DeFi là gì? Tổng quan về tiềm năng & cơ hội đầu tư trong DeFi
DeFi là gì? DeFi coin là gì? Tiêu chí chọn coin DeFi như thế nào? Tìm hiểu về bản chất, thành phần và tiềm năng trong DeFi ngay!
DeFi là khái niệm ra đời vào năm 2018, tuy nhiên, cộng đồng không thực sự chú ý cho đến DeFi Summer năm 2020. Ba năm tiếp theo, DeFi năm 2023 đã bùng nổ với số lượng dự án lên đến hàng nghìn ở nhiều hệ sinh thái blockchain khác nhau. Tổng giá trị bị khóa trong DeFi cũng đạt hơn 150 tỷ USD với sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư truyền thống.
Trong bài viết về DeFi (Phiên bản 2023) dưới đây, Coin98 Insights sẽ cung cấp thông tin tổng quan về:
-
DeFi là gì? So sánh DeFi qua từng giai đoạn.
-
Hiểu rõ bản chất của DeFi.
-
So sánh DeFi vs CeFi.
-
Các thành phần của DeFi (DeFi Stack).
-
Tiềm năng của DeFi.
-
Đầu tư vào các dự án DeFi.
-
Tương lai của thị trường DeFi.
Key Insights
-
DeFi (Decentralized Finance) là nền tài chính phi tập trung mà trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được vận hành phi tập trung.
-
Kể từ 2020, DeFi đã phát triển mạnh và ra đời nhiều dự án chất lượng được phân loại thành nhiều mảng khác nhau và nằm trong các hệ sinh thái khác nhau.
-
Blockchain Layer 1, Wallet, Oracle, Bridge, DEX, Lending, Staking là các mảng đã có những dự án đầu ngành. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn nhiều mảng mới như Options, Insurance, DAO chưa có dự án thống trị.
-
Mặc dù DeFi đã được chứng minh là có nhiều ưu điểm nhưng nó vẫn tồn tại nhiều hạn chế như bảo mật, thanh khoản, hiệu quả sử dụng vốn,…
-
DeFi là thị trường hướng đến tàm nhìn phi tập trung, mở ra cơ hội để nhiều người có thể đóng góp, tạo ra giá trị và nhận về phần thưởng mà không cần đầu tư vào token của dự án.
-
DeFi coin (token) là công cụ hiệu quả để các dự án trong DeFi tiếp cận người dùng. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi nếu dự án lạm dụng và người dùng hiểu sai giá trị của chúng.
DeFi là gì? Phân biệt DeFi và CeFi
DeFi là gì?
DeFi (Decentralized Finance) là nền tài chính phi tập trung hoạt động trên Smart Contract của blockchain. Nhờ vào tính phi tập trung của blockchain, người dùng có toàn quyền kiểm soát tài sản của họ (non-custodial) trong các ứng dụng DeFi. Việc này giúp DeFi hướng tới nền tài chính mở (Open Finance).
Tìm hiểu thêm: Ví non-custodial là gì? Tại sao chơi DeFi phải sở hữu Ví non-custodial?
Định nghĩa DeFi – Decentralized Finance
Các sản phẩm, dự án trong DeFi cũng có đầy đủ tương tự như với CeFi:
Các sản phẩm, dự án trong DeFi
Trong DeFi, cũng gồm các hoạt động tương tự như CeFi. Chúng có thể là gửi tiết kiệm, cho vay, đi vay, các giao dịch, các lệnh chuyển khoản, nợ, thanh toán hóa đơn,… Thay vì được xử lý thông qua 1 bên thứ 3 trung gian, thì các hoạt động đó được diễn ra trên Smart contract của blockchain.
CeFi là gì?
CeFi (Centralized Finance) là tài chính tập trung, trong đó các thành phần như tổ chức, thị trường giao dịch hay các công cụ đều được quản lý tập trung. Trái với DeFi, CeFi luôn đi kèm với cụm từ “custodial” hay uỷ thác, tức là các tài sản, sản phẩm, dịch vụ trong tài chính sẽ được uỷ thác cho tổ chức nào đó.
CeFi
Định nghĩa CeFi – Centralized Finance
Một số hình thức CeFi trong thị trường tài chính truyền thống:
Một số công ty CeFi
Các hình thức CeFi
Trong CeFi, tất cả những thành phần kể trên, đều hoạt động, tương tác với nhau thông qua 1 bên thứ 3. Các hoạt động có thể là gửi tiết kiệm, cho vay, đi vay, các giao dịch, các lệnh chuyển khoản, nợ lương, thanh toán hóa đơn,…
Cấu trúc thị trường CeFi
Các hoạt động trong CeFi
Bên thứ 3 đó có thể là ngân hàng trung ương, chính phủ, thế chế tài chính, hay 1 thế lực lớn nào đó. Các thành phần trên các bạn đều rất dễ hình dung với các ví dụ xung quanh chúng ta.
Ưu điểm của CeFi:
-
Quen thuộc, dễ tiếp cận.
-
Được pháp luật & thể chế bảo vệ.
Nhược điểm của CeFi:
-
Phải thông qua bên thứ 3 trung gian.
-
Chi phí cao.
-
Vấn đề về tính minh bạch.
-
Không dành cho tất cả mọi người.
Phân biệt CeFi vs DeFi
Sự khác biệt lớn nhất giữa tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung chính là tính uỷ thác.
Trong tài chính truyền thống hay Traditional Finance: Các tổ chức, thị trường & công cụ tài chính luôn tồn tại trung gian có quyền lực tập trung. Trong khi đó, DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là tính minh bạch và phi tập trung để loại bỏ các trung gian này. Cụ thể:
-
Chính phủ hay ngân hàng (CeFi) sẽ được thay thế bằng các các blockchain phi tập trung.
-
Các tài sản của CeFi sẽ được thay thế bằng các token nằm trong hệ sinh thái của Blockchain và chúng phi tập trung.
Nhiệm vụ của DeFi là cung cấp quyền truy cập tới các dịch vụ tài chính cho người dùng ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào chỉ cần họ có Internet ⇒ Điều này thể hiện tính mở đặc trưng của DeFi.
CeFi vs DeFi
Phân biệt DeFi vs CeFi
Thực tế DeFi đã & đang phát triển rất nhanh, tất cả các sản phẩm, dịch vụ gì trong CeFi đều có thể được thay thế bằng các ứng dụng DeFi. Dưới đây là bảng so sánh các tổ chức, dự án trong DeFi vs CeFi:
So sánh dự án CeFi và DeFi
So sánh các tổ chức, dự án trong DeFi vs CeFi
Ưu điểm và bản chất của DeFi
DeFi chính là ứng dụng thiết thực nhất của blockchain. Nó tận dụng được các ưu điểm của blockchain. Bao gồm:
-
Tính phi tập trung (Decentralized).
-
Tính phân tán (Distributed).
-
Tính minh bạch (Transparent).
Các bạn có thể tham khảo thêm Blockchain là gì để hiểu rõ hơn về những tính chất và cách hoạt động của Blockchain. Như vậy, DeFi cũng kế thừa các tính chất từ Blockchain:
Tính chất của DeFi
Các tính chất của DeFi:
-
Tính phi tập trung – Decentralized.
-
Không cần sự cho phép – Permissionless.
-
Không cần đặt sự tin tưởng mà vẫn đảm bảo an toàn – Trustless.
-
Tính minh bạch – Transparent.
-
Không cần ủy thác – Self-Custody.
Qua so sánh trên, chúng ta thấy DeFi loại bỏ được bên thứ 3 trung gian (ngân hàng, chính phủ, tổ chức, cá nhân).
Smart Contract của Blockchain với vai trò là bên thứ 3 trong DeFi
Smart Contract của Blockchain với vai trò là bên thứ 3 trong DeFi
Bên thứ 3 trong DeFi lúc này không phải là các tổ chức, ngân hàng, hay chính phủ (những người có thể kiểm soát chúng ta) mà Smart contract của Blockchain sẽ đảm nhận vai trò đó.
Lịch sử phát triển của DeFi
Để có được DeFi của ngày hôm nay, DeFi đã trải qua rất nhiều năm lột xác kể từ năm 2015. Cứ mỗi năm như vậy, thị trường sẽ có một “nhân tố” làm thay đổi cuộc chơi.
-
11/2013: Ethereum ra đời
Tháng 11/2023, Ethereum ra đời với smart contract (hợp đồng thông minh). Blockchain này cho phép các dapp (ứng dụng phi tập trung) xây dựng trên nó. Từ đó làm tiền đề cho hệ sinh thái DeFi trên nền tảng Ethereum sau này.
Ethereum vượt trội hơn Bitcoin do ứng dụng được ưu điểm của Smart Contract, từ đó tạo ra một hệ sinh thái lớn tính đến nay. Ethereum cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Ethereum Foundation, chính điều này đã giúp Ethereum luôn có sự cải tiến cũng như trở nên phù hợp với nhu cầu của thị trường.
-
12/2014: MakerDAO ra đời
MakerDAO được xem là một trong những dự án đầu tiên được ra mắt trên Ethereum Blockchain. MakerDAO là dự án Lending hỗ trợ cho vay với tài sản thế chấp duy nhất là ETH ở thời điểm đầu. Bây giờ họ đã hỗ trợ nhiều tài sản thế chấp hơn và trở thành đơn vị ra mắt Decentralized Stablecoin DAI thành công nhất thị trường.
