Đi lễ chùa đầu năm ở Hà Tĩnh: Nhẹ nhàng mà vẫn tôn nghiêm!

Đi lễ chùa đầu năm ở Hà Tĩnh: Nhẹ nhàng mà vẫn tôn nghiêm!

Gần đây, cùng với sự chuyển biến trong công tác quản lý, người dân Hà Tĩnh cũng đã có những nhận thức đúng đắn trong việc đi lễ chùa đầu năm để trả lại cho phong tục cổ truyền này những giá trị trong sáng và thiêng liêng.

Đi lễ chùa đầu năm ở Hà Tĩnh: Nhẹ nhàng mà vẫn tôn nghiêm!

Đi lễ chùa đầu năm thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, bình an, may mắn. Ảnh Ánh Dương

Hà Tĩnh là một trong những địa phương có nhiều đền, chùa lớn với những huyền tích thiêng liêng. Những di tích như chùa Hương Tích (Can Lộc), chùa Chân Tiên (Lộc Hà), Đền thờ ông Hoàng Mười (Nghi Xuân), đền Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (Kỳ Anh), đền thờ Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi (Lộc Hà)… không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn thu hút một lượng lớn du khách thập phương vào dịp đầu xuân.

Đi lễ chùa đầu năm ở Hà Tĩnh: Nhẹ nhàng mà vẫn tôn nghiêm!

Với sự thay đổi trong quản lý việc thắp hương của du khách, năm nay, chùa Hương Tích đã giảm hẳn tình trạng đông đúc, chen lấn, xô đẩy trên các điện thờ.

Mặc dù, ở Hà Tĩnh chưa xẩy ra những hành động phá vỡ những nét đẹp văn hoá cổ truyền như giẫm đạp, cướp lộc, hái lộc tàn phá cây cối… nhưng cũng đã có những lệch lạc trong hoạt động cúng tế, khiến những ý niệm dân gian bị dung tục.

Trong đó, việc thắp hương, đốt vàng mã, dâng lễ quá nhiều, bỏ tiền ở những nơi tôn nghiêm, hành lễ quá dài… là những hành động bị coi là có dấu hiệu “buôn thần, bán thánh”, gây ảnh hưởng không nhỏ đến những giá trị văn hoá, lịch sử của di tích…

Đi lễ chùa đầu năm ở Hà Tĩnh: Nhẹ nhàng mà vẫn tôn nghiêm!

Nhiều chùa ở Hà Tĩnh đã chú trọng trang trí phục vụ nhu cầu vãn cảnh đầu xuân của du khách.

Làm thế nào để trả lại cho các đền, chùa những giá trị tốt đẹp là câu hỏi đặt ra cho các cơ quan chức năng và địa phương có di tích.

Bà Lê Thị Loan – Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh cho biết: “Những năm qua, đơn vị đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng và địa phương trong công tác tuyên truyền, quản lý hoạt động đi lễ đền chùa. Vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp nâng lên dẫn đến các địa phương, các ban quản lý di tích và người dân, du khách đều có những thay đổi trong nhận thức và hành động. Nhờ đó, những giá trị đạo đức, tính tôn nghiêm của các di tích được đảm bảo”.

Hiện nay, nhiều ban quản lý di tích đã luôn trăn trở, tìm tòi, sáng tạo những phương pháp nhằm tạo nên sự khoa học, văn minh trong hoạt động đi lễ đền chùa đầu năm của người dân. Trong đó, việc khai thác các nhà đầu tư, hiện đại hoá và chuyên nghiệp hoá các dịch vụ bên lề như ở chùa Hương Tích, tăng cường sự tham gia của người dân bản địa trong việc giúp lễ, sản xuất hương ba cây… ở đền Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu… đã tạo nên những hiệu ứng tốt.

Đi lễ chùa đầu năm ở Hà Tĩnh: Nhẹ nhàng mà vẫn tôn nghiêm!

Sự thay đổi của ban quản lý cũng dẫn đến những thay đổi trong cách đi lễ chùa của du khách. Thay vì quá chú trong vào việc hành lễ, nhiều người đến chùa còn để vãn cảnh và xin chữ đầu xuân…

Ông Nguyễn Duy Vỵ – Trưởng ban Quản lý chùa Hương Tích (Can Lộc) cho biết: “Chùa Hương Tích là một di tích lịch sử thiêng liêng, ngày càng thu hút đông đảo khách thập phương, nhất là đầu xuân. Thời gian qua, với sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng, các dịch vụ đã ngày càng chuyên nghiệp hoá, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Đặc biệt, năm nay, chúng tôi phối hợp với Công ty Cổ phần lữ hành Thành Sen cung cấp cho du khách dịch tuor trọn gói, giúp khách hàng rút gọn thời gian khi đi lễ, được khách hàng rất hài lòng.

Năm nay, tại chùa cũng có nhiều thay đổi nhằm hướng tới sự văn minh, trong đó, việc phân công các sư đảm nhận việc hành lễ cho các đoàn khách theo đăng ký, bố trí người đứng ở cổng phát cho du khách mỗi người một nén hương, bố trí nhân lực thường xuyên dọn vệ sinh tại chùa… đã tạo nên những hình ảnh đẹp, văn minh cho hoạt động tế lễ đầu năm. Góp phần khiến cho việc hành lễ trở nên trang trọng hơn, thiêng liêng hơn”.

Đi lễ chùa đầu năm ở Hà Tĩnh: Nhẹ nhàng mà vẫn tôn nghiêm!

Thay vì hành động bỏ tiền trên điện thờ làm mất tính tôn nghiêm của di tích, hiện nay, nhiều người lựa chọn bỏ tiền vào hòm công đức như một hành động tưởng nhớ, tri ân công lao của tiền nhân. Ảnh Ánh Dương

Dễ nhận ra rằng, càng ngày người dân đi lễ càng đơn giản hơn. Thay vì mang vác, gánh gồng nhiều đồ cúng tế, năm nay, tại các đền chùa đồ lễ rất nhẹ nhàng. Thay vì cỗ mặn (xôi, thịt) là cỗ ngọt (bánh kẹo, hoa quả). Thay vì thắp nhiều hương, nhiều người lại chỉ chắp tay, thành tâm cầu nguyện. Lời khấn cũng đơn giản, tự khấn chứ không đem theo thầy lễ hoặc nhờ cậy thầy lễ tại chùa, đền. Chính vì thế, lễ chùa dù đông nhưng không chen lấn, xô đẩy, không gây tâm lý chờ đợi, mỏi mệt cho người đi lễ.

Chị Phan Thanh Hương (thị trấn Đức Thọ) cho biết: “Tôi ở thành phố Hồ Chí Minh, năm nào cũng về quê ăn tết và đi lễ chùa đầu năm. Khác với cách đi lễ của người miền Nam, người miền Bắc cầu kỳ hơn trong việc sửa soạn đồ lễ và hành lễ. Chính vì thế, lễ chùa thường rơi vào tình trạng chen lấn, đông đúc. Tuy nhiên, năm nay, tôi đi lễ một số nơi thì thấy cách đi lễ đã có nhiều thay đổi. Trước hết là ở các chùa, các ban quản lý đã chú trọng hơn đến việc trang hoàng cảnh quan và sau đó là người đi lễ cũng đến chùa để vãn cảnh nhiều hơn là hành lễ. Những nguyện cầu vì thế cũng trở nên nhẹ nhàng, thanh tịnh hơn”.

Anh Hoài