Đi bộ và đạp xe tốt như thế nào?

Lợi ích sức khỏe của việc đi bộ và đạp xe lớn hơn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe do ô nhiễm không khí, thậm chí ở các thành phố có mức độ ô nhiễm cao, là kết luận vừa được các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu chế độ ăn và hoạt động (CEDAR) hợp tác với ĐH Cambridge, ĐH East Anglia, và Hội đồng Nghiên cứu y khoa Anh đúc kết.

Hoạt động thể chất thường xuyên làm giảm nguy cơ các bệnh tiểu đường, tim mạch và một số bệnh ung thư, theo Medicalnewstoday. Một cách để tăng mức độ hoạt động thể chất là thông qua việc tích cực đi bộ và đạp xe. Tuy nhiên, mối bận tâm lớn nhất hiện nay là các nguy cơ tiềm ẩn do ô nhiễm không khí trong khi đi bộ và đi xe đạp trong môi trường đô thị.

Mục lục bài viết

tin liên quan

3 điều kỳ diệu nhờ đi bộ mỗi ngày

Không ai phủ nhận lợi ích của đi bộ với sức khỏe tổng thể, nhưng ít
ai biết về tầm quan trọng của việc đi bộ mỗi ngày dù là vài phút, theo
Prevention.

Ô nhiễm không khí là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu đe dọa đến sức khỏe của người dân. Một báo cáo gần đây của Cao đẳng Hoàng gia về Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em (Anh) đã chỉ ra ô nhiễm không khí góp phần vào khoảng 40.000 ca tử vong tại Anh mỗi năm. Một trong những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn là việc sử dụng xe hơi, xe máy và xe buýt để di chuyển. Và những người đi bộ hoặc đạp xe trong môi trường này sẽ hít phải lượng khí thải nhiều hơn, từ đó có thể gây hại đến sức khỏe.

Các nghiên cứu trước đây ở châu Âu, Mỹ và một số nước phát triển khác nhận thấy lợi ích sức khỏe của việc di chuyển tích cực lớn hơn những rủi ro của ô nhiễm, nhưng các nghiên cứu này lại được thực hiện tại các khu vực có mức độ ô nhiễm không khí tương đối thấp.

tin liên quan

10 điều kỳ diệu cho cơ thể khi bạn bước đi

Nếu bạn chưa có động lực để đi bộ thì dưới đây là những điều lợi cho sức khỏe từ mỗi bước đi, theo theactivebeat.

Vì thế, các nhà nghiên cứu từ CEDAR đã so sánh rủi ro và lợi ích giữa việc di chuyển tích cực (với cường độ và thời gian khác nhau) và mức độ ô nhiễm không khí khác nhau tại các điểm khác nhau trên thế giới. Sử dụng dữ liệu này, các nhà nghiên cứu tính toán rằng trong thực tế, nguy cơ ô nhiễm không khí không làm thay đổi những lợi ích sức khỏe của việc di chuyển tích cực ở phần lớn các khu vực đô thị trên toàn thế giới. Chỉ có 1% các thành phố trong cơ sở dữ liệu ô nhiễm không khí môi trường của Tổ chức Y tế Thế giới có mức độ ô nhiễm đủ cao để nguy cơ ô nhiễm không khí có thể vượt qua những lợi ích của hoạt động thể chất sau nửa tiếng đạp xe mỗi ngày.

Tiến sĩ Marko Tainio từ Phòng Dịch tễ học của ĐH Cambridge, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết ở London (Anh) lợi ích sức khỏe của di chuyển tích cực luôn lớn hơn nguy cơ từ ô nhiễm. Ngay cả ở Delhi (Ấn Độ), một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới – với mức độ ô nhiễm gấp 10 lần so với London – mọi người cũng cần phải đạp xe hơn 5 tiếng một tuần trước khi nguy cơ ô nhiễm cao hơn các lợi ích sức khỏe khác.

Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ James Woodcock, cũng từ CEDAR tuyên bố mặc dù nghiên cứu này chứng minh những lợi ích của hoạt động thể chất cho dù chất lượng không khí ra sao nhưng nó không phải là một lý do để trì trệ việc chống lại ô nhiễm không khí.