Đền Bắc Lệ Cầu Gì? Đi Lễ Công đồng Bắc Lệ – Lạng Sơn
Mục lục bài viết
Đền Bắc Lệ – Lạng Sơn
- 1. Đôi nét về Đền Bắc Lệ
- 2. Văn khấn Đền Bắc Lệ – Lạng Sơn
Đền Bắc Lệ cầu gì? Đi lễ Công đồng Bắc Lệ
Người ta cứ nô nức đi Đền Bắc Lệ, thế mà nhiều người vẫn chả biết Đền Bắc Lệ cầu gì, thờ ai, nổi tiếng lâu đời như thế nào. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, Hoatieu.vn sẽ chia sẻ đến bạn bài viết: Đền Bắc Lệ cầu gì? Đi lễ Công đồng Bắc Lệ. Mời bạn đọc tham khảo.
1. Đôi nét về Đền Bắc Lệ
Đền Bắc Lệ là một ngôi đền cổ còn xót lại ở nước ta nằm trên xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Theo sử sách, đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI-XVII. Ngôi đền được bao bọc xung quanh là những cây cổ thụ. Thiết kế bên trong lẫn bên ngoài đền mang đậm nét cổ kính rêu phong cùng với kiến trúc cổ xưa là những đồ cổ có giá trị như 9 bức tượng lớn nhỏ làm từ gỗ mít, những bức hoành phi, câu đối được chạm trổ tinh tế…
Nơi đây còn được coi là một trong ba nơi thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn. Được biết đến là một trong tám ngôi đền linh thiêng nhất Việt Nam. Nơi đây còn được coi là một trong ba nơi thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn thuộc Tam tòa Thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam: Mẫu Thượng Thiên cai quản miền trời; Mẫu Thượng Ngàn cai quản miền rừng núi; Mẫu Thủy (Mẫu Thoải) cai quản miền sông nước
Đền là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn hiển linh cai quản miền rừng núi. Ngoài thờ bà Chúa Thượng Ngàn trong đền còn thờ Chầu Bé, đây chính là các cô, các cậu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Theo truyền thuyết đây là một nhân vật có thật sống ở vùng Bắc Lệ thay mặt thánh Mẫu thực hiện những tâm nguyện của mọi người.
Ngoài cầu tình duyên ngôi đền còn được nhiều người tìm đến thắp hương với mong muốn, dâng sớ, cầu lộc, cầu tài, bình an, cầu công thành danh toại. Đôi lúc đến đây chỉ cần sự thanh thản chút bỏ mọi muộn phiền của cuộc sống cùng ngắm cảnh miền sơn cước, nghe chầu văn.
2. Văn khấn Đền Bắc Lệ – Lạng Sơn
“Ai lên tới Lạng Sơn châu thổ
Hỏi thăm đền Chầu Bé nơi nào
Hỏi thăm Bắc Lệ mà vào
Đền thờ Chầu Bé thấp cao mấy tầng”
- Hay khi nói về những cuộc dạo chơi nơi non bồng nước nhược, nơi cảnh trí hữu tình của chầu:
“Thường dạo cảnh Bảo Hà Thác Cái
Đền Đông Cuông đức đại tối linh
Tuyên Quang cảnh trí hữu tình
Núi Giùm Mẫu ngự thác ghềnh nguy nga
Vào rừng cấm một tòa bích động
Đền Ỷ La lồng lộng ngôi cao
Cây Xanh chầu mắc võng đào
Mỏ Than chầu ngự thấp cao mấy tầng
Cảnh núi rừng đèo heo hút gió
Thú lâm sơn hoa cỏ tốt tươi
Minh Lương suối lượn quanh đồi
Chầu thường dạo cảnh khắp nơi hữu tình
Lai Châu, Suối Rút, Hòa Bình
Đỉnh non Bắc Kạn một mình cheo leo
Hài xanh đủng đỉnh lưng đèo
Trên dòng sông Vị mái chèo đua bơi
Khi về xứ Lạng rong chơi
Nức danh Chầu Bé nơi nơi phụng thờ
Đền Ghềnh cảnh đẹp nên thơ
Chầu lên Hương Tích hái mơ đem về”
- Hay khi nói về sự tích và vẻ đẹp của Chầu Bé, văn cũng hát rằng:
“Chầu Bé vốn người Nùng chính gốc
Quả áo lam, khăn lục vấn đầu
Đai xanh kiềng bạc túi chầu
Một bên dao quắm che tàu lá gai
Chân hài xảo đầu cài trâm nhím
Vòng kim cương tam khí lồng tay
Hây hây mặt nước vơi đầy
Như bông hoa nở giữa ngày đầu xuân
Tuổi Chầu Bé đương tuần trăng độ
Trên Sơn Lâm Thái Tổ ban quyền
Phép tiên lay núi chuyển ngàn
Bẻ ba tàu cọ làm hàng bán chơi”.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Hoatieu.vn. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:
- Đền Mẫu Đồng Đăng ở đâu?
- Văn khấn Mẫu ở chùa