DeFi là gì? Tương lai của nền tài chính toàn cầu

DeFi là gì?DeFi là gì?

DeFi – Tài chính phi tập trung hay Tài chính mở có lẽ là thuật ngữ mà anh em không còn xa la khi tham gia vào thị trường tiền điện tử và được xem là mảnh ghép không thể thiếu trong sự triển phát triển chung của thị trường trong những năm vừa qua.

Vậy DeFi là gì? Liệu xu hướng này sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai? Tất cả sẽ có trong bài viết sau của Blogtienao. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

DeFi là gì?

DeFi là từ viết tắt của Decentralized Finance (tài chính phi tập trung / tài chính mở). Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các ứng dụng tài chính được xây dựng trên Blockchain.

Nói một cách cụ thể hơn, DeFi là “con đường” đưa các sản phẩm tài chính truyền thống đến “vùng đất” phi tập trung. Ở đó, nhu cầu về bên thứ ba bị loại bỏ (hoặc giảm tối thiểu), tính minh bạch và an toàn được đề cao, còn chi phí thì được giảm thấp, không cần giấy tờ và không cần trung gian.

Hiện tại, Ethereum là nền tảng có nhiều ứng dụng DeFi hoạt động nhất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các hệ sinh thái khác như Tron, BNB Chain, Polygon,… cũng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ.

DeFi so với tài chính truyền thống

Một số điểm bất lợi của tài chính truyền thống so với DeFi có thể kể đến:

  • Một số người sẽ không được cấp quyền truy cập để thiết lập tài khoản ngân hàng hoặc sử dụng các dịch vụ tài chính.
  • Các dịch vụ tài chính có thể ngăn cản người dùng nhận tiền.
  • Một khoản phí ẩn của các dịch vụ tài chính là dữ liệu cá nhân của bạn.
  • Chính phủ và các tổ chức tập trung có thể đóng cửa bất cứ lúc nào theo ý muốn.
  • Giờ giao dịch sẽ bị giới hạn.
  • Việc chuyển tiền có thể mất nhiều ngày do quy trình nội bộ của con người.

Mục đích ra đời của DeFi

Trong tài chính truyền thống (CeFi – Centralized Finance*), bạn tin tưởng chính phủ sẽ không in tiền một cách bất ngờ để lạm phát tăng cao; các ngân hàng sẽ giữ tiền của bạn một cách an toàn; và bạn thường kiếm lợi nhuận bằng cách ủy thác tài sản của mình cho bên thứ ba, điều này đồng nghĩa với việc trao quyền kiểm soát tiền của mình cho một người khác.

*CeFi: Tài chính truyền thống/tài chính tập trung

Nhưng chắc hẳn bạn phải đồng ý một điều rằng dù đó là tiền của bạn, nhưng bạn lại không thể hoàn toàn kiểm soát được chúng 100%, dù với bất kỳ hình thức nào bên trên.

DeFi đã ra đời nhằm mục đích tạo ra một hệ thống tài chính mở cho mọi người. Tại đó, mọi người có thể hoàn toàn kiểm soát được tài sản của mình.

Còn nếu nói một cách rộng hơn thì DeFi là một nỗ lực đầy tham vọng nhằm phân cấp các trường hợp sử dụng tài chính truyền thống cốt lõi, như giao dịch, cho vay, đầu tư, quản lý tài sản, thanh toán và bảo hiểm thông qua việc sử dụng Blockchain.

Như vậy liệu trong tương lai, DeFi có thể thay thế CeFi không?

DeFi có thể thay thế CeFi không?

DeFi có thay thế CeFi?DeFi có thay thế CeFi?

Về cơ bản, DeFi sẽ không thể thay thế hoàn toàn CeFi. Tuy nhiên, chúng sẽ cung cấp thêm nhiều loại hình dịch vụ mà CeFi không thể cung cấp.

Trong DeFi:

  • Tài sản sẽ được thay bằng tiền điện tử
  • Các tổ chức, nhà nước, công ty sẽ được thay thế bằng Blockchain
  • Dù đang ở bất kỳ nơi nào thì bạn chỉ cần có thiết bị được kết nối với Internet là có thể tiếp cận được với tài chính phi tập trung

Như vậy, các công cụ DeFi chắc chắn khác với các công cụ CeFi, mặc dù chúng cung cấp các dịch vụ tài chính tương tự, chẳng hạn như các khoản vay.