-
30/4/2016: The DAO ra đời
The DAO ra đời với vai trò trở thành tổ chức đầu tư phi tập trung được quản lý bởi nhiều người. Mặc dù sau đó The DAO đã bị hack nhưng chúng đã đánh dấu sự ra đời của DAO – tổ chức quản lý phi tập trung với số tiền huy động được lên đến 150 triệu đô, mở ra tiền đề cho rất nhiều thể loại DAO khác ra đời.
-
27/9/2018: Compound ra đời
Tương tự như MakerDAO, Compound là nền tảng vay và cho vay. Sự khác biệt là Compound hỗ trợ thế chấp và cho vay nhiều tài sản hơn, điều này tạo nên sự đa dạng cho người dùng. Ngoài ra, đây cũng là một trong những dự án đầu tiên triển khai chương trình Liquidity Providing (cung cấp thanh khoản) để được thưởng token COMP. Từ đó tạo ra xu hướng reward token (thưởng token dự án).
-
2/11/2018: Uniswap ra đời
Mặc dù Uniswap không phải là dự án đầu tiên áp dụng mô hình AMM. Tuy nhiên, đây lại là dự án có sự thành công nhất khi triển khai mô hình đơn giản và hiệu quả, tính đến nay họ đã có phiên bản Uniswap v3 với nhiều cải tiến ấn tượng đồng thời mở rộng sang mảng NFT. Uniswap cũng là hình mẫu của nhiều dự án DEX trên thị trường như Sushiswap, Curve, Balancer, Pancakeswap,…
-
11/9/2020: DeFi TVL lần đầu cán mốc 10 tỷ USD
-
29/4/2021: DeFi TVL lần đầu cán mốc 100 tỷ USD
Sau giai đoạn này, DeFi đã đạt được nhiều cột mốc mới hơn nhưng khó có thể theo dõi theo trình tự được nữa. Vì chỉ cần một chu kỳ tăng trưởng, có vô số dự án ra đời ở các mảng khác nhau, các hệ sinh thái khác nhau.
Vì vậy trên phương diện của nhà đầu tư, chúng ta cần phân loại chúng thành các mảng, các thành phần nhằm thuận tiện theo dõi tiến độ phát triển.
Các thành phần của DeFi – DeFi Stack
Thị trường DeFi có cơ chế vận hành khá giống nền kinh tế của một quốc gia. Để một quốc gia có thể phát triển, chúng cần sự liên kết giữa nhiều ngành nghề để phục vụ nhu cầu thiết yếu, nhu cầu sản xuất, phát triển, giải trí của con người để tạo ra thặng dư và sự vận động cho nền kinh tế.
Ví dụ: Để đất nước phát triển ở mức cơ bản, chúng cần có cơ sở hạ tầng về đường xá, điện nước. Tiếp theo là ngành liên quan đến tài chính, công nghiệp cho phép người dân sử dụng vốn để sản xuất. Sau đó nền kinh tế mới bắt đầu có các ngành giải trí sau khi người dân ấm no, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu.
Tương tự như vậy, để thị trường DeFi phát triển, chúng cần nhiều Stack (Lớp), có thể xem là các ngành khác nhau như Oracle, Wallet, DEX, Lending,… Khi kết hợp lại với nhau, các ngành hoạt động riêng lẻ sẽ tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh và liên tục đổi mới qua các năm.
Ví dụ: Để AMM có thể hoạt động, chúng cần các dự án thuộc Stack Oracle để lấy dữ liệu giá coin/token, ngoài ra AMM cũng kết hợp với Stack Wallet để người dùng có thể kết nối ví vào AMM trước khi giao dịch.
DeFi phát đầu phát triển mạnh kể từ mùa hè 2020 (DeFi Summer). Giai đoạn đó thị trường DeFi vẫn còn rất nhỏ với ít dự án, ít mảng. Một số nhóm dự án đã có mặt từ năm 2020 như:
-
Lending & Borrowing platform (các nền tảng vay & cho vay).
-
DEX (các sàn phi tập trung).
-
Stablecoin phi tập trung.
-
Payment (các hình thức thanh toán phi tập trung).
DeFi Stack 2020
Tuy nhiên, cho đến năm 2022, thị trường DeFi đã phát triển cực kì mạnh mẽ với vô số dự án, các dự án cũng làm ở các mảng khác nhau. Điều này đã tạo nên DeFi Stack (Các lớp, các mảng trong thị trường DeFi), nơi các ứng dụng được xây dựng xếp tầng lên nhau.
Điều này tương tự kinh tế của một đất nước. Để đất nước có thể phát triển, chúng cần có những công ty cơ sở hạ tầng để đáp ứng điện nước, đường xá, nhà ở. Sau đó là nhu cầu về tài chính, đặc biệt là các ngân hàng để người dân có thể kinh doanh. Khi người dân đã đủ ấm no, kinh tế vững, thì các công ty về giải trí mới bắt đầu ra đời để đáp ứng nhu cầu.
Tương tự như vậy với thị trường DeFi. Để các dApp có thể phát triển, chúng cần một blockchain vững mạnh và nguồn thanh khoản dồi dào. Khi đã có thanh khoản cũng như có nhiều dự án phát triển, nhà đầu tư sẽ có những nhu cầu cao hơn như vay/cho vay, giao dịch phái sinh/đòn bẩy.
Các dự án đa dạng thuộc nhiều mảng, chúng tạo nên hệ sinh thái DeFi (được giải thích sâu hơn ở phần sau). Nội dung bên dưới sẽ giúp bạn đọc nắm rõ hơn về các mảnh ghép chính trong DeFi.
Lưu ý:
-
Có nhiều cách phân chia khác nhau. Thị trường luôn vận động, các dự án DeFI cũng phát triển & cải tiến theo nhiều cách khác nhau. Cách chia theo lớp cấu trúc của Coin98 dưới đây, các bạn có thể tham khảo.
-
Game, Metaverse, NFT thường được nhắc chung trong DeFi. Tuy nhiên, chúng là những mảng rất rộng và có riêng các lớp (stacks) khác nhau như NFT Stacks, Gaming Stacks. Vì vậy, bài viết này chỉ tập trung vào DeFi. Các mảng kể trên sẽ được đề cập sâu hơn ở các bài viết khác.
Blockchain Layer 1 & Giải pháp mở rộng Layer 2
Blockchain Layer 1 là các blockchain nền tảng có khả năng xử lý, hoàn thiện các giao dịch của người dùng. Chúng sở hữu token riêng được sử dụng để thanh toán phí giao dịch cũng như staking để trở thành validator của mạng lưới.
Bên cạnh đó, Layer 1 Blockchain cũng hoạt động như cơ sở hạ tầng cho các ứng dụng, giao thức và mạng khác xây dựng trên đó. Các blockchain thường được phân biệt với nhau bằng ngôn ngữ lập trình. Dưới đây là một số dự án nổi bật:
-
Solidity: Ethereum, BNB Smart Chain, Polygon POS, Avalanche C Chain,…
-
Go: Cosmos, Terra, Osmosis, Kava, Thorchain,…
-
Rust/Move: Polkadot, Solana, Near, Aptos, Sui,…
-
Các dạng khác: Waves (Ride), Cardano (Haskell),…
Mỗi blockchain thường được vận hành, định hướng hoặc đôi khi là kiểm soát bởi một thực thể. Ví dụ Ethereum có Ethereum Foundation, BNB Smart Chain có Binance, Solana có Solana Foundation.
Dự án nổi bật: Ethereum, BNB Chain, Polygon, Avalanche, Solana, Polkadot, Cosmos,…
Blockchain đóng vai trò quan trọng đối với thị trường DeFi vì chúng được xem là phần “móng” của toàn bộ các ứng dụng trên đó.
Nếu như blockchain platform hoạt động mượt, có phí giao dịch thấp, có độ bảo mật cao, có hệ sinh thái đa dạng thì chúng mới trở thành mảnh đất màu mỡ cho người dùng và developer tiếp tục khai phá, phát triển.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nóng của DeFi đã dẫn đến nhiều blockchain platform bị tắc nghẽn. Để giải quyết vấn đề này, các giải pháp mở rộng Layer 2 đã ra đời.
Layer 2 là tên gọi chung cho các giải pháp phát triển trên layer 1 và được kế thừa các đặc tính của layer 1 nhằm phục vụ mục đích mở rộng. Layer 2 không chỉ dành cho Ethereum mà có thể được phát triển ở bất kỳ blockchain nào muốn đáp ứng nhu cầu người dùng ở quy mô lớn hơn. Ví dụ: Bitcoin có Lightning network, BNB Chain ra mắt zkBNB.
Hệ sinh thái Layer 2
Tuy nhiên, các dự án Layer 2 nhận được sự chú ý nhất là các dự án mở rộng của Ethereum vì chúng có nhiều developer, người dùng và thanh khoản cao nhất.
Các dự án Layer 2 nổi bật của Ethereum được chia thành 7 nhánh, nổi bật nhất là Optimistic Rollup cà ZK Rollup.
-
Optimistic Rollup: Optimism, Arbitrum,…
-
ZK Rollup: StarkWare, zkSync, Polygon zkEVM,…
Chi tiết hơn, nhánh Optimistic Rollup đang nhận được sự chú ý nhiều hơn, hệ sinh thái cũng phát triển mạnh hơn do có độ tương thích cao với các blockchain EVM. Tuy nhiên, ZK Rollup lại được kì vọng và được định giá cao hơn do Ethereum Foundation tin rằng ZK có thể giúp blockchain đạt đến mức độ phổ cập rộng lớn.
