Đèn pha Bi Cầu là gì? Cấu tạo Bi LED, Bi Xenon, Bi Halogen hiện nay – Cartop.vn
Đèn pha Bi Cầu là mẫu đèn pha ô tô hiệu suất cao sử dụng một thấu kính hội tụ ánh sáng nhằm tăng độ chụm sáng và khả năng chiếu xa. Các phiên bản của đèn pha bi cầu bao gồm: Bi Halogen, Bi Xenon và mới nhất hiện nay là Bi LED.
Với công nghệ độ đèn hiện nay, có rất nhiều phương án được đưa ra cho người sử dụng lựa chọn, chủ yếu có hai giải pháp chính đó là độ Bi và thay bóng đèn pha.
Mỗi giải pháp đều có ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên tùy thuộc vào sở thích cũng như “độ chịu chơi” của khách hàng, họ đều có thể lựa chọn một giải pháp phù hợp nhất với sở thích cũng như nhu cầu của mình.
Với khách hàng thích sự hoàn mỹ, độ sáng cao, đèn cốt với mặt Cut Off tuyệt đối thì độ Bi là giải pháp hoàn hảo nhất.
Mục lục bài viết
Công nghệ đèn pha Bi Cầu qua các giai đoạn.
Trước tiên, phải kể đến các mẫu đèn pha sử dụng chóa phản xạ(hay còn gọi là chóa đa diện) từ thủa sơ khai với các mẫu bóng đèn sợi đốt (halogen)
Đây là các mẫu đèn được trang bị đầu tiên cho công nghệ chiếu sáng trên xe hơi cũng như các nghành công nghiệp khác nhau.
Về bản chất hoạt động, nó bao gồm hai thành phần chính đó là bóng đèn với chức năng tạo ra nguần sáng và mặt chóa đèn được tráng một lơp si phủ bóng.
Lớp si phủ này như một tấm gương phản xạ ánh sáng đi ra theo chiều ngược lại và tạo ra vùng sáng soi rõ về phía trước đầu chiếc xe.
Nhược điểm của công nghệ này đó là ánh sáng yếu, không tập trung thường bị tán xạ theo thời gian do lớp Si tráng mọt dần, và nó khá tốn năng lượng.
Về công thức cơ bản, bóng đèn Halogen phát sáng nhờ vào việc đốt nóng sợi dây tóc trong một bầu khí trơ, nó giống như việc chúng ta đốt một đống củi, càng nhiều củi thì càng có nhiều năng lượng và ánh sáng càng mạnh.
Khi nó hết dần nguyên liệu, ánh sáng dần mở yếu dần theo thời gian.
Để cải tiến khả năng chiếu sáng cho người lái xe vào ban đêm, thời điểm mà tai nạn thường sảy ra, các hãng sản xuất đã nghiên cứu và cho ra đời công nghệ đèn Bi Xenon.
Trước những năm 2010, những chiếc xe được trang bị công nghệ này thường là những dòng xe sang trọng, nằm trong phân khúc A.
Đơn giản vì những công nghệ mới ra thường khá tốn kém, và để giá thành không quá cao, khó cạnh tranh nên các xe ô tô trong phân khúc bình dân thường chưa được trang bị các công nghệ tiên tiến như vậy.
Ưu điểm lớn nhất của Bi Xenon đó là khả năng tập trung nguần sáng mạnh mẽ, chiếu xa hơn, mặt cắt đèn chiếu gần rõ nét, giảm thiểu vấn để ánh sáng hắt lên người đi ngược chiều gây chói dễ dẫn tới tai nạn.
Sau khi các mẫu đèn Bi Cầu chứng tỏ được sự hữu dụng cũng như chất lượng thực tế, công nghệ này dần được trang bị cho các dòng xe nằm trong phân khúc giá tầm trung, tuy nhiên nó lại được sử dụng với công nghệ cũ là bóng Halogen.
Ưu điểm thì các bạn đã biết, nhưng nhược điểm lớn nhất của bóng sợi đốt là ánh sáng yếu (do quang thông phát ra rất thấp), tuổi thọ ngắn và nó vẫn là mầu vàng “cổ điển”.
Chính vì vậy, tuy rằng công nghệ đã cải thiện nhưng người sử dụng vẫn chưa thực sự hài lòng, họ vẫn cảm thấy nó không thể so sánh được với áng sáng trắng của bóng đèn HID, hơn nữa, màu vàng của bóng đèn sợi đốt dễ gây buồn ngủ khi lái xe.
Một số dòng xe được trang bị Pha Bi Cầu nhưng vẫn sử dụng bóng đèn Halogen thường thấy đó là: Vios G, Kia Morning Si, Kia Cerato, Kia K3, Fotuner, Focus….
