Đi Chùa Khấn Như Thế Nào? Văn Khấn Cầu Bình An Và Tài Lộc
Đi chùa khấn như thế nào cho đúng? Đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì? Đi chùa nên mặc gì? Đó là một số câu hỏi thường gặp trước khi đi lễ chùa đầu năm. Việc thực hiện đúng nghi lễ khi đi chùa là cách giữ gìn sự trang nghiêm, tôn kính nơi tâm linh. Vì vậy, hãy cùng Muaban.net giải đáp những câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.
I. Bài văn khấn khi đi lễ chùa
Đi chùa khấn như thế nào là đúng và thể hiện được sự thành tâm cầu nguyện của mình? Sau đây là một số bài văn khấn phổ biến khi đi lễ chùa:
1. Văn khấn lễ Phật
2. Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát
3. Văn khấn Địa Tạng Vương Bồ Tát
4. Văn khấn Đức Thánh Hiền
5. Đi chùa khấn như thế nào trước Đức Ông – Đức Chúa Ông?
6. Văn khấn cầu tài lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo
>>>Tham khảo thêm: Chùa Miếu Nổi Gò Vấp – Ngôi chùa 300 tuổi linh thiêng tại Sài Gòn
II. Ý nghĩa của những ngày lễ chùa
1. Lễ chùa vào mùng Một
Người dân Việt Nam thường có xu hướng chọn đi lễ chùa vào những ngày mùng một Âm Lịch hàng tháng. Như vậy, việc đi lễ vào dịp này mang những ý nghĩa nào về mặt văn hóa và tâm linh? Đi chùa khấn như thế nào trong những dịp này?
Theo quan điểm của nhân gian, ngày mùng một Âm Lịch hàng tháng chính là thời điểm mà các vị Chư Phật, Bồ Tát giáng thế xuống nhân gian để xem xét việc tốt – xấu, cũng như sinh hoạt thường ngày của con người. Bên cạnh đó, đây cũng là lúc các Vị nghe được những lời phát nguyện từ chúng sanh và phù hộ nếu những nguyện vọng đó là chính đáng.
Bên cạnh đó, xét về mặt phong thủy, ở thời khắc này, lực hút của mặt trăng và trái đất trở nên mạnh mẽ hơn, gây ra hiện tượng thủy triều, khiến cho tâm trạng của con người trở nên dễ cáu bẳn, khó chịu và gay gắt. Vì vậy, việc đi chùa vào những ngày này sẽ giúp bạn có được sự bình an, tĩnh tâm nhờ không gian tĩnh tại, tiếng trì tụng kinh kệ của Sư Thầy, tiếng chuông chùa an nhiên, tiếng gõ mõ tỉnh thức,…
Đi chùa khấn như thế nào vào mùng một? Với câu hỏi này, bạn có thể chọn những bài văn khấn như sau:
-
Văn khấn lễ Phật
- Tam Bảo
Văn khấn cầu tài lộc, bình an ở ban
-
Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát
-
Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông
-
Văn khấn Đức Thánh Hiền
2. Lễ chùa vào ngày rằm
Cũng giống như mùng một, ngày rằm cũng là lúc mà các vị Chư Thần hạ phàm nhân gian để xem xét mọi việc. Vào những ngày này, đặc biệt là rằm Tháng Giêng, người dân thường đến chùa, miếu để bày tỏ lòng thành kính với Chư Tôn Đức Phật, cầu nguyện cho sự an lành của nhân gian, thế thái, hồi hướng công đức và sám hối tội lỗi.
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc đi chùa khấn như thế nào là đúng vào ngày rằm, bạn có thể chọn một trong những bài khấn Lễ chùa vào mùng một. Hãy giữ một lòng thành kính, thái độ tôn nghiêm và trong sáng khi khấn, không nên khấn xin những điều vụ lợi, đặt nặng lợi ích cá nhân.
3. Lễ chùa vào ngày Tết
Đi du xuân ngày Tết, lễ chùa vào những ngày đầu năm mới đã trở thành một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam từ lâu đời nay. Việc lễ chùa đầu năm là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại chính mình, sám hối những tội lỗi đã gây ra trong quá khứ, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn, giữ gìn đúng những giá trị chân – thiện – mỹ. Đồng thời, đây cũng là lúc để bạn thể hiện sự tôn kính, sự tưởng nhớ đến các Vị Chư Thần và tổ tiên, ông bà.
