài nguyên và môi trường du lịch

3.3. Các tác động đến kinh tế – xã hội

3.4. Tác động đến bản thân du khách

4. Xác định chỉ số và mức dao động của lượng khách do ảnh hưởng của Tính mùa vụ du lịch

4.1. Đường biểu diễn Lorenz (Hình 1)

4.2. Chỉ số tập trung GINI

4.3. Mức dao động theo chuỗi thời gian:

 

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THỜI VỤ  ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM

1. Tác động của tính mùa vụ đối với hoạt động của một số loại hình du lịch chủ yếu ở Việt Nam

1.1. Du lịch biển

1.2. Du lịch núi

1.3. Du lịch lễ hội

1.4. Du lịch tham quan nghiên cứu

2. Thực trạng về tính mùa vụ trong hoạt động ở một số khu du lịch của Việt Nam

2.1. Khu du lịch Sầm Sơn – Thanh Hoá

2.3. Khu du lịch SaPa tỉnh Lào Cai

2.4. Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng

2.5. Khu du lịch Chùa Hương – tỉnh Hà Tây

2.6. Khu du lịch Núi Bà Đen – tỉnh Tây Ninh

2.7. Cố đô Huế

3. Nhận xét chung

 

CHƯƠNG III:  MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH

1. Phương hướng giảm thiểu tác động của tính mùa vụ du lịch

2. Một số giải pháp khắc phục tính thời vụ

2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

2.2. Tăng mức độ sẵn sàng đón tiếp khách trong toàn năm

2.3. Điều tiết bằng giá

2.4. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo thu hút khách ngoài mùa vụ du lịch chính với mục đích điều chỉnh

2.5. Sử dụng biện pháp hành chính

2.6. Chủ động phương án sử dụng nhân sự và cơ sở vật chất kỹ thuật trong mùa vụ thấp điểm

 

KẾT LUẬN

 

DANH MỤC PHỤ LỤC

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tính cấp thiết của đề tài:

Tính mùa vụ được hiểu là sự mất cân đối về “Cung” và “Cầu” du lịch trong một không gian cụ thể như một hiện tượng của du lịch và được thể hiện ở sự thay đổi số lượng khách, mức chi tiêu của khách, lao động trong du lịch và tính hấp dẫn của điểm du lịch. Tính mùa vụ gây nên những khó khăn trong kinh doanh du lịch, duy trì đội ngũ cán bộ, giảm hiệu quả đầu tư và gây nên những rủi ro hoặc tạo nên sự quá tải về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong mùa du lịch và ngược lại sự lãng phí cơ sở vật chất trong mùa vắng khách.

 

Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hoạt động du lịch của nước ta bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ du lịch trên bình diện quốc gia nói chung và các điểm du lịch nói riêng. Điều này đang làm đau đầu các nhà quản lý, hoạch định chính sách và các nhà doanh nghiệp. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này các nghiên cứu về tính mùa vụ trong du lịch chỉ dừng lại ở một số bài viết trên các tạp chí hoặc những cố gắng riêng lẻ của các doanh nghiệp mà chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào để đưa ra những luận cứ khoa học về bản chất, nguyên nhân hình thành, hướng tác động cũng như các giải pháp giảm thiểu tác động của tính mùa vụ du lịch. Vấn đề đặt ra là xác định được những yếu tố chính của hiện tượng này làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch. Chính vì vậy việc nghiên cứu tính mùa vụ du lịch không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động phát triển du lịch của nước ta.

 

 

Mục tiêu nghiên cứu:

Xác lập cơ sở khoa học về ảnh hưởng của tính thời vụ trong hoạt động du lịch góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch.

 

Phạm vi nghiên cứu:

– Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính mùa vụ du lịch và ảnh hưởng của nó đến hoạt động của một số điểm du lịch đại diện cho các loại hình du lịch trên phạm vi toàn quốc. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài chỉ chọn những điểm có tính chất đặc trưng cho một số loại hình du lịch cơ bản ở Việt Nam.
            – Thời gian nghiên cứu đánh giá hiện trạng sẽ tập trung từ năm 1997 đến 1999 đối với những điểm được lựa chọn.

 

Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài bao gồm:

            – Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống

– Phương pháp toán thống kê và thống kê du lịch

            – Phương pháp điều tra thực địa

– Phương pháp chuyên gia

 

Các nội dung nghiên cứu chính:

Tổng quan những vấn đề lý luận về tính thời vụ và những vấn đề có liên quan trong hoạt động du lịch.

– Nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng (mức độ, phạm vi) của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch.

– Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế những ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch.

 

Kết quả chính đã đạt được của đề tài:

– Hệ thống hoá các vấn đề về cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn về tính thời vụ du lịch bao gồm:

+ Các khái niệm về: tính thời vụ du lịch, bản chất của tính thời vụ du lịch, các đặc điểm về tính thời vụ du lịch.

+ Xác định các yếu tố hình thành tính thời vụ du lịch như yếu tố tài nguyên “cầu” du lịch, “cung” du lịch.

+ Tác động của tính thời vụ đến hoạt động du lịch: đến công tác tổ chức quản lý và hiệu quả kinh doanh, đến tài nguyên và môi trường du lịch và đến kinh tế – xã hội.

+ Xác định chỉ số và mức lao động của lượng khách do ảnh hưởng của tính thời vụ du lịch: đường biểu diễn Lorenz, chỉ số tập trung GINI, mức dao động theo chuỗi thời gian.

– Phân tích, đánh giá tác động của tính thời vụ đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam:

+ Tác động của tính thời vụ đối với hoạt động của một số loại hình du lịch chủ yếu ở Việt Nam bao gồm: du lịch biển, du lịch núi, du lịch lễ hội và du lịch tham quan nghiên cứu.

+ Thực trạng về tính thời vụ trong hoạt động du lịch ở một số khu vực du lịch của Việt Nam bao gồm các khu du lịch: Sầm Sơn, Vũng Tàu, SaPa, Đà Lạt, Chùa Hương, Núi Bà Đen, Cố Đô Huế.

– Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của tính thời vụ đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam bao gồm:

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

+ Tăng mức độ sẵn sàng đón tiếp khách trong toàn năm

+ Điều tiết bằng giá

+ Tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo

+ Sử dụng biện pháp hành chính

+ Chủ động phương án sử dụng nhân sự và cơ sở vật chất kỹ thuật

 

Khả năng ứng dụng thực tế:

Là căn cứ để xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng của tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch ở những vùng lãnh thổ khác nhau với những mức độ ảnh hưởng khác nhau.

– Có giá trị tham khảo quan trọng trong công tác nghiên cứu.

 

 

            Địa chỉ ứng dụng:

– Các cơ quan hoạch địch chính sách chiến lược, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch.

– Các địa phương và các doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, dịch vụ.

– Các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy.