Đi Chùa Lễ Phật Như Thế Nào để Mang đến May Mắn, Tích Phước – ĐÁ NON NƯỚC ĐÀ NẴNG
Đi chùa lễ Phật là nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Bên cạnh tấm lòng thành kính, mỗi người khi đến chùa đều cần phải chú ý cách sắm sửa đồ cúng và hành lễ đúng cách. Và cách đi chùa lễ phật như thế nào là đúng để thể hiện sự tôn kính với nhà Phật là điều mà nhiều người còn bâng khuâng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của damynghethanhdo.vn để tránh sai sót khi đi lễ chùa nhé!
Ý nghĩa của việc đi chùa lễ Phật
Từ xưa đến nay, đi lễ chùa là một trong những tập tục đẹp được duy trì ở mỗi gia đình, con người Việt. Đối với người Việt họ đi chùa với nhiều ý nghĩa, nhiều người đến vì gặp khúc mắc trong cuộc sống, đau khổ, rơi vào trạng thái khủng hoảng, bế tắc. Bên cạnh đó, mọi người đi lễ chùa còn để cầu bình an, sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai đi lễ chùa cũng có những mục đích giống nhau và cũng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của việc đi lễ chùa.
Việc đi lễ chùa để tìm sự bình an cho gia đình, học được nhiều giáo lý nhà Phật. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu trong gia đình sống tốt, hướng thiện hơn. Ngoài ra chùa có cảnh thanh tịnh, không gian thanh thoát giúp cho lòng bình an, dễ rũ bỏ phiền nào. Cảnh chùa thanh tịnh sẽ khiến cho bản thân cảm thấy bình an trước lo toan trong cuộc sống. Cảm giác sẽ thư giãn và cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn.
Bên cạnh đó việc cung kính lễ Phật sẽ tạo ra phước báo vô lượng, gieo nhân, gieo duyên. Viếng chùa, chiêm bái thánh tích, lễ Phật đều là gieo duyên với Tam Bảo, chắc chắn sẽ được soi sáng, hộ trì.
Việc đi lễ chùa cũng tạo cơ hội để gặp gỡ, kết duyên với nhiều người. Học được nhiều điều hay từ quý thầy, trao đổi kinh nghiệm, rút ra được nhiều điều bổ ích cho bản thân. Từ đó mở mang trí tuệ, bỏ tà theo chánh, tăng trưởng thiện tâm.
Trang phục khi đi chùa lễ Phật
Về trang phục khi đi chùa, thì hiện nay có một số chùa chiền quy định đối với Phật tử khi đi lễ hoặc tụng niệm phải mặc áo tràng màu xám. Còn đối với những người không quy y đạo Phật khi đến chùa nên mặc trang phục trang nghiêm, không hở hang.
Theo quan niệm của đạo Phật thì ở nơi thờ tự tôn nghiêm, khi đến cửa Phật nên chọn trang phục có màu nhã nhặn. Chọn quần áo với màu nhẹ như: màu hồng, nâu, xanh nước biển nhạt…
Ngoài ra về kiểu dáng trang phục, nên chọn kiểu dáng có phần kín đáo, nên là áo tay dài và có cổ. Phụ kiện đi kèm với trang phục cũng nên đơn giản như đồng hồ kết hợp theo một đôi bông tai là đủ.
Dưới đây là một số trang phục phù hợp để đi lễ chùa, bạn có thể tham khảo:
Bộ dành riêng đi lễ chùa: Là những bộ đồ bà ba màu xám hay màu nâu, trầm. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn thuê thêm hình hoa sen, hoa đào cho đẹp mắt.
Áo dài: Đây là trang phục truyền thống của người Việt Nam. Áo dài vừa kín đáo, vừa tôn lên vẻ đẹp. Đây là một lựa chọn thích hợp cho bạn.
Áo sơ mi: Áo sơ mi với quần tây thanh lịch kín đáo phù hợp với việc đi lễ chùa, thể hiện sự trang nghiêm.