Đi chùa khấn như thế nào là đúng vào ngày Tết? Điều này sẽ phụ thuộc vào ngày mùng mà bạn viếng chùa. Việc đi lễ chùa vào ngày Tết thường kéo dài từ mùng 1 đến mùng 6, ý nghĩa cụ thể của mỗi ngày như sau:
-
Mùng 1: cầu may mắn, bình an cho năm tới
-
Mùng 2 và mùng 3: là ngày đón Hỷ Thần và Tài Thần, cầu nguyện sự hạnh phúc, vui vẻ và hanh thông trên con đường sắp tới
-
Mùng 4: là ngày đón các vị Thần Tiên giáng thế, bạn có thể cầu nguyện những mong muốn chính đáng của mình để được phù hộ, độ trì
-
Mùng 6: là ngày cầu bình an, thường là ngày tốt để xuất hành hoặc bắt đầu một điều gì mới mẻ
>>> Bài viết liên quan: Miền Bắc có những ngôi chùa nổi tiếng nào để đi lễ chùa đầu năm?
III. Đi lễ chùa nên cầu gì?
1. Những điều nên cầu
Theo lời dạy của Đức Phật, tất cả những điều bạn nhận được trong đời đều phụ thuộc vào nhân quả – nghiệp báo do chính mình tạo ra, không có bất cứ ai có thể can thiệp và thay đổi vấn đề này. Vì vậy, việc bạn cầu khấn tiền tài, danh vọng cho riêng mình hoàn toàn vô giá trị nếu bạn không có sự nỗ lực để tạo ra những điều tốt đẹp trước đó.
Như vậy, đi chùa khấn như thế nào là đúng? Trên thực tế, bạn nên cầu khấn những điều sau đây:
-
Cầu mong sự bình an và sức khỏe với cả nhân loại
-
Cầu nguyện để hồi hướng công đức cho tổ tiên, ông bà đã từ trần
-
Cầu nguyệt để hồi hướng công đức cho gia đình và những người xung quanh
-
Cầu nguyện hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ của mình trong kiếp này và cả nhiều kiếp trước
-
Cầu sám hối, hóa giải nghiệp dữ của bản thân đã tạo ra trong kiếp này và nhiều kiếp trước
2. Những điều không nên cầu
Theo triết lý nhà Phật, sẽ không có bất cứ Thánh Thần nào có khả năng biến mọi cầu nguyện vụ lợi của con người thành sự thật. Vì vậy, khi đi khấn vái lễ chùa, bạn nên lưu ý những điều như sau:
-
Không được cầu nguyện bất cứ điều gì vì mục đích riêng, phải giữ tâm thanh tịnh, trong sáng
-
Không cầu nguyện sẽ cúng dường cho Chư Phật
-
Không cầu vật chất, tiền tài, danh vọng
-
Không cầu nguyện khi nhận được điều gì đó sẽ mang vật chất đến cúng chùa
IV. Đi lễ chùa đầu năm cần chuẩn bị những gì? Cách hành lễ, sắm sửa khi đến chùa
1. Thứ tự hành lễ
Ngoài việc tìm hiểu đi chùa khấn như thế nào, bạn cần phải biết rõ thứ tự hành lễ như sau:
- Bước 1: Đặt lễ vật, thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông
- Bước 2: Đặt lễ tại hương án của khu vực Chánh Điện, thắp hương, thỉnh 3 hồi chuông (có thể không cần) và khấn lạy các vị Chư Phật, Bồ Tát
- Bước 3: Thắp hương ở những khu vực ban thờ khác ở nhà Bái Đường. Nếu chùa mà bạn đến viếng có ban thờ Mẫu hoặc Tứ Phủ, bạn cần phải đến đặt lễ và dâng hương thành kính.
- Bước 4: Dâng lễ và thắp hương ở nhà Tổ
- Bước 5: Sau khi đã tạ lễ và hạ lễ, bạn nên đến khu vực Trai Giới hoặc phòng khách để thăm hỏi các Sư Thầy và tùy tâm công đức.
2. Cách sắm lễ
Khi đi lễ ở chùa, bạn chỉ nên dâng lễ hoa và trái cây, hoặc những món chay thanh tịnh, không nên sắm lễ mặn. Cụ thể là:
- Các loại hoa phù hợp dâng lễ chùa: hoa sen, hoa cúc mẫu đơn, hoa huệ, hoa cúc,… Bạn lưu ý chỉ dùng hoa thật, không dâng lễ bằng hoa giả.
- Mâm ngũ quả: dưa hấu, táo, bưởi, xoài, nho, thanh long, phật thủ,…
3. Cách bày lễ ở các ban
Bên cạnh việc biết cách đi chùa khấn như thế nào, bạn cần lưu ý đến cách bày lễ ở các ban như sau:
- Ban Tam Bảo: bày lễ đủ 5 món hương – đăng – hoa – quả – nước (lễ vật có thể thay đổi, giảm bớt hoặc nhiều hơn tùy tâm và khả năng của mỗi người)
- Các ban thờ khác: thắp 3 nén hương rồi thành tâm khấn vái như ý nguyện
- Ban thờ tự Thánh, Mẫu hoặc Đức Ông: bạn có thể bày lễ tam sinh (giò, thịt gà, chả,…) cùng tiền vàng mã và thành tâm khấn nguyện
V. Hướng dẫn đi chùa đúng cách
1. Đi chùa nên mặc gì?
