Đề tài Những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật Anh và Mỹ – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp
Trong cấu trúc nguồn luật cùng có Án lệ, các văn bản pháp luật và các tác phẩm của các học gia pháp lý có uy tín.
– Án lệ được thừa nhận là một nguồn chính thống, thậm chí về mặt thực tế còn chiếm ưu thế hơn so với luật thành văn. Án lệ của Anh và Mĩ đều có chung nguyên tắc “Stare decisis”, có nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đó, có sự ràng buộc giữa các phán quyết của các tòa án với nhau, đều được ghi chép, xuất bản để sử dụng (tuy rằng ở Mỹ có số lượng ít hơn).
– Cả Anh và Mỹ đều thừa nhận và sử dụng các tác phẩm của các học giả pháp lí giống như là một nguồn luật. Các tác phẩm này là những cuốn sách giành cho sinh viên gồm một tập hoặc một bộ nhiều tập sách giành cho các chuyên gia luật. Các tác phẩm này thường được trích dẫn bởi các luật sư và thẩm phán trong quá trình hành nghề luật.
– Luật thành văn ngày càng được coi trọng trong hệ thống nguồn luật của cả hai quốc gia.
4 trang
|
Chia sẻ: ngtr9097
| Lượt xem: 5673
| Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật Anh và Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mặc dù cùng thuộc dòng họ Common Law nhưng cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp luật của Anh và hệ thống pháp luật Mỹ ngoài những điểm tương đồng thì cũng có những điểm khác biệt nhất định, biểu hiện như sau:
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG TRONG CẤU TRÚC NGUỒN LUẬT CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT MỸ
– Trong cấu trúc nguồn luật cùng có Án lệ, các văn bản pháp luật và các tác phẩm của các học gia pháp lý có uy tín.
– Án lệ được thừa nhận là một nguồn chính thống, thậm chí về mặt thực tế còn chiếm ưu thế hơn so với luật thành văn. Án lệ của Anh và Mĩ đều có chung nguyên tắc “Stare decisis”, có nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đó, có sự ràng buộc giữa các phán quyết của các tòa án với nhau, đều được ghi chép, xuất bản để sử dụng (tuy rằng ở Mỹ có số lượng ít hơn).
– Cả Anh và Mỹ đều thừa nhận và sử dụng các tác phẩm của các học giả pháp lí giống như là một nguồn luật. Các tác phẩm này là những cuốn sách giành cho sinh viên gồm một tập hoặc một bộ nhiều tập sách giành cho các chuyên gia luật. Các tác phẩm này thường được trích dẫn bởi các luật sư và thẩm phán trong quá trình hành nghề luật.
– Luật thành văn ngày càng được coi trọng trong hệ thống nguồn luật của cả hai quốc gia.
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG CẤU TRÚC NGUỒN LUẬT CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT MỸ
1. Điểm khác biệt mang tính chất chung
– Số lượng nguồn luật của hệ thống pháp luật Anh phong phú hơn: Nếu như trong hệ thống pháp luật Mỹ chỉ có 3 loại nguồn là : Án lệ; Luật thành văn và các tác phẩm của các học gia pháp lý thì ở Anh có 5 loại nguồn: Án lệ; Luật thành văn; Luật của liên Minh Châu Âu; Tập quá pháp địa phương (Particular Customs) và các tác phẩm có uy tín; Trong luật bất thành văn của Mỹ chỉ có Án lệ thì ở Anh có ba loại: Tập quán phổ biến từ thời thượng cổ (các phán quyết của Tòa gồm cả Án lệ của Tòa án hoàng gia và luật công lý), tập quán hoặc luật lệ địa phương (particular customs or laws) và luật cá biệt (peculiar laws); Trong luật thành văn của Anh chia ra thành các văn bản do thượng nghị viện trực tiếp hoặc ủy quyền ban hành thì ở Mỹ lại chia thành các văn bản với các tên gọi cụ thể: Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành.
2. Những điểm khác biệt trong một số loại nguồn cụ thể
2.1. Án lệ
Đối với Anh thì án lệ rất được coi trọng, còn ở Mỹ thì bị hạn chế phần nào đó hơn so với ở Anh.
Án lệ của Mĩ được áp dụng với một vài giới hạn quan trọng như: tòa tối cao của các bang của Mĩ không chịu sự ràng buộc bởi phán quyết trước đó của chính mình. Trong khi đó, ở Anh, việc bám sát vào tiền lệ pháp trong hoạt động xét xử là yêu cầu nghiêm ngặt.
Trong nhiều năm, Thượng nghị viện, tòa án cao nhất ở Anh đã tự cho rằng mình phải tuyệt đối tuân thủ các phán quyết trong quá khứ của chính mình. Ngày nay, quyết định của tòa án vẫn bị giới hạn nghiêm ngặt trong kết quả của các phán quyết trong quá khứ (tiền lệ pháp), vì vậy phát triển chậm chạp và chỉ trong những giới hạn quy định. Tuy nhiên, chỉ những bản án được xuất bản mới trở thành án lệ và có giá trị ràng buộc.
Ở Mĩ, tiền lệ pháp của mỗi bang chỉ hoạt động trong phạm vi của bang mình và phán quyết của các bang không chịu sự ràng buộc với nhau, tuy nhiên các án lệ cũng vẫn được thừa nhận. Trong các bản án cũng dành rất nhiều chỗ cho quan điểm của thẩm phán về chính sách chung, đặc biệt những vụ việc mà tòa án coi là quan trọng.