ZK Rollup đang ở giai đoạn sơ khai và còn gặp nhiều khó khăn do chưa thống nhất được ngôn ngữ lập trình. Ví dụ StarkWare có Cairo, zkSync có Zinc,… Các nhà phát triển đang cố gắng tạo ra ngôn ngữ có độ tương thích cao nhất để thống nhất cho các dự án ZK.
Infrastructure
Infrastructure gọi chung là các dự án cơ sở hạ tầng cho thị trường DeFi, chứng được sử dụng bởi các developer để phát triển dApp – ứng dụng phi tập trung. Infrastructure là nhánh quan trọng trong thị trường DeFi và thường sẽ đi trước các trend của thị trường một bước do chúng mở khóa nhiều tính năng mới cho phép các dự án có thể ứng dụng.
DeFi Protocol sẽ cần Infrastructure như hình với bóng vì chúng được xây dựng và phát triển xếp tầng lên nhau. Ví dụ: Một DEX Protocol sẽ cần Oracle để trích xuất giá của token và cần cổng kết nối Wallet để người dùng có thể kết nối ví Non-custodial.
Dưới đây, bài viết sẽ tìm hiểu sâu hơn về các nhánh quan trọng của Infrastructure bao gồm: Wallet, Storage, Oracle, Cross-chain Bridge, API, DAO, Audit,…
Wallet
Trong thị trường crypto, các bạn có thể lưu trữ ở nhiều ví khác nhau như ví sàn, ví của các thực thể thứ 3. Tuy nhiên để có thể tham gia DeFi một cách toàn diện, chúng ta cần ví Non-custodial.
Tương tự như tài khoản ngân hàng, ví Non-custodial trong DeFi là ví giúp lưu trữ, gửi, nhận và theo dõi số dư các đồng tiền điện tử như coin/token bên trong đó. Điểm khác biệt chính là ví này không bị kiểm soát bởi thực thể nào cả ngoài bạn ra.
Cho dù Metamask, Trust hay Coin98 Super App tạo ví cho bạn, họ cũng không có quyền truy cập hoặc biết Private key. Ngược lại, bạn phải có trách nhiệm giữ thật kĩ Private key mà ứng dụng đã cung cấp. Nếu làm mất thì không ai có thể hỗ trợ bạn lấy lại tài sản.
Mỗi ví sẽ có điểm mạnh khác nhau, có ví chỉ hỗ trợ ứng dụng điện thoại, extension hoặc web. Có ví chỉ giới hạn một số chain, có ví chưa hỗ trợ NFT. Vì vậy các bạn có thể sử dụng ví Coin98 Super App để giải quyết tất cả vấn đề trên cùng các tính năng tiện ích khác.
Dự án nổi bật: Metamask, Coin98 Super App, Trust, Bitkeep, SafePal,…
Storage
Storage là mảng lưu trữ dữ liệu, chúng hoạt động tương tự các dự án Web2 như Google Drive, iCloud, Microsoft Azure. Hiện tại các dự án Decentralized Storage vẫn chưa có hiệu suất cao, giá rẻ như các dự án Web2.
Tuy nhiên, kể từ sự kiện Google Drive shutdown trong vài tiếng, cúng ta đã thấy vai trò rất lớn của Decentralized Storage vì chúng không phụ thuộc vào một server như Google. Khi Google Drive shutdown, rất nhiều dữ liệu cá nhân quan trọng, công việc dang dở, deadline học tập lúc đó không thể sử dụng, điều này đã cảnh tỉnh cho người dùng rằng chúng ta đang phụ thuộc vào những bên cung cấp dịch vụ này nhiều đến như thế nào.
Decentralized Storage là hệ thống mà mỗi một thành phần trong đó chịu trách nhiệm lưu trữ một phần dữ liệu, những thành phần này cùng hoạt động với nhau và tạo thành một mạng lưới lưu trữ phi tập trung. Từ đó, dữ liệu sẽ không bị phụ thuộc vào bất kỳ bên nào.
Ngoài ra, mảng Storage còn tạo ra mô hình kinh doanh hiệu quả cho phép bất kỳ ai có dư không gian lưu trữ nhàn rỗi tham gia, từ đó kiếm lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ.
Dự án nổi bật: Filecoin, Arweave,…
DAO
DAO (Decentralized Autonomous Organization) là tổ chức tự trị phi tập trung. Khác với các tổ chức truyền thống (như Facebook, Google,…), bằng cách ứng dụng các bộ quy tắc được mã hóa bằng code, chúng có thể hoạt động một cách độc lập mà không cần sự can thiệp của con người.
DAO hiện hữu từ những blockchain, giao thức DeFi áp dụng mô hình quản trị on-chain, cho đến các nhóm áp dụng cơ chế đề xuất và biểu quyết on-chain trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên tất cả đều có đặc điểm chung là các thành viên trong DAO có thể dễ dàng tiếp cận, kiểm chứng các đề xuất, hành động của tổ chức và họ có thể tham gia vào các quyết định của DAO. Từ đó giúp dự án tận dụng được sức mạnh cũng như trao lại giá trị cho cộng đồng.
Các công cụ trong mảng DAO
DAO là mảng rất rộng, thậm chí có thể phát triển thành DAO Stack vì quy trình để đưa ra một quyết định là rất rộng và bao gồm nhiều bước. Hiện tại đã có một số mảng áp dụng DAO, ví dụ như Ventures DAO của BitDAO, The LAO, MetaCartel,…
Dự án DAO nổi bật: Snapshot, Aragon.
Ngoài ra, CoinMarketCap cũng liệt kê các dự án Uniswap, Aave, Curve vào phân mục DAO. Tuy nhiên, chúng không phải là dự án hỗ trợ thực thi quyết định trong DAO như Snapshot và Aragon mà đơn thuần là các dự án có áp dụng DAO trong việc quản trị.
Oracle & API
Oracle và API là giải pháp giúp các dự án DeFi tiếp cận với nguồn dữ liệu từ bên ngoài cũng như giúp các nguồn dữ liệu bên ngoài tiếp cận với dữ liệu của blockchain. Blockchain không có oracle giống với máy tính không có internet, tuy có thể hoạt động nhưng chỉ khi kết hợp hai yếu tố chúng mới có thể phát huy được tối đa tiềm năng.
Hiện tại, đa số các dự án Oracle và API mới chỉ cung cấp giá của coin/token dành cho các dự án DEX, Lending,… Tuy nhiên, dữ liệu thị trường Crypto có được vẫn là phần rất nhỏ so với dữ liệu có được trên toàn cầu. Trong tương lai, Oracle có thể giúp DeFi mở khóa và phát triển nhiều ứng dụng giá trị hơn nếu có dữ liệu về địa lý, lịch sử, môi trường, khí hậu, tài chính,…
Để làm được điều này, Oracle cần sự tham gia của nhiều thực thể hơn nữa để giúp dữ liệu được đa dạng, phi tập trung và chính xác hơn. Tuy nhiên, đây cũng là mảng bị nhiều hacker chú ý để tấn công Oracle gây ra thiệt hại cho thị trường DeFi.
Dự án nổi bật: Chainlink, API3, Band Protocol,…
Cross-chain Bridge
Năm 2017, thị trường có ít blockchain. Tuy nhiên, kể từ khi DeFi Summer 2020 bùng nổ, hàng loạt Blockchain Layer 1 và Application Chain đã ra đời. Điều này tạo nên nhu cầu đối với Cross-chain bridge khi thị trường có hơn 100 chain khác nhau mà không thể kết nối với nhau.
Cross-chain bridge là cầu nối Cross-chain cho phép chuyển giao các tài sản crypto, tokens hay dữ liệu từ Blockchain này sang Blockchain khác, trong đó bao gồm các layer 1, layer 2, sidechain, childchain.
Bridge là mảng quan trọng giúp hệ sinh thái mới có thể nhận được dòng tiền cũng như giúp người dùng có thể dễ dàng luân chuyển vốn. Bridge được chia thành 2 cơ chế hoạt động phổ biến là Lock-Mint-Burn và Liquidity Network Bridge. Mỗi dạng sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau.
Cross-chain Bridge giữa các blockchain
Vì độ phức tạp cao trong yếu tố kỹ thuật, Bridge là mục tiêu hàng đầu của những hacker để tấn công. Ví dụ: Ronin bị hack 600 triệu USD, Wormhole 325 triệu USD, Harmony 100 triệu USD. Đây cũng là lý do lớn khiến thanh khoản của Bridge không cao, đa số người dùng vẫn chuyển tiền sang blockchain bằng cách sàn CEX.
Dự án nổi bật: Multichain, deBridge, Celer Bridge, Transfer.to,…
Stablecoin
Stablecoin là loại cryptocurrency được thiết kế với mục đích giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự biến động giá (volatility), bằng cách cố định vào một tài sản ổn định hơn như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…) hoặc có thể là một đồng tiền điện tử khác.
Các Stablecoin nổi bật trong thị trường
Trong năm 2021, Stablecoin đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về vốn hoá cũng như số lượng dự án, nổi bật là các Algorithmic Stablecoin như UST của Terra, USDN của Waves. Tuy nhiên, chúng đã sụp đổ vào năm 2022 và chứng minh mô hình này không bền vững.
