Để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội (kỳ 2)
Cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước, Quảng Ngãi là địa phương có bề dày truyền thống cách mạng, kiên cường, bất khuất, anh dũng, là nơi đã sản sinh ra nhiều chí sĩ cách mạng nổi tiếng, nhiều chiến sĩ cộng sản ưu tú làm rạng rỡ quê hương núi Ấn, sông Trà.
Cách đây hàng nghìn năm, Quảng Ngãi là trung tâm, chiếc nôi của văn hóa Sa Huỳnh – một trong những nền văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Con người Quảng Ngãi thì có lòng yêu nước nồng nàn, nhiều người được vinh danh trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, như: Thiếu phó Trần Quang Diệu, Đô đốc Trương Đăng Đồ, Trấn thủ thành Gia Định Vũ Duy Ninh, Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định…
Cách đây hàng nghìn năm, Quảng Ngãi là trung tâm, chiếc nôi của văn hóa Sa Huỳnh – một trong những nền văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Con người Quảng Ngãi thì có lòng yêu nước nồng nàn, nhiều người được vinh danh trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, như: Thiếu phó Trần Quang Diệu, Đô đốc Trương Đăng Đồ, Trấn thủ thành Gia Định Vũ Duy Ninh, Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định…
“Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, tại vùng cửa biển Sa Kỳ và Lý Sơn đã hình thành Đội Hoàng Sa, sau còn kiêm quản Bắc Hải. Trong quá trình hoạt động, đội hùng binh này không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, mà còn hun đúc nên nhiều thế hệ binh phu Hoàng Sa can trường và dũng cảm, đã có công trong việc đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1815, với công lao của Cai đội Phạm Quang Ảnh, và dựng bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa vào năm Bính Thân – 1836, với công lao của Chánh đội trưởng thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật”, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ cho biết.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, trong thời đại Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi đã kế tục xứng đáng với truyền thống hào hùng của quê hương, đất nước. Đây là quê hương của đội du kích Ba Tơ, tiền thân của lực lượng vũ trang quân khu V; của khởi nghĩa Trà Bồng và miền tây Quảng Ngãi; của chiến thắng Ba Gia, Vạn Tường lịch sử…; quê hương của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại…
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư, trong thời đại Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi đã kế tục xứng đáng với truyền thống hào hùng của quê hương, đất nước. Đây là quê hương của đội du kích Ba Tơ, tiền thân của lực lượng vũ trang quân khu V; của khởi nghĩa Trà Bồng và miền tây Quảng Ngãi; của chiến thắng Ba Gia, Vạn Tường lịch sử…; quê hương của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại…
Để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI), Tỉnh ủy Quảng Ngãi (khóa XIX) đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững. Tại Hội nghị lần thứ 5 (khóa XX), Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã kết luận tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 03 (khóa XIX).
Nhờ sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy trong tỉnh, đến nay văn hóa, con người Quảng Ngãi tiếp tục được xây dựng và phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững.
Toàn tỉnh có 247 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 31 di tích quốc gia, 133 di tích cấp tỉnh, 82 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ…
Tại Hội nghị lần thứ 5, Tỉnh ủy khóa XX về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU (khóa XIX), các đại biểu cho rằng, phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát triển kinh tế. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Một số di tích lịch sử, văn hóa xuống cấp, chưa được trùng tu, sửa chữa, nâng cấp; công tác bảo tồn, phát huy các giá trị các di sản văn hóa đạt hiệu quả chưa cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học chưa đáp ứng yêu cầu…
Tại Hội nghị lần thứ 5, Tỉnh ủy khóa XX về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU (khóa XIX), các đại biểu cho rằng, phát triển văn hóa chưa đồng bộ với phát triển kinh tế. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Một số di tích lịch sử, văn hóa xuống cấp, chưa được trùng tu, sửa chữa, nâng cấp; công tác bảo tồn, phát huy các giá trị các di sản văn hóa đạt hiệu quả chưa cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học chưa đáp ứng yêu cầu…
Minh chứng cho điều đó, nhà nghiên cứu văn hóa Lê Hồng Khánh cảnh báo tình trạng hư hỏng, xuống cấp hoặc xâm phạm các di tích, di sản văn hóa ở Quảng Ngãi đang ở mức báo động. Điển hình là khu vực dưới chân ngọn hải đăng, mũi Ba Làng An, đều ở xã Bình Châu; vũng nham thạch Lò Chài, thôn An Cường, xã Bình Hải (Bình Sơn) đã bị một số hộ kinh doanh “băm nát” nhiều khu vực để xây dựng, mở rộng hàng quán. Về văn hoá phi vật thể, nhiều giá trị văn hoá quý báu của các thế hệ người Quảng Ngãi đang bị mai một, thậm chí mất hẳn, nhưng chưa có công trình nghiên cứu xứng tầm; các lễ hội cúng cá Ông, hát múa bả trạo, hát sắc bùa, chơi bài chòi ngày xuân cũng vơi dần. Nhiều nghệ nhân và những người am hiểu vốn di sản văn hóa truyền thống mất dần.