Không chỉ có thế, họ còn cung cấp những dịch vụ tài chính hoàn toàn mới như stablecoin (DAI, True USD,…)

Các đặc điểm chính của tài chính phi tập trung

Dễ dàng tiếp cận

DeFi là một hệ thống mở, vì thế bất kỳ ai có thiết bị kết nối với Internet đều có thể tiếp cận dễ dàng.

Khả năng tương tác 

Xây dựng một khối chính nhằm giúp khả năng tương tác giữa các khối trở nên đơn giản hơn. Từ đó, tạo ra hệ sinh thái có khả năng mở rộng và trở nên đa dạng theo thời gian.

Tính riêng tư

Trong CeFi, việc cung cấp dữ liệu cá nhân là một trong những “bước” không thể không có; tuy nhiên, DeFi lại hoàn toàn khác.

Các dapps DeFi sẽ có nhu cầu hạn chế đối với bên thứ ba (ngân hàng hoặc các tổ chức) để người dùng thực sự tin tưởng, vì họ chính là người giám sát tài sản của chính mình.

Tính minh bạch 

Dữ liệu về các hoạt động thị trường sẽ được hiển thị trên cơ sở bình đẳng cho tất cả những người tham gia.

Lợi ích cốt lõi của tài chính phi tập trung

Lợi ích cốt lõiLợi ích cốt lõi

  • Phân cấp thực sự: Giúp chống lại sự kiểm duyệt; cho phép tất cả các tầng lớp xã hội đều có thể tham gia; và có bên thứ ba đáng tin cậy
  • Chi phí thấp, giao dịch nhanh chóng và các hợp đồng không thể bị gian lận: Nhờ sử dụng cơ sở Blockchain làm cơ sở hạ tầng
  • Người dùng có toàn quyền kiểm soát tài sản mà không cần bên thứ ba: Do DeFi cho phép người dùng sở hữu các khóa riêng
  • Tăng tính minh bạch: Nhờ đó mà giảm thiểu các rủi ro xuất phát từ lợi ích cá nhân hay những thông tin sai lệch

Cách DeFi hoạt động

Hoạt động trên DeFi không bị quản lý bởi một tổ chức hay nhân vật nào, mà thay vào đó là các quy tắc được viết bằng code hoặc smart contract. Khi chúng được triển khai trên blockchain, các dapp DeFi sẽ tự hoạt động mà không cần đến sự can thiệp của con người.

Bên cạnh đó, smart contract này hoàn toàn công khai trên blockchain nên bất cứ ai cũng có thể kiểm toán.

Ngoài ra, tất cả các hoạt động giao dịch cũng được công khai. Tuy nhiên, do ảnh hưởng đến quyền riêng tư nên danh tính trên các giao dịch sẽ được ghi bằng tên giả theo mặc định.

Liệu tài chính phi tập trung có thể có rủi ro?

Rủi ro của DeFiRủi ro của DeFi

Nói đến mức độ rủi ro thì các dapp DeFi hiện là “nơi” được giới hacker nhắm đến nhiều nhất. Trong số tất cả các vụ tấn công thì nổi tiếng nhất chính là DAO xảy ra vào tháng 6/2016.

Trong vụ việc, hacker đã chuyển một phần ba quỹ của DAO sang một tài khoản khác bằng cách khai thác lỗ hổng trong mã hóa. Điều này đã buộc cộng đồng Ethereum phải hardfork blockchain để khôi phục lại số tiền đã mất.

Vụ tấn công nghiêm trọng gần đây nhất là vụ giao thức bZx. Hacker đã tấn công 2 lần liên tiếp và cuỗm đi mất gần 1 triệu USD.

Từ đó cho thấy công nghệ đằng sau ứng dụng tài chính phi tập trung vẫn còn kém phát triển và nhiều lỗ hổng; tạo điều kiện cho các cuộc tấn công, gây tổn hại đến uy tín của công nghệ.