Mô hình bền vững là mô hình Full-backed (Bảo trợ toàn phần hoặc có giá trị lớn hơn). Hiện tại có 2 nhánh làm tốt nhất là:
-
Centralized Stablecoin (Thế chấp bởi các Fiat-currency hoặc các tài sản tương tự) như USDT, USDC, BUSD,…
-
Over-collateral (Thế chấp tài sản có giá trị cao hơn) như của DAI và MakerDAO.
Trong thị trường DeFi, Stablecoin là mảng ghép quan trọng giúp một hệ sinh thái có thể tăng trưởng về thanh khoản. Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số của Stablecoin để dự đoán dòng tiền sẽ đi về đâu trong thị trường.
Đa số Stablecoin trong thị trường được peg với đồng USD của Mỹ. Tuy nhiên trong thời gian tới, thị trường Stablecoin có thể đa dạng hơn nữa khi nhiều Fiat Currency khác gia nhập. Ví dụ Circle ra mắt EUROC – Stablecoin dựa trên đồng EUR của châu Âu.
Tìm hiểu: Phân tích Stablecoin – “Kim chỉ nam” của dòng tiền trong crypto
Reserve Currency
Stablecoin là khái niệm đã rất quen thuộc đối với chúng ta, khi hoàn thành một lệnh trade hay tính lời lỗ chúng ta đều quy ra Stablecoin như USDT, USDC. Tuy nhiên, OlympusDAO cho rằng thị trường Crypto cần loại tiền tệ mới và OHM được sinh ra để giải quyết vấn đề đó.
OlympusDAO đưa ra khái niệm Protocol Controlled Value cho phép họ có thể kiểm soát các loại tài sản trong quỹ từ đó tạo nên loại tiền tệ có độ tín nhiệm cao. Ngoài ra, họ cũng giới thiệu thuật toán Algorithmic Reserve Currency nhằm đảm bảo sự ổn định của OHM.
Sự thành công của OlympusDAO đã kéo theo dự ra đời của hơn 100 dự án Fork. Tuy nhiên, thị trường Downtrend đã tác động mạnh mẽ lên OlympusDAO khiến mô hình này không còn bền vững và không thể tăng trưởng.
Dự án nổi bật: OlympusDAO.
Liquid Staking
Liquid Staking được sử dụng để mô tả các giao thức (protocol) cho phép tạo ra các tài sản tổng hợp (synthetic assets) của các tài sản được stake trong một mạng lưới phi tập trung.
Qua đó, các Liquid Staking Protocol cho phép các tài sản được staking có thể mua & bán, thanh khoản được trên những thị trường khác, đồng thời có thể sử dụng các tài sản tổng hợp để tham gia vào các hoạt động khác của crypto.
Một số dự án Liquid Staking Derivatives nổi bật
Ví dụ: Lido Finance cho phép người dùng stake ETH và nhận lại stETH. Ngoài việc nhận được staking reward từ số ETH đã stake, người dùng có có thể sử dụng stETH trong các protocol khác trên các EVM chain như cho vay trên Aave, tham gia liquidty mining hoặc cung cấp thanh khoản trên các AMM.
Một số dự án nổi bật là Lido Finance, RocketPool, Ankr, Stader,…
DEX (AMM, Order book, Margin)
DEX là sàn giao dịch phi tập trung và đã tồn tại rất lâu trước khi Defi Summer bùng nổ. Tuy nhiên, thời điểm đó chỉ có Orderbook DEX, nghĩa là lệnh được khớp theo sổ lệnh. Với một thị trường ít người dùng, thanh khoản thấp thì Orderbook không hiệu quả, vì vậy người dùng cũng sử dụng CEX thay vì DEX.
Tuy nhiên, kể từ khi AMM DEX ra đời hoạt động trên cơ chế Liquidity Pool cho phép token có thể dễ dàng trade ở bất cứ giá nào, DeFi đã bùng nổ mạnh mẽ. Chưa kể đây cũng là mảng quan trọng giúp hệ sinh thái DeFi chứa thanh khoản trong các Liquidity Pool của DEX.
Đối với hệ sinh thái DeFi, DEX được xem là nơi không thể thiếu của nhà đầu tư, nhà đầu cơ và các dự án. DEX là dự án không bị ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường như Lending trong xu hướng Downtrend. Tuy nhiên xu hướng sử dụng DEX token để thu hút thanh khoản đã khiến token của họ bị lạm phát và giảm mạnh.
Hiện tại, mô hình DEX phổ biến nhất là mô hình Fork từ Uniswap v2, chúng đã có mặt ở tất cả hệ sinh thái trên thị trường. Để bức phá hơn, Uniswap đã ra mắt phiên bản v3 với cơ chế cung cấp thanh khoản tập trung giúp người dùng tối ưu hóa nguồn vốn khi cung cấp thanh khoản và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng.
Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu giao dịch đòn bẩy, một số sàn Margin DEX đã ra đời, kết hợp giữa Lending và DEX cho phép người dùng tăng vị thế giao dịch. Đa số các sàn Margin DEX hoạt động theo cơ chế Order book. Tuy nhiên, hiệu suất của các sàn này vẫn còn khá thấp.
Dự án Order book DEX nổi bật: Injective Protocol, Demex, ApolloX DEX,…
Dự án AMM DEX nổi bật: Uniswap, Curve, Pancakeswap, Balancer,…
Dự án Margin DEX nổi bật: OpenLeverage, Mango Market, Ooki,…
Lending and Borrowing
Lending & Borrowing là nền tảng vay & cho vay phi tập trung, hai chủ thể chính trong Lending & Borrowing là:
-
Lenders (depositors): Sử dụng các tài sản hoặc tiền để cho các Borrower vay với tỉ lệ lãi suất nhất định. Sau 1 khoảng thời gian, họ sẽ nhận lại được vốn gốc và lãi suất như thoả thuận ban đầu.
-
Borrowers (loan takers): Vay tiền hoặc tài sản từ các Lender và trả lãi cho số tiền đó.
-
Ngoài ra mô hình này còn có sự tham gia của Lending Protocol đóng vai trò kết nối, Liquidator đóng vai trò thanh lý.
Sau DEX, Lending là nhánh thứ 2 giúp giữ thanh khoản cho thị trường DeFi cũng như cho phép nhà đầu tư tối ưu hoá hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, đây là mảng chịu nhiều rủi ro trong Downtrend, các bạn có thể đọc thêm về vụ tấn công của Mango Market, vụ thiếu thanh khoản của Solend và vụ tấn công Aave của hacker thông qua CRV token.
Một số dự án Lending trên các hệ sinh thái
Các Lending Protocol có thể được chia thành 2 dạng là Money Market và CDP:
-
Money Market là những protocol cho phép người dùng vay hoặc cho vay các crypto assets. Ví dụ, người dùng có thể deposit ETH để vay DAI, LINK hoặc bất kỳ crypto asset nào hệ thống hỗ trợ.
Dự án Money Market nổi bật: Aave, Compound,…
-
CDP là những protocol cho phép người dùng thế chấp các crypto assets để tạo các vị thế nợ có thế chấp và mint các stablecoin của giao thức. Về cơ bản, người dùng đang thế chấp các crypto assets của họ và vay stablecoin từ protocol vì thế nhóm dự án này được sếp vào category lending & borrowing.
Dự án CDP nổi bật: MakerDAO, Venus,…
Money Market là mô hình phổ biến hơn, tuy nhiên, CDP sẽ là mô hình mà các Protocol hướng đến khi họ đã có thế lực trên thị trường. Ví dụ: Aave phát triển từ Money Market, sau đó thống trị thị trường và muốn ra mắt GHO Stablecoin của riêng mình.
Ngoài ra, thị trường DeFi Lending còn ra mắt dạng Protocol mới là Uncollateral Lending và Fix-rate Protocol.
-
Uncollateral Lending là các dự án cho vay tín chấp (Không cần thế chấp hoặc chỉ thế chấp 1 phần). Hiện tại, dự án chỉ cho phép vay 1 chiều, tức là người đi vay chỉ giới hạn ở các công ty, tổ chức được đội ngũ Lending xét duyệt về mặt uy tín. Còn người dùng sẽ gửi tài sản vào và nhận về lãi suất. Mô hình này sẽ cung cấp lãi suất cao hơn nhưng rủi ro cũng cao vì khoản vay không được đảm bảo bằng tài sản thế chấp.
Dự án nổi bật: TrueFi, Goldfinch, Maple Finance,…
-
Fix-rate Protocol là mô hình cho vay với lãi suất cố định và chúng được sinh ra để giải quyết hạn chế của mô hình lãi suất thả nổi hiện tại. Lãi suất thả nổi cho phép DeFi Protocol có thể dễ dàng điều chỉnh lãi suất để điều tiết nguồn tiền trong Protocol. Tuy nhiên, sự biến động về giá cũng như thanh khoản thấp khiến lãi suất đôi khi bị biến động quá mức và cản trở sự tham gia của các tổ chức tài chính lớn vì rủi ro cao.
Dự án nổi bật: Notional Finance.
Tìm hiểu: Phân tích Lending – Tiền đề cho sự phát triển của DeFi
Aggregator
Aggregator là Protocol có vai trò tổng hợp chức năng hoặc sản phẩm từ các dự án ở các stack phía dưới như DEX, Lending,… Hiện tại có 3 dạng Aggregator nổi bật là DEX Aggregator, Lending Aggregator và Yield Aggregator.