Với người dân ở miền núi Quảng Ngãi, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, tuy được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần nhưng vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Anh Phạm Minh Đát là người đồng bào Hrê, hiện đang công tác tại Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi trăn trở: Hiện nay, tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số không biết chữ hoặc mới học hết lớp 2, 3 còn khá cao, đặc biệt là những người sinh trước năm 1980. Do đó, việc nhận thức và tiếp cận kỹ thuật sản xuất, canh tác mới còn chậm; một bộ phận còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước. Một số tập tục lạc hậu chưa được đẩy lùi, điển hình là nạn nghi kỵ đồ độc, còn cúng bái khi bị đau ốm; nạn tảo hôn vẫn còn xảy ra, thói quen uống nhiều rượu làm bê trễ trong sản xuất vẫn còn…
Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi Nguyễn Minh Trí cho biết thêm, toàn tỉnh hiện có 7 di tích lịch sử – văn hóa quốc gia và cấp tỉnh đang bị xâm hại, lấn chiếm, gồm: Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Ông, di tích chùa Diệu Giác, di tích chùa Khánh Vân, di tích Khu xà lim của Ty Công an thời Mỹ ngụy, giai đoạn 1955 – 1959, di tích Thành cổ Châu Sa, thắng cảnh núi Phú Thọ và Cổ lũy Cô thôn. Ngoài ra còn có 12 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ bị xâm phạm nghiêm trọng.
Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi Nguyễn Minh Trí cho biết thêm, toàn tỉnh hiện có 7 di tích lịch sử – văn hóa quốc gia và cấp tỉnh đang bị xâm hại, lấn chiếm, gồm: Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Ông, di tích chùa Diệu Giác, di tích chùa Khánh Vân, di tích Khu xà lim của Ty Công an thời Mỹ ngụy, giai đoạn 1955 – 1959, di tích Thành cổ Châu Sa, thắng cảnh núi Phú Thọ và Cổ lũy Cô thôn. Ngoài ra còn có 12 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ bị xâm phạm nghiêm trọng.
Ngoài ra, nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực văn hóa vẫn chưa đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, nhưng lại thường xuyên thay đổi. Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ chưa được quan tâm đúng mức nên chưa tập trung sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật đảm bảo chất lượng để góp phần nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của nhân dân. Việc giao lưu, hợp tác, quảng bá văn hóa với các nước chưa đi vào chiều sâu…
Trong xu thế mở cửa làm ăn, hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, bên cạnh mang lại những giá trị tích cực thì cũng để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc trong đời sống văn hóa của một bộ cán bộ, đảng viên và người dân.
Trong xu thế mở cửa làm ăn, hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, bên cạnh mang lại những giá trị tích cực thì cũng để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc trong đời sống văn hóa của một bộ cán bộ, đảng viên và người dân.
Việc xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm giáo dục, song vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa tự giác tu dưỡng; thiếu trung thực, lời nói chưa đi đôi với việc làm; có biểu hiện chủ nghĩa cá nhân, chạy theo lối sống vật chất, xa rời nhân dân… Tình trạng doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vi phạm pháp luật, đạo đức kinh doanh ngày càng nhiều. Đây cũng là lý do để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói lời tâm huyết gửi đến thế hệ cán bộ, đảng viên hôm nay: “…Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu; Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”.