So với các thẩm phán Anh, thẩm phán Mĩ rõ ràng đề cập nhiều hơn tới hệ quả thực tiễn của một phán quyết và liệu những hệ quả này có phù hợp với nhu cầu chính sách hơn là với sự kiên định của người thẩm phán trong việc xét xử vụ việc hiện tại trong mối quan hệ với tiền lệ pháp.
2.2. Luật thành văn
Luật thành văn ở Mỹ luôn được chú trọng phát triển hơn ở Anh và nó được thể hiện như sau:
2.2.1. Hiến pháp
Anh là nước không có hiến pháp thành văn. (hiến pháp được rút ra từ những loại nguồn khác nhau), Các qui định có bản chất của hiến pháp Anh có thể tìm thấy trong đặc quyền Hoàng gia, trong một số truyền thống và một số án lệ cũng như văn bản pháp luật do Nghị viện ban hành và gần đây còn nằm trong cả một số đạo luật của Liên minh Châu Âu. Magna Carta năm 1215 được coi là bản hiến pháp đầu tiên của Anh, thừa nhận quyền con người. Ngày nay, một số đạo luật quan trọng làm thành Hiến pháp Anh phải kể đến gồm: Luật quyền con người năm 1688, Luật kế vị ngai vàng năm 1701, Luật đình quyền giam giữ năm 1679, Luật hợp nhất với Scotland 1707 và gần đây nhất là Luật Cộng đồng châu Âu.
Trái với Anh, nước Mỹ có hiến pháp thành văn: Liên bang và các bang đều có hiến pháp viết. Hiến pháp Mỹ được ban hành năm 1787 và được coi là đạo luật cơ bản của quốc gia. Do đó, bất kể nguồn luật nào trên nước Mỹ, kể cả luật của liên bang hay các bang đều không được trái với nội dung Hiến pháp như đã được Tòa án tối cao Mỹ giải thích. Mỹ là một nước liên bang, mỗi tiểu bang của Mỹ đều có hiến pháp riêng mà theo cách giải thích của tòa án tối cao của tiểu bang, hiến pháp có hiệu lực cao hơn các đạo luật khác của tiểu bang nhưng phải phù hợp với hiến pháp liên bang.
– Việc ghi nhận quyền con người
Nếu như ở Anh, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1215 đã thừa nhận quyền con người với 4 quyền năng chính: Quyền bình đẳng trước công lí, Quyền được tòa án xét xử trước khi bị bỏ tù hoặc bị tước đoạt tài sản, Quyền không bị phạt tiền đến mức phá sản và Quyền không bị tước đoạt kế sinh nhai, thì khi mới ra đời, hiến pháp Mỹ không qui định về quyền con người mà quyền này chỉ được đưa vào nội dung Hiến pháp sau lần sửa đổi bản hiến pháp lần thứ mười. Những sửa đổi này được tiến hành giữa năm 1789 và 1791.
– Thừa nhận nguyên tắc giám sát bằng thủ tục tư pháp
Một điểm khác biệt cũng khá điển hình giữa Hiến pháp Anh và hiến pháp Mỹ là việc thừa nhận nguyên tắc giám sát bằng thủ tục tư pháp đối với tính hợp hiến của các văn bản pháp luật của Hiến pháp Mỹ thì không được biết đến ở Anh trong quá khứ.
2.2.2. Luật
Nếu như ở Mỹ đã xác định được hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ xã hội cụ thể, rất đồ sộ và khoa học, đặc biệt tốc độ soạn thảo văn bản pháp luật là rất nhanh nhưng vẫn không kém phần hiệu quả, thể hiện trình độ lập pháp và sự coi trọng luật thành văn của Mỹ rất cao, nhanh chóng, kịp thời cho ra đời các loại văn bản điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong đời sống xã hội trong khi đó thì ở Anh chưa có các văn bản pháp luật đó và chưa làm được những điều đó; Các văn bản pháp luật ở Anh gồm các văn bản pháp luật do Nghị viện trực tiếp ban hành và các văn bản pháp luật Nghị viện ủy quyền ban hành: Luật, luật thống nhất và luật hệ thống hóa.
Luật do nghị viện ban hành có hiệu lực cao hơn án lệ do thẩm phán làm ra. Luật thường được bổ sung hoặc thay thế án lệ.
Luật thống nhất được soạn thảo đề thay thế và trình bày lại tất cả những đạo luật được ban hành trước đó về lĩnh vực cụ thể nào đó.
Luật hệ thống hóa là đạo luật chứa đựng một cách toàn diện tất cả những luật điều chỉnh lĩnh vực nhất định.
Còn ở Mỹ có rất nhiều đạo luật cả ở cấp liên bang và cấp bang. Hiến pháp Mỹ qui định luật Liên bang có giá trị pháp lí cao hơn luật của các bang. Trừ Hiến pháp Mỹ, các đạo luật do quốc hội Mỹ thông qua có giá trị pháp lí cao nhất, cao hơn cả phán quyết của tòa án cấp liên bang và cấp bang và cao hơn các đạo luật tương ứng của các bang.
Nếu như ở Anh, chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật ở địa phương thì chính quyền mỗi bang của Mỹ cũng đều có quyền ban hành luật riêng áp dụng trong bang. Phần lớn luật thành văn của các bang vẫn luôn độc lập tuyệt đối với luật thành văn của các bang khác.
Như vậy, thông qua việc so sánh hai cấu trúc nguồn luật của hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ có thể đi đến kết luận: Cấu trúc hệ thống nguồn luật Anh đa dạng, phong phú hơn cấu trúc hệ thống nguồn luật Mỹ và vai trò của các loại nguồn khác nhau trong cấu trúc nguồn của hai hệ thống pháp luật này là cũng không giống nhau.