DEX Aggregator là giúp trader so sánh giữa nhiều DEX khác nhau để tìm ra các liquidity pool có thanh khoản cao nhất, phí thấp nhất. Từ đó trader có thể chọn lựa được tỉ giá tốt nhất, độ trượt giá thấp nhất mà không cần phải so sánh thủ công ở nhiều DEX.
Dự án DEX Aggregator nổi bật: 1Inch, Matcha, OpenOcean.
Lending Aggregator giúp người dùng chọn các Lending Protocol có lãi suất tiền gửi cao nhất, lãi suất vay thấp nhất và tỉ lệ Loan to Value tối ưu cho người đi vay.
Dự án Lending Aggregtor nổi bật: InstaDapp, DefiSaver,…
Cuối cùng, Yield Aggregator được sinh ra để phục vụ nhu cầu kiếm lợi nhuận trong thị trường DeFi thông qua hình thức Staking, Cung cấp thanh khoản,… nhà đầu tư sẽ sử dụng Yield Aggregator để tìm kiếm và tối ưu cơ hội kiếm tiền trong thị trường DeFi.
Dự án Yield Aggregator nổi bật: Yearn Finance, Beefy Finance,…
Derivatives
Derivative (hay phái sinh) là hợp đồng giao dịch tài chính giữa hai hoặc nhiều bên, dựa trên giá trị tương lai của một tài sản cơ sở nào đó. Tức là người ta sẽ giao dịch dựa trên giá trị của một thực thể khác chứ không cần trực tiếp sở hữu nó. Lợi nhuận được tạo ra dựa vào chênh lệch và biến động giá của tài sản cơ sở đó.
Mảng Derivatives được chia thành 3 nhánh chính là Perpetual, Options và Synthetic.
Perpetual
Perpetual (Vĩnh viễn, không kỳ hạn,…) là nhánh cho phép trader có thể giao dịch các hợp đồng tương lai không kỳ hạn (Perpetual Futures). Kể từ thị trường DeFi phát triển mạnh vào năm 2022, các dự án Perpetual Futures đã phát triển mạnh, nổi bật là bộ đôi Perpetual Protocol và dYdX.
Đa số dự án Perpetual Futures đều sử dụng cơ chế Orderbook để hoạt động, nghĩa là trader giao dịch với trader. Tuy nhiên, sự ra đời của GMX đã tạo nên sự khác biệt khi áp dụng mô hình cho phép người dùng cung cấp thanh khoản và giao dịch với trader. Nếu như trader lời thì nhà cung cấp thanh khoản sẽ lỗ và ngược lại. Tính đến nay, mô hình của GMX khá thành công và được fork ở nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Dự án nổi bật: dYdX, Perpertual Protocol, GMX.
Synthetic
Synthetic Asset (Tài sản tổng hợp) là một loại hình phái sinh mới. Phái sinh (Derivative) là những tài sản có giá trị được lấy từ một tài sản hoặc điểm chuẩn khác.
Trong DeFi, Synthetic asset là các token đại diện kỹ thuật số của các phái sinh. Trong đó các công cụ phái sinh là các hợp đồng tài chính cung cấp khả năng tiếp xúc tùy chỉnh đối với tài sản cơ bản hoặc vị thế tài chính, synthetic asset là đại diện được token hoá của các vị trí đó.
Nhờ vào Synthetic, DeFi trở nên đa dạng hơn, nhiều ứng dụng hơn, từ đó có thể thu hút người dùng đến với DeFi nhiều hơn. Dự án nổi bật là Synthetix, họ mở cửa cho phép bạn giao dịch với nhiều loại tài sản Forex như sGBP, sJYP,… Trước đây, Mirror Protocol còn cho phép bạn giao dịch cổ phiếu Mỹ như mua bán coin trong Crypto.
Tuy nhiên, các dự án Synthetic lại không phát triển mạnh vì các token được tạo ra từ họ không được ứng dụng nhiều, từ đó thanh khoản cũng thấp.
Dự án nổi bật: Synthetix, Alchemix,…
Options & Defi Options Vault
Hợp đồng quyền chọn (hay Options Contract) là một thỏa thuận mà trong đó, nhà đầu tư tham gia hợp đồng có quyền mua hoặc bán tài sản ở một mức giá được xác định trước, có thể xảy ra trước hoặc tại một thời điểm nhất định.
Mặc dù khái niệm này nghe có vẻ giống như hợp đồng tương lai, nhưng các nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn không có nghĩa vụ phải thực hiện vị thế của họ. Hợp đồng quyền chọn thường được sử dụng để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra ở các vị thế hiện tại hoặc được dùng để đầu cơ giá.
Dự án nổi bật: Opyn, Ribbon Finance, Dopex,…
Tuy nhiên, hạn chế của Options chính là tính thanh khoản thấp. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, DeFi Options Vault đã ra đời cho phép nhà đầu tư cung cấp thanh khoản cho thị trường Options cũng như kiếm lợi nhuận từ đó.
Dự án nổi bật: Ribbon, Thetanuts, StakeDAO, Friktion,…
NFT
NFT là viết tắt của Non-fungible Token, là loại token có tính độc nhất và không thể bị thay thế bởi những token khác. Vì vậy, NFT có thể dùng để làm bằng chứng xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số. Đây có thể là tài sản ảo hoặc phiên bản mã hóa của tài sản trong thế giới thực.
NFT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thị trường DeFi. Ví dụ:
-
GameFi kết hợp cả NFT và token để ra trò chơi, trong đó NFT được dùng làm vật phẩm, còn token được dùng để tiền tệ thanh toán hoặc phản ánh giá trị của trò chơi.
-
Mảng Name Service cho phép người dùng DeFi tạo ra các tên miền đại diện cho các ví, các tên miền này được phát hành dưới dạng NFT.
-
Để vận hành mô hình thanh khoản tập trung ở Uniswap v3, các vị thế cung cấp thanh khoản được tạo ra dưới dạng NFT.
-
Các dự án DeFi liên quan đến nội dung như bài viết, âm nhạc, video đều ứng dụng NFT để tạo ra các thực thể độc nhất, có thể xác minh và bảo toàn tính bản quyền sở hữu.
-
Trong tương lai, các dự án Real World Asset sẽ dùng NFT để token hóa cá tài sản ngoài đời thực để đưa vào trong thị trường DeFi.
Qua những ví dụ phía trên, chúng ta có thể thấy NFT có sự liên quan mật thiết đến thị trường DeFi và cũng mở cánh cổng cho phép DeFi ra mắt nhiều sản phẩm độc đáo và có ứng dụng tốt hơn với thị trường thực tế.
NFT Stack
Launchpad
Launchpad là một nền tảng được tạo ra với mục đích kết nối những dự án muốn gọi vốn với những nhà đầu tư muốn sở hữu sớm token dự án ở mức giá ưu đãi bằng cách phát hành token dự án ra cộng đồng.
Đối với người dùng, việc tham gia vào các launchpad mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn kể cả họ đầu tư theo trường phái ngắn hạn hay dài hạn, vì họ có thể mua một lượng token giới hạn của dự án mới ở mức giá ưu đãi.
Một số dự án Launchpad trên các hệ sinh thái
Tuy nhiên, trong thị trường Downtrend, các dự án Launchpad không thể tăng trưởng do không có lực mua từ cộng đồng. Đồng thời rất nhiều dự án được ươm mầm qua Launchpad cũng không phát triển sau khi đã gọi vốn.
Dự án nổi bật: DAO Maker, Polkastarter,…
Identity
Danh tính (Identity) có thể hiểu là một bộ các định tính (claim) của một cá nhân, nhóm, sự vật. Claim ở đây có thể là khuôn mặt, tiểu sử, xuất thân, và các đặc điểm liên quan. Để xác định danh tính của một người, chính phủ đã phát hành căn cước công dân.
Tương tự như vậy, một số dự án trong thị trường DeFi cũng yêu cầu bạn có thể xác thực danh tính. Điểm khác biệt lớn nhất là đối với Decentralized Identity, dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ bởi các ví Non-custodial và được sử dụng ở toàn bộ thị trường DeFi.
Dự án nổi bật: BrightID, Gitcoin Passport, Galxe Passport,…
Privacy
Privacy hay tính riêng tư là trạng thái tự do mà chủ thể không bị bất kỳ ai hoặc bất kỳ điều gì quan sát, theo dõi. Điều này là đặc biệt quan trọng với blockchain, khi hiện tại chúng ta không chỉ luân chuyển thông tin trên mạng internet, mà chúng ta còn luân chuyển giá trị là tài sản nữa.
Tuy nhiên, các thông tin cá nhân như địa chỉ ví thường xuyên bị lộ, ví dụ như các quỹ cũng không thể ẩn danh địa chỉ ví của họ khi theo dõi On-chain.
Vì vậy, nhiều dự án Privacy đã ra đời để giải quyết vấn đề này từ cấp độ blockchain cho tới dApp. Trong tương lai, ZK-Rollup được xem là công nghệ có thể giải quyết vấn đề này khi có thể xác thực người dùng nhưng không cần họ cung cấp thông tin cá nhân.
Dự án nổi bật: Tornado Cash, Secret Network, Keep Network,…
Name Service
Name Service là các dự án hỗ trợ đăng ký tên miền hoạt động trong thị trường DeFi. Thay vì sử dụng địa chỉ ví dài và khó nhớ, người dùng có thể thay thế bằng tên miền ngắn, dễ nhớ và được phát hành dưới dạng NFT.
