Di sản văn hóa là cội nguồn phát triển | VCCI

>>> Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam

 Diễn đàn “Doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hoá” do tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Trung tâm UNESCO hỗ trợ và phát triển nghệ thuật Việt Nam tổ chức. Ảnh: Quốc Tuấn

Diễn đàn “Doanh nhân, doanh nghiệp với bảo tồn và gìn giữ di sản văn hoá” do tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Trung tâm UNESCO hỗ trợ và phát triển nghệ thuật Việt Nam tổ chức. Ảnh: Quốc Tuấn

Khi doanh nghiệp tác động theo chiều hướng tích cực vào di sản sẽ truyền cho di sản hơi thở của cuộc sống mới. Chính trong khi tạo dựng sự nghiệp, xây dựng và phát triển doanh nghiệp, doanh ghiệp cũng góp phần bồi đắp cho truyền thống, cho di sản (vật thể và phi vật thể). Những giá trị tinh thần và vật chất mà doanh nghiệp tạo nên hôm nay, đã thẩm thấu vào di sản, trở thành một bộ phận máu thịt của di sản.

Giá trị di sản tại doanh nghiệp

Do đó, giáo dục sự bảo tồn giá trị di sản văn hóa ngay tại mỗi doanh nghiệp là việc làm quan trọng, cần được tiến hành thường xuyên, bằng nhiều biện pháp. Thực ra, đây còn là khoảng trống trong hoạt động doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp cần có biện pháp giáo dục thường xuyên về bảo tồn và phát huy di sản tại từng doanh nghiệp. Cách thức giáo dục cần linh hoạt, có thể qua các buổi thuyết trình, tham quan, hoặc qua các hoạt động ngoại khóa. Từng thành viên trong doanh nghiệp được giáo dục, một khi ý thức bảo tồn giá trị văn hóa đã thấm sâu vào nhận thức, tình cảm, thì sẽ tự nhiên biến thành hành động có ích.

Doanh nghiêp, doanh nhân có thể khai thác di sản phục vụ phát triển kinh tế trong việc góp công, góp của mở rộng vùng di sản trên cơ sở tôn trọng tính nguyên bản của di sản. Có nghĩa là, trên cơ sở bảo tồn, phát huy di sản, các doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng những vùng vệ tinh hướng vào di sản. Mặt khác, vừa tạo nên những loại dịch vụ đa dạng, có loại mang tinh bình dân, đại chúng, có loại mang tình cao cấp, thượng lưu, phục vụ nhiều tầng lớp nhân dân khi đén với di tích. Và trực tiếp đóng góp vào việc tu bổ, tôn tạo di sản (di tích).

Nguồn lực bảo tồn di sản

Có nhiều di sản phi vật thể hiện diện trong cuộc sống thường ngày, đòi hỏi được bảo tồn và phát huy, như truyền thống đoàn kết, sự trung thực, sự chu đáo… Doanh nhân, doanh nghiệp cần giữ gìn và phát huy những giá trị này để xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Phần trình diễn áo dài cổ phục Việt tại phiên khai mạc Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam 23/11/2022.

Phần trình diễn áo dài cổ phục Việt tại phiên khai mạc Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam 23/11/2022.

Với di sản vật thể, cần có ý thức bảo tồn và phát huy, doanh nhân, doanh nghiệp, khi xây dựng các dự án, sẽ không vi phạm di sản, đồng thời góp công, góp của bảo vệ, tôn tạo di sản. Rất nhiều di sản vật thể trên đất nước ta được các doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư, tôn tạo, nhờ đó mà ngăn chặn được tình trạng xuống cấp, trở nên khang trang, uy nghi hơn.

Như vậy, có thể nói rằng doanh nhân, doanh nghiệp chính là nguồn lực lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tuy nhiên, tham gia vào việc giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa, trước hết phải có tâm. Không lợi dụng di sản để trục lợi cá nhân. cần biểu dương bằng nhiều hình thức những doanh nhân, doanh nghệp có công bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.

Ông Trần Văn Mạnh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam:

Không ít trường hợp quá coi trọng mục tiêu kinh tế, đặt doanh thu và lợi nhuận lên trên hết mà không chú trọng bảo tồn, gìn giữ giá trị di sản văn hoá. Đó là phát triển nhất thời, thiếu bản sắc, hài hoà, không có lợi cho tương lai phát triển của quốc gia. Vì vậy, công tác bảo tồn và gìn giữ di sản văn hoá cần được ưu tiên chú trọng, nhất là khi đất nước đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Trong đó, cần lưu tâm đến thách thức là xử lý hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, giữa giữ gìn và khai thác, mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hoá đồng thời bảo tồn di sản một cách bền vững.

Ông Trần Đình Thành – Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hoá (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch):

Trước đây, khi Luật Di sản văn hoá có hiệu lực, chúng ta nghiêng về bảo tồn giá trị di sản văn hoá do cha ông trao truyền. Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đang soạn thảo sửa đổi Luật Di sản văn hoá, trong đó, vấn đề quan trọng nhất là đưa giá trị di sản văn hoá vào phát triển kinh tế được bổ sung và giải quyết trong Luật nhằm đáp ứng những nguyện vọng của xã hội. Cùng với đó là tôn vinh những cá nhân, tổ chức tham gia đóng góp bảo tồn những giá trị di sản.

GS sử học Lê Văn Lan:

Đang có vấn đề rất lớn về sự hiểu biết các giá trị đích thực và truyền thống của di sản với những doanh nhân đứng ra để bảo tồn. Nhiều nơi thì việc bảo tồn giá trị văn hóa lại theo tâm lý riêng, sở thích cá nhân, vì doanh nhân đó thích như thế; hay thậm chí để kiếm lời, biến những di tích thành đền đài, kiến trúc khang trang…để làm du lịch và thu tiền. Vì vậy, các doanh nhân, doanh nghiệp cần có sự hiểu biết, cần nghiên cứu và giữ tâm trong sáng để thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và mong đợi của ngành văn hóa và của xã hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.