Một số ứng dụng DeFi phổ biến

Nền tảng cho vay phi tập trung

Hiện có nhiều sản phẩm tài chính khác nhau dựa trên DeFi. Nhưng, lĩnh vực phát triển nhanh nhất và phổ biến nhất của DeFi là các nền tảng vay và cho vay.

Tương tự như ngân hàng, người dùng gửi tiền và kiếm lãi từ những người mượn tiền của họ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ngân hàng không còn là nơi trung gian mà là smart contract sẽ là bên kết nối hai người dùng; thực thi các điều khoản vay và phân phối tiền lãi.

Stablecoin

Như bạn đã biết, thị trường tiền điện tử là một trong những thị trường có tính biến động rất cao; chính vì thế cần có một loại coin giữ giá trị, và đó chính là stablecoin.

Một số stablecoin được xây dựng trên nền tảng tài chính phi tập trung như: DAI, Terra, True USD,

Sàn giao dịch phi tập trung

Có một ứng dụng DeFi phổ biến khác chính là sàn giao dịch phi tập trung (DEX).

DEX là các sàn giao dịch tiền điện tử sử dụng smart contract để thực thi các quy tắc, thực hiện giao dịch và xử lý an toàn cho quỹ khi cần thiết. Vì thế, khi bạn giao dịch trên DEX, sẽ không có người điều hành giao dịch, không cần xác minh danh tính hoặc mất phí rút tiền.

Một số sàn giao dịch phi tập trung: Binance DEX, Pancakeswap, Uniswap

Ngoài ra còn có một số ứng dụng khác như các nền tảng thanh toán phi tập trung (Lightning Network, Helis, xDai,…); các sản phẩm phái sinh phi tập trung (Market protocol, Uma,…)

Vì sao việc áp dụng DeFi vẫn chưa thật sự phổ biến?

Đó có thể là do DeFi vẫn chưa vượt qua những trở ngại lớn sau:

Trải nghiệm người dùng

Như đã biết, tài sản trong tài chính phi tập trung nằm dưới hình thức tiền điện tử. Vì thế, điều tiên quyết là tiền điện tử cần trở nên phổ biến, nếu muốn DeFi cũng như thế

Tính thanh khoản

Hiện tại, thanh khoản trong tài chính phi tập trung vẫn còn thấp. Trong khi đó, thanh khoản là vấn đề mấu chốt để định giá trong ngành tài chính. Do đó mà hầu hết các giao thức hiện không thể cạnh tranh với các đối thủ (trong CeFi).

Các sản phẩm bị thế chấp vượt mức

Vì hiện tại không có credit score (điểm tín dụng) hoặc tài sản thế chấp chung nên nhiều sản phẩm phải được thế chấp vượt mức (đôi khi cao tới 150%).

Nhược điểm này làm giảm đòn bẩy đối các trader chuyên nghiệp; hoặc cơ hội để có được quyền truy cập vào vốn mà người dùng không sở hữu.

Rủi ro trong kỹ thuật

Đây là một trong những vấn đề mà người dùng lo ngại nhất. Nếu chẳng may smart contract hay lớp blockchain xảy ra lỗi thì khó có thể phát hiện do công nghệ này vẫn còn quá mới mẻ.

Bên cạnh đó, theo thiết kế, các giao dịch sai hoặc gian lận sẽ không thể đảo ngược trên blockchain.

Tiềm năng trong tương lai

Dù hiện vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề, nhưng hệ sinh thái DeFi đã tăng trưởng gấp 15 lần trong vòng 2 năm qua.

Tính tới tháng 2.2020, khoảng 3 triệu ETH đã được khóa trong các ứng dụng DeFi. Trong đó, các sản phẩm cho vay là ngành phát triển mạnh mẽ và nhanh nhất.

Điều đó cho thấy tài chính phi tập trung thật sự rất có tiềm năng. Và nếu những nhược điểm có thể được khắc phục thì DeFi sẽ nhanh chóng đứng bên cạnh CeFi trong tương lai.

Kết luận

Hi vọng qua bài viết về DeFi của Blogtienao, anh em đã có cái nhìn rõ nét hơn về DeFi và hiểu được tiềm năng mà DeFi mang đến. Nếu có gì thắc mắc hay có góp ý gì, anh em có thể bình luận ngay dưới bài viết nhé!

3.7/5 – (10 bình chọn)