Cách hoạt động này giống với tên miền trong không gian web, nếu như muốn truy cập trang báo VnExpress, thay vì phải nhớ địa chỉ IP gốc là 42.117.40.159, người dùng chỉ cần gõ vnexpress.net là đã có thể truy cập.
Điểm hạn chế của các dự án tên miền là chúng chỉ hoạt động ở một blockchain nhất định. Độ lớn của các dự án tên miền sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của blockchain foundation và sự liên kết của họ với các dự án trong hệ để phát triển.
Sự phát triển của các dự án tên miền đã mở cửa cho thị trường tên miền hoạt động nhộn nhịp, các tên miền đại diện cho thương hiệu lớn, tên miền càng ngắn càng dễ nhớ sẽ được định giá càng cao. Hiện tại, rất nhiều công ty và thương hiệu lớn đã sở hữu tên miền để bắt đầu hoạt động trong thị trường Web3.
Dự án nổi bật: Ethereum Name Service (Ethereum), Unstoppable Domains (Polygon), SpaceID (BNB Smart Chain), Aptos Name Serice (Aptos),…
Predictions
Predictions là thị trường dự đoán phi tập trung. Người dùng có thể sử dụng các dApp này để đặt cược cho kết quả của các trận đấu thể thao, bầu cử tổng thống,… Mảng Predictions là mảng khá mới và chưa có tiêu chuẩn chung giữa nhiều dự án. Vì vậy, mỗi dự án đang có cơ chế hoạt động cũng như có thị trường đặt cược khác nhau.
PolyMarket hoạt động theo dạng token. Ví dụ chủ đề cược là đội bóng A có thắng hay không? Nếu thắng thì bạn mua token Win, thua thì mua token Lose. Trong đó giá của token sẽ biến động theo dự đoán của thị trường, nếu như phần đông chọn kết quả nào thì token đó sẽ có giá cao hơn.
Azuro cũng cho phép bạn đặt cược tương tự nhưng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài kết quả thắng thua, bạn có thể cược thêm đội nào ghi bàn trước, cả hai đội có ghi bạn trong trận đấu hay không,…
Dự án nổi bật: Azuro, PolyMarket,…
Lottery
Lottery là mảng số xố, tương tự như thị trường truyền thống, bạn sẽ mua những tấm vé số để có cơ hội tham gia vào quá trình quay thưởng. Dãy số trúng thưởng sẽ bao gồm nhiều số khác nhau, nếu may mắn bạn có thể trúng lớn hoặc các giải thấp hơn tùy vào mức độ tương đồng.
Tuy nhiên, PoolTogether – dự án Lottery lớn nhất thị trường có cách hoạt động sáng tạo. Để tạo ra thặng dư cho mỗi đợt sổ xố, họ sẽ sử dụng số tiền người dùng gửi vào để gửi tiết kiệm hoặc kiếm thêm lợi nhuận trong thị trường DeFi, sau đó mới chia cho người chơi.
Dự án nổi bật: PoolTogether, Pancakeswap Lottery,…
Indexes
Index (Chỉ số) là một phương pháp để theo dõi hoạt động của một nhóm tài sản theo cách chuẩn hóa. Các chỉ số thường đo lường hiệu suất của một rổ chứng khoán nhằm tái tạo một khu vực nhất định của thị trường và thường được sử dụng làm điểm chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động của một khoản đầu tư.
Với sự phát triển và mở rộng của thị trường Crypto, nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn, theo dõi và quản lý từng khoản đầu tư khác nhau. Vì vậy Index đã ra đời cho phép các bạn đầu tư vào một rổ tài sản.
Ví dụ Set Protocol có DeFi Pulse Index bao gồm 11 đồng coin/token nổi bật trong DeFi như UNI, AAVE, MKR, SNX, COMP, BAL, SUSHI,… Qua đây nhà đầu tư có thể đầu tư vào một token duy nhất có giá trị phản ánh từ nhiều token trong rổ.
Dự án nổi bật: IndexCoop, PieDAO, Set Protocol,…
Insurance
Decentralized Insurance là hình thức bảo hiểm phi tập trung cho những người dùng trong các ứng dụng DeFi. Bảo hiểm trong DeFi sẽ có 3 bên:
-
Người mua bảo hiểm: Là những người muốn bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro khi tham gia vào không gian mã hóa, hay các sản phẩm liên quan tới DeFi. Họ sẽ mua bảo hiểm liên quan và khi có sự cố xảy ra thì họ sẽ được bồi thường theo hợp đồng trong Smart Contract.
-
Người đánh giá rủi ro: Là những người tin tưởng hệ thống này, họ sẽ bỏ tiền ra bảo hiểm cho những người khác. Khi người mua bỏ tiền ra mua bảo hiểm thì số tiền này sẽ được chia cho những người đánh giá rủi ro này.
-
Người đánh giá yêu cầu bồi thường: Những người sẽ đánh giá yêu cầu bồi thường của các bạn có được chấp nhận hay không.
3 bên này sẽ phối hợp với nhau và cùng phân chia rủi ro trong toàn bộ hệ thống bảo hiểm phi tập trung. Tuy nhiên, Insurance trong thị trường DeFi không đạt được sự thành công lớn. Dưới đây là một số lý do:
-
Sản phẩm bảo hiểm không đa dạng
-
Sai đối tượng khách hàng (Người dùng DeFi chấp nhận rủi ro cao nhưng bên thiệt hại nặng và phải đền bù là DeFi protocol)
Dự án nổi bật: Nexus Mutual, Unslashed, Risk Harbor,…
Asset Management
Asset Management (Quản lý tài sản) là các Protocol cho phép bạn quản lý tài sản một cách thông minh và có chiến lược hơn. Trong đó các Protocol sẽ đưa ra nhiều giải pháp để bạn gia tăng tài sản tùy vào mức độ rủi ro khác nhau.
Ngoài ra, một số dự án Asset Management còn kết nối nhà đầu tư và nhà quản lý quỹ cho phép những người có kinh nghiệm sẽ thực hiện việc quản lý và gia tăng tài sản, từ đó kiếm thêm thu nhập cho những người có nhiều tài sản.
Tuy nhiên, mảng này lại không phát triển mạnh, lý do lớn nhất là do sản phẩm chưa có độ đa dạng, chiến lược đầu tư không mang lại lợi nhuận xứng đáng.
Dự án nổi bật: dHedge, Saffron Finance, Tranchess,…
DeFi coin là gì? Tiêu chí chọn DeFi coin tiềm năng
DeFi coin là đồng coin/token được phát hành bởi các dự án DeFi.
Tương tự như việc đầu tư các dự án khác trong thị trường, bạn cần chọn lọc & tìm hiểu kĩ trước khi đưa ra quyết định đầu tư nào của riêng mình.
Dưới đây là một số tiêu chí bạn cần nắm khi chọn lọc đầu tư vào các DeFi coin.
-
Coin đại diện cho dự án nào? Dự án thuộc mảng nào của thị trường DeFi?
-
Dự án phát triển trong hệ sinh thái nào? Có tác động lớn trong hệ sinh thái hay không?
-
Được rót vốn bởi các quỹ hay nhà đầu tư uy tín.
-
Đội ngũ phát triển dự án có kinh nghiệm xây dựng sản phẩm, giúp sản phẩm vượt qua các giai đoạn khó khăn như bị hack hay downtrend.
-
Dự án định vị đúng trend hiện tại. Hoặc nếu dự án không phát triển theo trend, thì phải phát triển và xây dựng trong phân khúc thiết yếu.
-
Có các sản phẩm, ứng dụng có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng, mang lại trải nghiệm người dùng tốt.
-
Đội ngũ biết cách xây dựng tokenomics để mang về giá trị cho token.
Tuy nhiên, để đánh giá bất kỳ dự án nào, không riêng dự án DeFi hay coin DeFi, bạn cần lưu ý:
-
Tất cả đánh giá đều sẽ mang tính thời điểm cao và có thể không phù hợp trong tương lai vì Crypto thay đổi rất nhanh.
-
Các dự án DeFi có thể hoạt động mà không cần phải có token vì vậy không phải dự án DeFi nào cũng có đồng coin/token.
Hệ sinh thái DeFi trên mỗi Blockchain
Hệ sinh thái DeFi là gì?
Trước hết, chúng ta cần định nghĩa về hệ sinh thái trong các lĩnh vực khác nhau.
-
Hệ sinh thái trong tự nhiên là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần không sống như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh).
-
Hệ sinh thái trong kinh doanh là một hệ thống chuỗi giá trị bao gồm nhiều sản phẩm kết nối với nhau trong 1 lĩnh vực kinh doanh nhất định.
Đặc điểm của hệ sinh thái là chúng có thể tạo ra môi trường win-win, đôi bên cùng có lợi.
-
Với người dùng: Một hệ sinh thái sẽ phục vụ đầy đủ tất cả các nhu cầu của họ. Các sản phẩm trong 1 hệ sinh thái sẽ được đồng bộ hóa, tương tác với nhau, tạo nên sự thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng.
-
Với dự án: Hệ sinh thái sẽ giúp dự án mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng được chuỗi giá trị của công ty, từ đầu vào đến đầu ra. Tận dụng được những mảnh ghép đã có sẵn ví dụ như cơ sở hạ tầng, dữ liệu từ người dùng,…
Và đó cũng là lý do trong thị trường Crypto, khi đã có nhiều dự án, các dự án phát triển ở nhiều mảng khác nhau và chia thành nhiều khu vực hoạt động thì hệ sinh thái Crypto cũng ra đời. Mỗi blockchain có các tiêu chuẩn token khác nhau. Vì vậy mỗi hệ sinh thái DeFi thường được phát triển gắn liền với blockchain của nó.