Đầm liền: Đối với nữ, nếu muốn có sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo được độ phù hợp khi đi lễ chùa. Chỉ cần chú ý đến màu sắc nhẹ nhàng và không quá nổi bật
Bên cạnh những trang phục nên mặc khi đi lễ chùa, thì để tránh sự bất kính, không tôn nghiêm. Thì bạn nên tránh những trang phục như: vải xuyên thấu, trang phục ôm bó sát, quần tất lưới mỏng…hay các trang phục có họa tiết không mấy bắt mắt, như bèo nhún bồng bềnh
Sắm lễ và hành lễ khi đi chùa như thế nào là phù hợp?
Sắm lễ
Việc đi lễ chùa, sắm lễ là một trong những quy định mà người đi lễ chùa phải chú ý cho chính xác và phù hợp. Đến lễ chùa phải sắm lễ chay như hương, hoa tươi, quả chính, không sắm lễ mặn. Vàng mã hay tiền âm phủ thì không nên đặt ở ban thờ Phật, Bồ tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên ban chính diện. Bên cạnh đó thì nên chuẩn bị hoa tươi. Hoa tươi dâng lễ phật nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
Hành lễ
Khi đi lễ chùa, đến hành lễ cần theo thứ tự đặt lễ vật tại ban Đức Ông trước. Sau đó là đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ tát. Sau khi đặt lễ ở chính điện xong thì thắp hương ở các ban thờ khác và lễ ở nhà thờ tổ. Cuối buổi lễ, sau khi đã hạ lễ thì nên đến phòng tiếp khác hỏi thăm các vị tăng trụ trì.
Đi chùa nên lạy và vái như thế nào cho đúng? Ý nghĩa của số lần lạy và vái?
Lạy và vái là gì?
Lạy là hành động bày tỏ sự tôn kính biết ơn chân thành bằng cả tâm hồn và thể xác cùng hòa quyện đối với những người quá cố và bậc trên của mình.
Vái là chắp hai bàn tay, các ngón tay này chạm vào ngón tay kia cân đối giữa 5 ngón tay từ thấp tới cao. Đặt ở trước ngực sau đó đưa lên ngang đầu đồng thời khom lưng xuống sau đó ngẩng lên đưa tay về lại giữa ngực.
Đi lễ chùa nên lạy vái thế nào cho đúng?
Cách vái, lạy ở chùa nhiều người hay mắc sai lầm. Tâm tốt mà vào chùa vái lạy không biết cách thì cũng có thể xem là bất kinh.
Nếu lễ ở ngoài trời, thắp hương ở lư hương to ngoài sân chùa thì vái với tư thế đứng. Số lần vái phổ biến là 3-5 vái. Không nên đứng trước các ban vái lia lịa và cầu khấn to luôn miệng. Cách vài lia lại như vậy là không đúng.
Lễ lạy lại có nhiều cách, mỗi cách lạy có ý nghĩa khác nhau. Số lần lễ lạy nên là số lẻ như 3,5,7,9. Khi lay xong thì vái ba vái rồi lui ra.
Ý nghĩa của số lần vái và lạy khi đi lễ chùa
Khi đi lễ chùa nên 3 lạy 3 vái. 3 lạy tượng trưng cho Phật, Pháp và Tăng. Phật ở đây là giác, tức là giác ngộ, sáng suốt, thông hiểu mọi lễ. Pháp ở đây là chánh, tức là chánh đáng, tránh tà ngụy. Còn Tăng là tịnh, tức là trong sạch, thanh tịnh.
Đi lễ chùa khấn như thế nào cho đúng?
Đi chùa lễ Phật không chỉ cầu an, cầu cho bản thân mà còn cầu cho gia đình, gia quyến gần xa.Dưới đây là văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam bảo (Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo), bạn có thể tham khảo:
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….
Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Nguyên tắc khi đi lễ chùa
Ngoài chú ý đến việc sắm lễ, hành lễ và vái, lay khi đi lễ chùa. Thì bên cạnh đó, cũng cần phải chú ý một số nguyên tắc khi đi lễ chùa để tránh sai sót bất kính xảy ra.
Nguyên tắc ra vào
Khi ra vào cổng chùa, thì cửa bên phải là cửa đi vào, cửa bên trái là cửa đi ra, còn cửa giữa chỉ dành cho Thiên tử, bậc khoa bảng và bậc cao tăng ra vào chùa. Đặc biệt chú ý rằng phải bước qua bậc cứ chứ không được dẫm lên.