Khi đi chùa, bạn không chỉ quan tâm đến việc đi chùa khấn như thế nào, mà còn cần phải lưu ý đến trang phục. Việc ăn mặc lịch sự, không vi phạm thuần phong mỹ tục khi đến những nơi linh thiêng từ lâu đã được xem là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam.
Bạn nên mặc trang phục dài tay khi đến chùa. Chiều dài tay áo nên phủ qua khuỷu tay, quần hoặc váy nên qua đầu gối, nên phủ đến gót chân. Bạn có thể chọn mua những bộ đồ đi viếng chùa, hoặc mặc áo dài để có được tác phong chỉn chu và nghiêm trang nhất ở một nơi trang trọng, tôn nghiêm. Trong trường hợp bạn mặc váy ngắn vì đi lễ chùa trong lịch trình du lịch kết hợp, bạn nên trang bị thêm váy hoặc quần chống nắng khi vào chùa.
>>> Đọc thêm: Hướng dẫn cách phối đồ đi chùa vừa đẹp vừa thanh lịch 2023
2. Những trang phục không nên mặc khi đi chùa
Khi vãn cảnh chùa hoặc lễ viếng, bạn không nên mặc những trang phục như sau:
- Trang phục xuyên thấu phản cảm
- Trang phục hở vang
- Váy ngắn hoặc quần đùi
- Áo dây, áo crop top
- Quần jeans rách
- Trang phục có màu sắc lòe loẹt
3. Nên đi chùa vào giờ nào?
Việc nắm rõ giờ giấc đi chùa phù hợp cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đến việc dâng lễ, thắp hương của bạn. Bạn nên lễ chùa vào buổi sáng sớm, hoặc đi vào những thời khắc các Sư Thầy đọc Kinh Cầu An. Đặc biệt, nên tránh đến chùa vào đêm tối muộn (trừ dịp Giao Thừa), 12h trưa hoặc những lúc chùa đang cúng thí thực (thường vào khoảng 5h – 7h tối).
VI. Những nguyên tắc và cấm kỵ khi đi chùa
- Không nên bước vào chùa bằng cửa chính, nên vào bằng cửa Giả Quan (cửa bên phải) và ra bằng cửa Không Quan (cửa bên trái).
- Không được mang giày, dép vào nơi thờ cúng Chư Phật, Tam Bảo.
- Không đi ngang trước mặt những người đang quỳ lạy trước ban thờ.
- Không được nhét tiền cúng dường tùy tiện như để vào tay tượng Phật, để trong chậu cây,… Tất cả các chùa đều có đặt thùng Phước sương ở bên hông Phật Đường, bạn có thể cúng dường tùy tâm tại đó .
- Không nên tùy tiện chạm hoặc sờ vào tượng trong chùa. Điều này vốn chỉ gây nhiễu loạn không khí trang nghiêm, không có tác dụng lấy vận may như lời đồn thổi.
- Chùa là nơi thành kính, trang nghiêm, vì vậy bạn chỉ nên chụp ảnh quay phim trong chừng mực, không nên chụp hình liên tục trước ban thờ.
VII. Gợi ý những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn
1. Chùa cầu tài lộc
- Chùa Ngọc Hoàng: 73 Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Quận 1.
- Chùa Giác Lâm: 565 Lạc Long Quân, Phường 10, Quận Tân Bình.
- Chùa Vĩnh Nghiêm: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3
2. Chùa cầu bình an
- Chùa Phổ Quang: 64/3 Huỳnh Lan Khanh, Phường 2, Quận Tân Bình.
- Chùa Bà Thiên Hậu: 710 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5.
- Chùa Bửu Long: 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, Quận 9.
3. Chùa cầu duyên
- Tu Viện Khánh An: 3D QL1A, Phường An Phú Đông, Quận 12.
- Lăng Ông Bà Chiểu: 01 Vũ Tùng, Phường 1, Quận Bình Thạnh.
- Chùa Giác Lâm: 565 Lạc Long Quân, Phường 10, Quận Tân Bình.
>>> Bài viết liên quan: Top 10 Ngôi Chùa Cầu Duyên Ở Sài Gòn “Hội FA” Nên Bỏ Túi Ngay!
Sau bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết rõ đi chùa khấn như thế nào, nên sắm sửa lễ vật gì, trang phục và cách hành lễ đúng chuẩn. Muaban.net sẽ thường xuyên cập nhật những thông tin hữu ích xoay quanh cuộc sống đời thường, theo dõi website thường xuyên để không bỏ lỡ nhé!