Tình trạng đô thị hóa diễn ra quá nhanh và tác động của mặt trái kinh tế thị trường cũng là nguyên nhân dẫn đến lối sống vô cảm, biệt lập của một bộ phận người dân, nhất là ở khu vực đô thị. Cá biệt một số nơi, cụm dân cư thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, sinh hoạt động đồng chưa nghiêm.
Nhà nghiên cứu văn hóa Cao Văn Chư cho rằng, ở nông thôn, người dân sinh sống tập trung theo làng, theo dòng họ và đến nay họ vẫn giữ chắc sợi dây buộc chặt mối quan hệ tình cảm gần gũi với người trong gia tộc và làng xóm. Còn ở khu vực đô thị, tinh thần kết nối cộng đồng đã lỏng lẻo đi phần nào. “TP.Quảng Ngãi là đô thị trẻ, phần lớn người dân đều có gốc gác từ nông thôn, nên tác phong, lối sống vẫn còn nặng tư tưởng làng quê, dẫn đến ảnh hưởng đến sự văn minh của thành phố. Ngay cả việc chấp hành giờ giấc làm việc của một bộ phận cán bộ, đảng viên cũng vậy”, ông Cao Văn Chư nói.
Tình trạng phạm tội trong giới trẻ ngày càng gia tăng. Ảnh TL
Tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội, bạo lực học đường; tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, có mặt còn gia tăng, nhất là tệ nạn ma túy, mà nguyên nhân chính là do tiêm nhiễm lối sống thiếu lành mạnh ở thành thị. Một bộ phận người dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên tiếp thu văn hóa ngoại lai thiếu chọn lọc, chưa phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Đáng lo ngại là, sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình văn hóa hiện đại đã và đang làm cho không gian văn hóa ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số bị biến dạng. Theo ông Phạm Minh Đát, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là lớp trẻ ngày càng ít coi trọng truyền thống văn hóa dân tộc mình, dẫn đến tâm lý “ngượng”, “ngại” mặc váy, áo dân tộc, hát múa những làn điệu dân gian, không thích đánh cồng chiêng, không muốn nói tiếng mẹ đẻ… Thực trạng đó làm cho sợi dây kết nối văn hóa truyền thống ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi có nguy cơ đứt gãy.
Tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội, bạo lực học đường; tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, có mặt còn gia tăng, nhất là tệ nạn ma túy, mà nguyên nhân chính là do tiêm nhiễm lối sống thiếu lành mạnh ở thành thị. Một bộ phận người dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên tiếp thu văn hóa ngoại lai thiếu chọn lọc, chưa phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Đáng lo ngại là, sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình văn hóa hiện đại đã và đang làm cho không gian văn hóa ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số bị biến dạng. Theo ông Phạm Minh Đát, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là lớp trẻ ngày càng ít coi trọng truyền thống văn hóa dân tộc mình, dẫn đến tâm lý “ngượng”, “ngại” mặc váy, áo dân tộc, hát múa những làn điệu dân gian, không thích đánh cồng chiêng, không muốn nói tiếng mẹ đẻ… Thực trạng đó làm cho sợi dây kết nối văn hóa truyền thống ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi có nguy cơ đứt gãy.
Một số cá nhân đã lợi dụng mạng xã hội để đăng tải một số thông tin sai sự thật nhằm hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng, Nhà nước và các tổ chức, cá nhân, làm rối tình hình xã hội. Chỉ riêng về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn Quảng Ngãi, trong 9 tháng năm 2021, lực lượng chức năng đã phát hiện 63 trường hợp đăng tin sai sự thật, xúc phạm uy tín tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân…
Trước thực trạng đó, đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần vào cuộc mạnh mẽ, để làm sống lại không gian văn hóa truyền thống của dân tộc, từ đó nuôi dưỡng, hình thành nên nguồn lực con người Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng có khát vọng, ý chí vươn lên phụng sự quê hương, đất nước, dân tộc; tinh thần sáng tạo, học hỏi mạnh mẽ; sự trung thực; hợp tác để cùng phát triển…
Thực hiện: Đ.NGUYỄN – N.ĐỨC – T.PHƯƠNG – T.HẬU
Thiết kế, trình bày: L.H
(Còn nữa)
—————————–
Kỳ cuối:
BÀI TOÁN PHÁT TRIỂN HÀI HÒA GIỮA KINH TẾ VÀ VĂN HÓA