Khi vào đến chùa, đầu tiên phải khấn vái hai ông gác bên ngoài cổng để xin phép vào chùa. Khi đã khấn xong, tiếp tục đi vào chùa và khấn các ban chính.
Quy tắc xưng hô
Đối với nhà sư thì hãy xưng hô là bạch thầy hoặc A Di Đà Phật và xưng mình là con. Khi thưa gửi với nhà sư cần phải chắp tay hình búp sen.
Lưu ý khi đi chùa
Ngoài ra, khi đi chùa lễ Phật cần phải chú ý những điều sau:
-
Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không được tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ…quanh khu Phật điện, Tam bảo
-
Không tự ý sử dụng hoặc lấy những đồ đạc bất kì của chùa về nhà.
-
Vào Phật đường, Tam bảo không đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc
-
Nên tắt điện thoại hoặc để rung trước khi vào chùa
-
Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa. Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chéo sang một bên.
-
Không nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, chỉ nên cắm hương vào bát hương. Đặc biệt không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ…
-
Không nên đi ngang qua trước mặt những người đang quỳ lạy
-
Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào Tam bảo
-
Khi qua cổng chùa, là nữ nên bước chân phải trước, là nam nên bước chân trái trước
Những kiêng kị trước khi đi chùa
Trước khi đi chùa, nên lưu ý những điều sau đây:
-
Trang phục đi chùa đúng chuẩn
-
Không nên trang điểm và xịt nước hoa quá nồng
-
Nếu là phụ nữ thì khi đến ngày hàng tháng, không nên đi chùa vì chưa sạch sẽ
-
Nếu đã có chồng hoặc vợ, trước khi đi chùa không nên quan hệ vợ chồng. Nếu đã quan hệ thì chỉ nên đi lễ chùa sau từ 3-6 tiếng
Đi lễ chùa cầu gì?
Khi đi lễ chùa ngoài những bài khấn ở ban Tam Bảo, ban Đức Ông, ban Đức Thánh Hiền, Quan Thế Âm Bồ Tát thì khi đến lễ chùa còn chú trọng đến sám hối, ăn năn trước những lỗi lầm. Bên cạnh việc ăn năn hối lỗi, thì sẽ cầu xin cơ hội sửa sai, cơ hội làm việc thiện lành giúp đời.
Nhưng tốt nhất khi đi chùa lễ Phật, mọi người nên cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu cho người sống có sức khỏe. Tâm hồn luôn sáng và thiện lành, giác ngộ và kính tin Phật pháp.
Sau đó thì nên nguyện hồi hương công đức cho người thân, người đã khuất hay các oan gia trái chủ.
Còn đối với việc đi chùa lễ Phật vào ngày rằm, mùng 1 hay đầu năm mới, ta nên thành kính cầu khấn xin chư Phật, Bồ tát được thiện duyên, may mắn, mạnh khỏe. Cầu cho tai qua, nạn khỏi, gia đình hòa thuận, hạnh phúc an khang, chúng sanh an lạc, văn minh xã hội…
Đi lễ chùa không nên cầu gì?
Đi chùa lễ Phật không nên cầu tiền bạc, công danh, vật chất như trúng số, thăng quan. Đi lễ chùa ngày đầu năm mới cũng không nên cầu xin năm nay thế này, thế nọ vì con người nếu không có tự lực thì tha lực cũng không giúp được
Nên đi chùa vào ngày nào?
Thường đi lễ chùa sẽ vào ngày mùng 1 đầu tháng hoặc ngày rằm hàng tháng. Theo quan niệm dân gian, đi chùa lễ Phật vào mùng 1 hàng tháng chính là ngày khởi đầu một tháng, giúp công việc thuận lợi, sức khỏe dồi dào. Còn đi lễ chùa vào ngày hàng tháng là vì đây chính là ngày trăng tròn nhất. Mặt trăng giúp soi chiếu mọi tâm hồn và tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
Ngoài ra, vào các ngày lễ tết, việc đi chùa đầu năm mới đã thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp cả tâm linh và tinh thần. Đối với việc đi lễ chùa đầu năm mới, bạn có thể đi vào đêm giao thừa và các ngày đầu năm.
Đi chùa ngày tết đầu năm
Tại sao nên đi chùa đầu năm mới?