Và cuối cùng, công nghệ đèn LED ô tô hiện nay đang thống trị. Ánh sáng mạnh hơn, khả năng chiếu xa gấp nhiều lần, tuổi thọ cao hơn, tốn ít năng lượng hơn…
Và quan trọng hơn cả, nó phù hợp cho cả việc lắp đặt cho chóa phản xạ và chế tạo ra các mẫu Bi Cầu LED. Khác biệt hoàn toàn với Xenon, chỉ có thể lắp đặt bóng đèn trong Bi Cầu (projector).
Hầu hết các nhà sản xuất xe hơi hiện nay đều dần nâng cấp công nghệ đèn LED cho pha đèn của mình, tuy nhiên nếu bạn vẫn đang sử dụng các mẫu xe cũ hơn, việc thay thế và độ đèn LED ô tô hiện nay rất dễ dàng. Quan trọng là bạn sẵn sàng chi ra bao nhiêu để có được giải pháp phù hợp nhất.
Tìm hiểu cấu tạo của Bi LED, Bi Xenon, Bi Halogen.
Về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chúng gần như tương đồng, khác biệt lớn nhất là ở nguần cấp sáng (bóng đèn).
Thiết kế tổng thể của Bi Cầu bao gồm hai thành phần chính là cụm đèn pha và bóng đèn có thể thay thế.
Trong cụm đèn nó sẽ có rất nhiều chi tiết được cấu thành để có thể tạo ra ánh sáng. Nhưng có một điều bạn cần biết đó là, nó không thể tách rời nguyên lý phát sáng của chóa phản xạ cổ điển, vẫn phải trang bị một chóa phản xạ mini phía trong.
Các cụm đèn Bi bao gồm các thành phần và chức năng.
Bóng đèn: Đây là nguần phát sáng, đơn giản là nếu không có nó thì khoogn tạo ra ánh sáng để đèn hoạt động. Bóng đèn có thể là Halogen, HID – Xenon hoặc bóng đèn LED.
Chóa phản xạ: Như đã nói phần trên, chóa phản xạ là không thể thiếu trên bất cứ công nghệ chiếu sáng cho xe ô tô nào cả. Nó phải luôn được trang bị thì ánh sáng mới có thể phát ra khỏi chóa đèn.
Điểm khác biệt giữa chóa phản xạ trên cụm đèn truyền thống và Cụm Bi đó là các mẫu đèn cũ sử dụng chóa phản xạ hình Elip thay vì các chóa phản xạ Mini hình Parabol của Bi Cầu.
Việc sử dụng chóa phản xạ hình Parabol sẽ giúp cho ánh sáng tập trung điểm cao hơn (vì tiêu điểm chiếu và góc sáng sẽ nhỏ hơn). Nguần sáng sẽ được tập trung hơn trước khi đi qua thấu kính.
Chóa phản xạ luôn được thiết kế nằm phía sau bóng đèn.
Ống kính (hay còn gọi là LENS): đây thực chất là một thấu kính hội tụ ánh sang,nó giống như việc bạn sủ dụng kính lúp.
Nó sẽ khiến cho nguần sáng đi qua được họi tụ hơn, ánh sáng sẽ soi rõ và xa hơn.
Màn Trập: Phía bên trong cụm bi, trên một số mẫu đèn được trang bị một màn trập (hay còn gọi là màn sập.
Chức năng chính của màn trập là tạo đường cắt pha cốt riêng biệt cho cụm đèn pha, nó thường được trang bị cho những chiếc xe chỉ được lắp đặt một cụm đèn Bi có chung chức năng Pha/Cốt (giống bóng đèn chân H4)
Khi ánh sáng ở chế độ thường, màn trập đóng lại ngăn ánh sáng không cho chiếu ra toàn bộ,chỉ chiếu một phần theo tỷ lệ định sẵn lúc này đèn sẽ ở chế độ đèn chiếu gần (đèn cốt).
Khi khởi động đèn Pha, màn trập sẽ bung ra toàn bộ cho luồng sáng đi hết qua thấu kính. Lúc này ánh sáng sẽ hắt ra theo đường thẳng và xa hơn.
Ví dụ về một số mẫu xe sử dụng Bi Cầu có màn trập như:Vios G 2016/2017/2018 với bóng đèn chân HIR2 – 9012. Kia Morning Si với bóng đèn chân H7…
Công nghệ ngày càng được phát triển có nghĩa là hệ thống đèn luôn được nâng cấp, có hai vấn đề khiến đèn pha ô tô được cải tiến thường xuyên nhất đó là:
Cụm đèn pha được ví như đôi mắt của người lái xe, nếu nó không tốt luôn thường trực các vấn đề liên quan tới tại nạn khi lái xe vào ban đêm.
Các cụm đèn pha như một điểm nhấn, cụm đèn càng đẹp khiến chiếc xe luôn trở lên sang trọng, đẳng cấp hơn.
Chính vì thế nếu bạn để ý, những chiếc xe cùng một phiên bản nhưng nếu nhìn vào phía trước chiếc xe, cụm đèn pha luôn được thay đổi đầu tiên cho các mẫu thiết kế.