Tiêu chí đánh giá hệ sinh thái DeFi
Để đánh giá đâu là một hệ sinh thái nổi bật, chúng ta sẽ có rất nhiều tiêu chí khác nhau, kết hợp cả yếu tố:
-
Dòng tiền => Thể hiện qua DeFi TVL
-
Người dùng => Thể hiện qua Active Address
-
Số lượng dự án chất lượng mới
-
Số lượng dự án ở các ngách mới
-
Sự cải tiến của các developer => Thể hiện qua các xu hướng mới
-
Sự hỗ trợ và định hướng của Blockchain Foundation
-
Sự liên kết của các dự án trong hệ sinh thái
Để đánh giá một hệ sinh thái, nhà đầu tư phải kiến thức để phân tích từng nhánh trong DeFi và nắm được tổng quan điểm mạnh, điểm yếu của tất cả hệ sinh thái trong thị trường để có sự so sánh khách quan nhất.
Các hệ sinh thái nổi bật qua từng chu kỳ
Tương tự như các nền kinh tế trên toàn thế giới, khi đất nước nào, khu vực nào có tiềm năng tăng trưởng cao hơn thì dòng tiền đầu tư ngoại sẽ tập trung vào khu vực đó. Kể từ năm 2000 đến nay, châu Á là mảnh đất màu mỡ của nhà đầu tư.
Trong thị trường DeFi, hệ sinh thái nào phát triển và có nhiều cơ hội đầu tư thì sẽ thu hút dòng tiền và tăng trưởng. Dưới đây là thời điểm vàng của một số hệ sinh thái.
-
6/2020-12/2020: Ethereum
-
1/2021-3/2021: BNB Chain
-
5/2021-6/2021: Polygon
-
8/2021-11/2021: Solana
-
8/2021-10/2021: Celo
-
9/2021-12/2021: Avalanche
-
9/2021-3/2022: Arbitrum
-
10/2021-3/2022: Fantom
-
11/2021-5/2022: Terra
-
1/2022-4/2022: Cronos
-
3/2022-5/2022: Near
-
3/2022: Waves
-
6/2022: Mixin
-
7/2022-11/2022: Optimism
-
11/2022-1/2023: Arbitrum, Optimism và các giải pháp Layer 2
Dòng tiền đến là cơ hội để hệ sinh thái tăng trưởng. Tuy nhiên rất nhiều hệ sinh thái đã không thể giữ được dòng tiền đó. kết quả là dòng tiền, người dùng và developer cũng lần lượt rời đi khi Downtrend đến. Vì vậy, việc phát triển một hệ sinh thái bền vững là mục tiêu rất quan trọng giúp DeFi phát triển.
Một số hệ sinh thái đáng chú ý cho chu kỳ tới và lý do:
-
Ethereum
Ethereum từ trước đến nay vẫn là đầu nguồn của dòng tiền, có nhiều người dùng, có nhiều developer tài năng. Mặc dù không được dẫn dắt quá sâu về hướng phát triển từ Ethereum Foundation nhưng hệ Ethereum là nơi đầu tiên nhiều dự án đầu ngành đặt chân đến. Vì vậy, Ethereum vẫn tiếp tục là nơi có nhiều cơ hội để các bạn khám phá.
-
BNB Chain
Nếu như Ethereum là nơi khởi sướng xu hướng thì BNB Chain là nơi bắt kịp các xu hướng đó rất nhanh, điểm hình là trend GameFi và Metaverse. Mặc dù trong năm 2022, BNB Chain chưa thể hiện được nhiều dấn ấn trong thị trường nhưng với sức mạnh rất lớn cũng như định hướng đúng đắng từ Binance, BNB Chain vẫn là hệ đáng để theo dõi.
-
Arbitrum & Optimism
Arbitrum & Optimism là 2 giải pháp Optimistic Rollup nổi bật nhất thị trường và là đối thủ cạnh tranh vô cùng khốc liệt với nhau. Hiện tại Optimism đã ra mắt token còn Arbitrum thì chưa ra mắt. Tuy nhiên, cả 2 đều có chiến lược rất thông minh khi sử dụng nhiều cách khác nhau để thu hút người dùng về hệ sinh thái mà không lạm dụng token.
Đối với nhiệm vụ của Layer 2 như Arbitrum & Optimism, họ sẽ là bên hỗ trợ Ethereum trước khi Ethereum đạt đến giai đoạn Mass Adoption. Tuy nhiên quá trình Mass Adoption có thể mất đến 10 năm, vì vậy Arbitrum & Optimism vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển.
-
StarkWare, zkSync, Polygon zkEVM
Đây là 3 giải pháp Layer 2 theo công nghệ zk-Rollup đang hỗ trợ cho Ethereum. Hiện tại công nghệ ZK đang gặp nhiều khó khăn do ngôn ngữ phát triển của mỗi dự án là khác nhau, điều này khiến hệ sinh thái của các dự án Zk vẫn còn nhỏ so với Optimistic Rollup.
Tuy nhiên, công nghệ ZK lại được Ethereum Foundation kì vọng nhiều hơn, được định giá cao hơn và cũng đã chứng minh được hiệu suất qua dự án dYdX, vì vậy các bạn cũng nên theo dõi 3 hệ sinh thái đi đầu về công nghệ zk phía trên.
Polygon POS, Avalanche, Fantom
Nhìn chung Polygon, Avalanche và Fantom là 3 hệ sinh thái cũng có sự thành công nhỏ trong thị trường khi có nhiều dự án chất lượng phát triển và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng. Tuy nhiên, dòng tiền lại không ở lại quá lâu với các hệ sinh thái này nên cũng không còn được chú ý nhiều.
Tuy nhiên so với các hệ sinh thái khác thì blockchain foundation Polygon, Avalanche và Fantom vẫn còn tiềm lực lớn để phát triển, đặc biệt là khả năng BD của team Polygon hoặc trend Andre Cronje của Fantom. Vì vậy các bạn cũng nên theo dõi.
Thực trạng & Vấn đề thị trường DeFi
Một số hạn chế của thị trường DeFi
Mặc dù DeFi đã được chứng minh là có nhiều ưu điểm đồng thời tạo ra nhiều cơ hội đầu tư nhưng DeFi vẫn tồn tại nhiều hạn chế.
-
Khả năng mở rộng (Scalability): Phí gas đắt đỏ, thời gian chờ lâu gây ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng.
-
Thanh khoản (Liquidity): Thanh khoản được coi là máu của bất cứ thị trường giao dịch nào, và với DeFi, lượng thanh khoản nhìn chung còn thấp.
-
Sự tập trung (Centralization): DeFi sẽ còn không ý nghĩa nếu như thiếu chữ De, tuy DeFi nhắm tới sự phi tập trung nhưng với nhiều dự án ở thời điểm hiện tại, quyền lực vẫn thuộc về một bộ phận nhỏ (vẫn còn tính Centralized).
-
Tính bảo mật (Security): DeFi là một thị trường có rất nhiều rủi ro, việc bảo mật trong DeFi vẫn chưa thực sự nhận được nhiều quan tâm so với tầm quan trọng của chúng.
-
Oracle Attack: DeFi phụ thuộc rất nhiều vào Oracle, tuy nhiên nhiều dự án vẫn không hiểu rõ và xem nhẹ việc lựa chọn Oracle để tích hợp. Kết quả là dự án phải chịu nhiều thiệt hại từ các vụ tấn công liên quan.
-
Hiệu quả sử dụng vốn (Capital Efficiency): DeFi với nhiều đột phá từ công nghệ đã giúp người dùng sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, có một lượng lớn tài sản vẫn chưa được tận dụng mở ra nhiều tiềm năng phát triển mới cho DeFi.
-
Thiết kế Tokenomics không hợp lý: Token đang bị lạm dụng để thu hút người dùng bằng incentive nhưng điều này không bền vững và không tạo ra giá trị cho token holder.
-
Mô hình kinh doanh không bền vững: Phần lớn các dự án trong thị trường đều là các dự án ra đời theo trend. Điển hình là trend GameFi, mỗi ngày có vài dự án ra đời với tuổi đời chuẩn bị chỉ 1-2 tháng và sau đó họ cũng lụi tàn vì không biết cách phát triển.
-
Chưa có hàng rào bảo vệ dự án trước sự tấn công: Các đợt tấn công vào Mango Market, vụ thiếu thanh khoản thanh lý của Solend, hay tấn công giá CRV nhắm vào Aave đã cho thấy thị trường DeFi chưa lường trước được các rủi ro bị tấn công.
Đọc thêm: 7 hạn chế của DeFi tại đây.
Dự án DeFi có phi tập trung không?
Mặc dù thị trường DeFi là nơi hội tụ của rất nhiều dự án phi tập trung. Tuy nhiên, phi tập trung không phải là khái niệm trắng đen mà là thang đo xám có thể chia theo nhiều mức độ khác nhau. Dựa vào cấu tạo của các ứng dụng DeFi, chúng ta có thể phân chia mức độ phi tập trung của các dApp theo 3 dạng:
-
Chỉ hoạt động trong thị trường DeFi mà không phi tập trung
Ví dụ, Chainlink đang đóng vai trò rất lớn trong thị trường DeFi khi cung cấp dữ liệu cũng như nhiều sản phẩm cơ sở hạ tầng để các dApp khác hoạt động. Tuy nhiên, người dùng không thể can thiệp vào việc quản trị nội bộ của Chainlink.
