Đi lễ Chùa Tam Chúc đầu năm cần chuẩn bị những gì để có 1 ngày siêu chất?
Đi lễ Chùa Tam Chúc đầu năm cần chuẩn bị những gì để có 1 ngày siêu chất? Bạn đọc cùng Tử Vi Số tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây để có những lưu ý khi tham quan chùa.
Cách cúng cô hồn tháng 7 năm 2022. Văn khấn cô hồn chuẩn nhất
Cách cúng cô hồn tháng 7 năm 2022. Văn khấn cô hồn chuẩn nhất
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Văn khấn mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ngắn gọn và chuẩn nhất dành cho mọi người
Mục lục bài viết
Đi lễ Chùa Tam Chúc
Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, nằm tại thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km. Đây là một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách nhất trên cả nước, nối giữa khu du lịch chùa Hương, khu du lịch Bái Đính và khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long. Dưới đây là những lưu ý cho du khách tham quan chùa.
Hành lễ khi đến chùa Tam Chúc
Bước 1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
Bước 2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
Bước 3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
Bước 4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
Bước 5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
Sắm lễ khi đi chùa Tam Chúc
Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.
Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…
Ý nghĩa ngày lễ cúng ông Công ông Táo, những điều cấm kỵ nên biết Ý nghĩa ngày lễ cúng ông Công ông Táo, những điều cấm kỵ nên biết
Theo quan niệm dân gian một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Tương truyền rằng đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình để bắt đầu năm mới. Dân gian quan niệm rằng, trong các vị thần, Táo quân là vị thần theo sát cuộc sống của mỗi gia đình, thay Ngọc Hoàng giám sát những hoạt động của mọi người trong một năm.
Kinh nghiệm đi lễ chùa Tam Chúc
Chi phí đi Chùa Tam Chúc là bao nhiêu ?
Tùy phương tiện và nơi bạn đang sinh sống mà chi phí di chuyển đến chùa khác nhau.
Vé Chùa Tam Chúc 2 lựa chọn
– Đi thuyền: 200k/người/ lượt đi về
– Đi xe điện: 90k/người/lượt đi về
Chùa Tam Chúc có gì ?
Chùa Tam Chúc hay Tam Chúc Tự hay có người gọi là Chùa Tam Trúc có một vị thế khá đặc biệt . Thế “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh” với ba mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh hình tay ngai, trước mặt là hồ Tam Chúc có sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên in bóng nước mênh mang.
Tương truyền sáu quả núi giữa lòng hồ trước mặt chùa chính là sáu quả chuông nhà trời đưa xuống và bảy ngọn núi phía sau đều xuất hiện những đốm sáng lớn tựa như bảy ngôi sao lung lung mỗi khi đêm về…
Sinh con trai mùng 1 đầu năm có thực sự đáng sợ? Sinh con trai mùng 1 đầu năm có thực sự đáng sợ?
Sinh con trai mùng 1 là một điềm báo xấu mà dân gian vô cùng kiêng kị. Điều đó có thực sự đáng sợ như mọi người nghĩ? Việc hạ sinh bé trai ngay vào ngày mùng 1 đầu năm liệu có sao không? Có lẽ là câu hỏi hoang mang của không ít người. Hôm nay Tuviso.com sẽ giải đáp thắc mắc này cho quý độc giả qua bài viết dưới đây.
Chùa Tam Chúc có tham quan ?
Từ cổng vào Khu du lịch ( điểm bán vé) đã có 1 khoảng sân rộng,cảnh quan hoành tráng vs nhà khách to được xây dựng theo kiến trúc cổ. Đứng đây tạo dáng đã có vô số tấm ảnh đẹp rồi, bên cạnh là điểm bán vé đi chùa luôn. Các bạn nhớ vòng qua chỗ bến thuyền chụp ảnh, phong cảnh non nước hữu tình lắm ạ. Xong mọi người di chuyển ra thuyền hoặc xe điện để lên đến điểm vào chùa.
Nếu đi thuyền mất khoảng 15 20 phút vì thuyền đi khá. Đi xe điện thì nhanh chưa đến 10 phút là đến rồi, xe điện chạy nhanh 1 mạch đến trước sân lên chùa luôn.
Cấu trúc Chùa Tam Chúc gồm có: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Chùa Ngọc và Vườn Cột Kinh. Đã đến đây mọi người nên cố gắng tham quan hết nhé, 1 số công trình vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Một số lưu ý khi du lịch chùa
Khi đến tham quan chùa, du khách lưu ý mặc những trang phục kín đáo, lịch sự, không thắp hương quá nhiều và xả rác bừa bãi. Dịp đầu năm, người đến hành hương đông, du khách nên chủ động bảo quản tài sản cá nhân, tránh thất lạc đồ đạc.
Để phòng tránh virus corona, ban trị sự chùa Tam Chúc dừng tổ chức lễ khai hội đầu năm (dự kiến 12 tháng Giêng), tuy nhiên vẫn mở cửa tham quan. Du khách lưu ý nên sử dụng khẩu trang y tế, rửa tay bằng xà phòng để đảm bảo sức khỏe.
Kết luận
Trên đây là thông tin về Đi lễ chùa Tam Chúc đầu năm mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng ta sẽ có được may mắn và phước lành trong một năm Tân Sửu 2021 tới đây.
Chúc các bạn một năm mới an khang thịnh vượng. Và đừng quên theo dõi các bài viết hấp dẫn của Tử vi số nhé.