Đi lễ chùa đầu năm mới như một sự khởi đầu của một năm, vừa là khởi đầu của sự sống. Trải qua thời gian thì ý nghĩa đó gắn liền với yếu tốt tâm linh, văn hóa người Việt Nam ta. Đi lễ chùa đầu năm mới với mong muốn khởi đầu năm mới được an lành, suôn sẻ.
Ngày nay, vào đêm giao thừa, tại các cửa chùa lại rất nhiều người đến lễ. Như một điều đó là cảm ơn cho năm cũ đồng thời cầu cho năm mới được may mắn, tốt đẹp.
Ngày đầu năm mới, khi đi lễ chùa để hướng con người nghĩ đến tâm tốt lành, hướng thiện, từ bi, trí tuệ của Đức Phật.
Tết đi lễ chùa ngày nào tốt nhất
Vào đầu năm mới, đi lễ chùa ngày nào cũng tốt, không phải kiêng kị rằng phải đi vào giao thừa hay một ngày đặc biệt nào đó đầu năm.
Mùng 1 đi lễ chùa cầu cho bản thân, gia đình mạnh khở, tai qua nạn khỏi. Ngoài ra còn cầu mong cho hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận, thế giới hòa bình, an lạc.
Mùng 2, mùng 3 đi lễ chùa như là lễ đón Hỷ thần, đón tài thần. Vậy nên mùng 2, mùng 3 đi lễ chùa là cầu tài lộc, may mắn.
Mùng 4 đi lễ chùa cầu mong mong muốn thành hiện thực, nên ai muốn cầu tình duyên nên chọn ngày này.
Mùng 6 đi lễ chùa ngày xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên đi lễ chùa vào ngày này là cầu mong bình an, sức khỏe, gia đạo tốt.
Văn khấn dâng sao giải hạn đầu năm
Na mô A Di Đà Phật (3 lần).
Na mô Hữu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng thượng đế
Kính lạy
– Đức Trung thiện tinh chúa Bắc cực tử vi Trùng sinh đại đế
– Đức Tả Nam Tào lục ty Duyên thọ tinh quân
Đức Hưu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách tinh quân
Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.
Đức Thượng Thanh bản mệnh Nguyên thần chân quân,
Hôm nay là ngày…. tháng… năm
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật thiết lập tại địa chỉ….
Làm lễ giải hạn sao (Nếu là sao gì chiếu mạng thì ghi thêm vào văn khấn và bài vị. Ví dụ “làm để giải hạn sao Kế Đô chiếu mệnh”).
Cúi mong chư vị chấp kỳ bạc lễ phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.
Chúng con cúi đầu chí thiết chí thành, nhất tâm bái lạy.
Cẩn cáo
* Sao Thái Dương: Nhật cung Thái Dương Thiên tử tình quân
* Sao Thái Âm: Nguyệt cung Thái âm Hoàng hậu tinh quân
* Sao Mộc Đức: Đông phương Giáp ất Mộc Đức tinh quân
* Sao Vân Hán: Nam phương Bính đinh Hỏa đức tinh quân
* Sao Thổ Tú: Trung ương mậu kỷ Thổ Đức tinh quân
* Sao Thái Bạch: Tây Phương canh tân Kim Đức Thái Bạch tinh quân
* Sao Thủy Diệu: Bắc Phương nhâm quý Thủy Đức tinh quân
* Sao La Hầu: Thiên cung Thần thủ La Hầu tinh quân
* Sao Kế Đô: Địa Cung Thần Vỹ Kế Đô tinh quân
Trên đây chính là những thông tin bạn có thể tham khảo đi lễ chùa như thế nào cho đúng của damynghethanhdo.vn. Nếu có nhu cầu thỉnh một pho tượng Phật để thờ cúng tại gia, hay chùa, đình miếu, bạn có thể liên hệ chúng tôi qua số điện thoại 090 469 7999 để được tư vấn và hỗ trợ.
Tham khảo thêm các mẫu tượng Phật tại danh mục sản phẩm Tượng Phật. Nếu bạn muốn thỉnh tượng Phật bằng đá chất lượng tốt nhất, hãy
GỌI NGAY: 0904697999
đảm bảo bạn sẽ hài lòng 100%. Còn gì thắc mắc, xin hãy để lại tin nhắn, chúng tôi sẽ trả lời ngay. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.