Tương tự như vậy, Stablecoin USDT và USDC là được sử dụng nhiều trong DeFi. Tuy nhiên, hai Stablecoin này lại bị kiểm soát hoàn toàn bởi Tether và Circle, người dùng không có quyền biểu quyết hay kiểm soát như Stablecoin DAI của MakerDAO. Một số dự án chỉ tham gia/liên quan tới DeFi mà không có tính phi tập trung.
-
Cho phép biểu quyết để quản trị dự án
Đa số các dự án DeFi trong thị trường đang ở nhánh này. Ví dụ Uniswap, Compound, Aave, Sushiswap sẽ cho phép cộng đồng có thể tham gia vào DAO để đề xuất, biểu quyết, từ đó tác động đến mô hình hoạt động của Protocol.
-
Phi tập trung hoàn toàn
Nếu chọn ra dự án phi tập trung nhất thì đó sẽ là Ethereum, cho dù Ethereum Foundation cũng không nắm quyền kiểm soát blockchain này. Tuy nhiên, các dự án còn lại trong thị trường DeFi thì chưa có dự án nào phi tập trung hoàn toàn.
Xét về quyền hạn truy cập, các dự án có áp dụng DAO vẫn chỉ xem DAO là nơi để tiếp nhận thông tin, ý kiến. Cộng đồng vẫn chưa thể trực tiếp chỉnh sửa hoặc thay đổi Protocol nếu team không đồng ý.
Ngoài ra, các dApp trong thị trường Crypto vẫn còn đang phụ thuộc rất lớn vào các dự án cơ sở hạ tầng thuộc công ty Centralized. Ví dụ như Infura là một dự án cung cấp các công cụ và cơ sở hạ tầng cho phép các nhà phát triển dễ dàng kết nối ứng dụng của họ với các blockchain nền tảng.
Hiện tại đang có rất nhiều dApp phụ thuộc vào Infura, có thời điểm Infura bị tắc nghẽn khiến Binance phải tạm hoãn việc rút tiền của sàn. Qua đây, chúng ta có thể thấy để thị trường DeFi vẫn còn rất xa để có thể phi tập trung hoàn toàn. Ngoài vấn đề cải tiến, chúng cũng cần vượt trội hơn các dự án Web2 về chi phí, tính hiệu quả.
Tương lai và xu hướng thị trường DeFi
Không dễ để chúng ta định hình DeFi sẽ như thế nào trong 2-3 năm tới vì đây là sự vận động tự nhiên của thị trường. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy một số xu hướng gần đang phát triển.
Multichain
Xu hướng Multichain là xu hướng một dự án phát triển ở một chain sau đó mở rộng sang các chain khác. Xu hướng này được nhắc đến mạnh mẽ và được thực hiện khi thị trường ngày càng có nhiều blockchain vào năm 2020, thậm chí là mỗi dự án có xu hướng muốn phát triển App-chain.
Tính đến nay thị trường đã có hơn 200 blockchain khác nhau. Đối với một dự án, nếu như họ không muốn bỏ lỡ tệp người dùng ở chain còn lại, họ chỉ còn cách phải phát triển Multichain. Xu hướng này được dẫn đầu bởi các ví Crypto như Coin98 Super App, Trust,…
Tuy nhiên, chúng được cộng đồng ghi nhận nhiều với trường hợp của Sushiswap. Mặc dù hiện tại họ chưa thành công, nhưng đây được xem là trường hợp phát triển mạnh nhờ mở rộng sang 23+ blockchain khác nhau. Sau này hàng loạt dự án khác cũng phát triển tương tự như Uniswap, Aave, OpenSea,…
Cross-chain
Nếu như Multichain là xu hướng 1 dự án mở rộng sang nhiều blockchain thì Cross-chain là sự tương tác giữa các blockchain đó. Các dự án Cross-chain đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển tài sản, thanh khoản và thông tin giúp thị trường có thể phát triển đồng đều.
Mảng nổi bật nhất trong xu hướng Cross-chain là Cross-chain bridge, đây là mảng không thể thiếu đối với một hệ sinh thái mới giúp họ tiếp cận được nguồn thanh khoản dồi dào từ người dùng trong thị trường DeFi.
Ngoài ra, công nghệ Cross-chain cũng ngày càng được nâng cấp hơn để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Ví dụ: Aave phát triển Portal cho phép người dùng thế chấp ở chain A và vay ở chain B, Coin98 phát triển SuperLink để kết nối tất cả blockchain cho phép người dùng có thể tham gia vào thị trường DeFi mà không cần quan tâm đến chain mình đang sử dụng.
Liquidity – Lấy thanh khoản làm trọng tâm
Thanh khoản giống như mạch máu của thị trường DeFi, nếu như không có thanh khoản thị trường DeFi và các dự án DeFi sẽ không thể phát triển. Ví dụ: AMM cần người cung cấp thanh khoản để trader có thể giao dịch, Lending cần người cung cấp thanh khoản để sử dụng tài sản đó tiếp tục cho vay.
Các dự án DeFi sẽ làm mọi cách để có được thanh khoản từ người dùng, thị trường DeFi còn có thuật ngữ Vampire Attack để chỉ các chiến lược tấn công trực diện vào đối thủ để thu hút thanh khoản và người dùng trong thời gian ngắn thay vì xây dựng từ đầu.
Tuy nhiên, cách phổ biến nhất vẫn là dùng token để trả thưởng cho người cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider). Cơ chế này hiệu quả nhưng có nhược điểm lớn là không tạo ra giá trị thặng dư cho Protocol. Việc lạm dụng token để trả thưởng khiến lượng cung của token tăng nhanh chóng, khiến giá giảm sâu từ đó tác động tiêu cực đến dự án.
Để giải quyết vấn đề này, một số Protocol như DeFi 2.0 (Tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn) hay Real Yield (Lợi nhuận thực) đã ra đời. Bài viết sẽ giải thích ngay phần sau.
DeFi 2.0
Như đã đề phía trên, mặc dù DeFi đã phát triển rất mạnh nhưng cũng cho thấy nhiều hạn chế. Vì vậy, DeFi 2.0 đã ra đời, đây là phiên bản nâng cấp của DeFi, giúp khắc phục những điểm yếu và tối ưu những lợi thế của DeFi hiện tại. Từ đó mở ra những tiềm năng cơ hội lớn cho những bên tham gia.
DeFi 2.0 đã phát triển mạnh trong cuối 2021, tập trung vào giải quyết vấn đề Hiệu quả sử dụng vốn cho người dùng. Chúng đã hình thành DeFi Stack 2.0 với nhiều dự án khác nhau. Trong đó có 4 nhánh nổi bật là:
-
Mở khoá tài sản sản thế chấp
-
Protocol sở hữu thanh khoản
-
Quản lý thanh khoản
-
NFT x DeFi
DeFi 2.0 Stack
Tuy nhiên, DeFi 2.0 không tồn tại được lâu do mô hình vận hành của dự án đồng thời chịu tác động xấu từ tình hình chung của thị trường, vì vậy đa số dự án không có hiệu suất nổi bật. DeFi 2.0 vẫn sẽ là xu hướng tất yếu, quan trọng là dự án nào giải quyết được vấn đề thì dự án đó sẽ phát triển.
Lợi nhuận thực (Real Yield)
Real yield trong DeFi được lấy ý tưởng từ khái niệm real yield trong tài chính, trong đó, real yield được đo lường bằng lợi tức danh nghĩa trừ đi lạm phát. Ví dụ, nếu một trái phiếu mang lại lợi nhuận 7% và lạm phát tăng lên đến 5% trong suốt thời gian tồn tại của trái phiếu, thì lợi suất thực tế của trái phiếu là 2%.
Real Yield được quan tâm vì trong thời gian vừa qua, mặc dù DeFi tăng trưởng nhưng đó là dự tăng trưởng không bền vững. Đa số Yield người dùng có được đều đến từ Token Emission. Điều này khiến các dự án tăng trưởng nhanh nhưng cũng “lụi tàn” vì không tạo ra giá trị thực.
Trong DeFi, real yield đề cập tới nguồn yield thực tế được tạo ra bởi các hoạt động kinh tế bền vững từ các dịch vụ do các DeFi protocol cung cấp.
Các hoạt động tạo ra Real Yield trong thị trường DeFi. Ví dụ:
-
AMM DEX: Phí giao dịch của trader.
-
Lending: Chênh lệch lãi suất vay và cho vay, phí thanh lý.
-
Blockchain: Gas fee.
Ví dụ: Đối với Uniswap, nguồn yield thu thập từ swap fee được traders trả cho người cung cấp thanh khoản cho giao thức. Từ nguồn Yield bền vững, dự án sẽ có tiền để trả cho đội ngũ phát triển, người cung cấp thanh khoản, token holder,…
Tổng kết
Đây là bài viết tổng quan về DeFi, cụ thể, chúng ta đã tìm hiểu kỹ về bản chất, thành phần, tiềm năng và cơ hội đầu tư trong DeFi. Với bài viết này, hi vọng các bạn đã có thể nắm được bản đồ không gian DeFi cũng như những mảnh ghép bên trong thị trường.
Disclaimer: Thông tin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Coin98 Insights. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật một số nước công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.